Nhiều "ông lớn" đến Quảng Trị đầu tư dự án công nghiệp nặng, năng lượng quy mô vài tỷ USD
BÀI LIÊN QUAN
CEO công ty trị giá 1,5 tỷ USD dành tới 20 năm làm việc tại Google và AmazonThanh tra các công ty chứng khoán và kiểm toánTỷ phú Warren Buffett sở hữu công ty niêm yết lớn nhất thế giớiCông ty Vina Roma đầu tư dự án Khu liên hợp gang thép 47.000 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD)
Theo Nhịp sống kinh tế, sau khi khảo sát nghiên cứu tại Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị, CTCP Thép Vina Roma Quảng Trị đã đề xuất đầu tư dự án Khu liên hợp gang thép Quảng Trị với mục tiêu sản xuất thép xây dựng, thép hình và thép tấm cán nóng bằng công nghệ hiện đại của Châu Âu. Cũng theo đó, tiến độ dự án đầu tư dự kiến là 5 năm và tổng vốn đầu tư của cả dự án dự kiến khoảng 47.000 tỷ đồng. Trong khi đó, các giai đoạn đầu tư dự kiến cụ thể như sau: Giai đoạn 1: 2 năm 6 tháng kể từ khi được chấp thuận đầu tư (tổng vốn 15.000 tỷ đồng); Giai đoạn 2: 2 năm kể từ khi giai đoạn bắt đầu thi công được 6 tháng (tổng số vốn là 9.000 tỷ đồng); Giai đoạn 3: 2 năm bắt đầu sau khi giai đoạn 2 được hoàn thành 1 năm (tổng số vốn 23.000 tỷ đồng) và diện tích dự kiến cho khoảng 463 ha (cả 3 giai đoạn).
Trót tích trữ quá nhiều hàng hóa, doanh nghiệp Mỹ buộc phải xả hàng với giá hời
Trong thời gian qua, nhiều công ty bán lẻ Mỹ đã tích trữ quá nhiều hàng hóa và giờ đây họ đang phải ngồi trên núi hàng tồn kho.Viber chia sẻ Top 5 xu hướng tin nhắn quan trọng dự báo giúp các doanh nghiệp "thắng lớn" trong năm nay
Việt Nam hiện đang là thị trường tiềm năng cho truyền thông số. Năm 2021, Việt Nam có hơn 91,3 triệu người dùng điện thoại thông minh, Chính phủ cũng đang triển khai loạt dự án phát triển cơ sở hạ tầng số nhằm gia tăng tỷ lệ lên 85% vào cuối năm nay. Vì thế, Việt Nam sớm đã được nhìn nhận là một trong những thị trường chiến lược của “ông lớn” Viber.Đặc biệt, Công ty Thép Vina Roma Quảng Trị mới được đăng ký thành lập vào ngày 13/11/2021 có đại diện pháp luật là ông Nguyễn Quý Chiến. Và với thâm niên hoạt động chỉ mới nửa năm cùng với việc khá kín tiếng cùng với đó việc Vina Roma đứng ra đề xuất một dự án "khủng" như vậy đã khiến cho nhiều người tò mò về việc ai là chủ sở hữu đứng sau doanh nghiệp này. Cũng dựa trên cơ cấu sở hữu, hiện tại Vina Roma có 8 chủ sở hữu trong đó đã bao gồm 6 pháp nhân và 2 thể nhân. Hơn thế, hầu hết các doanh nghiệp sở hữu vốn tại đây đều đang hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, vật liệu xây dựng, dây chuyền công nghiệp và đầu tư dự án,... Còn các lĩnh vực cá nhân đều là người liên quan đến các doanh nghiệp đang sở hữu tại Vina Roma.
CTCP BB Group (Tập đoàn BBG) đầu tư hai dự án Trung tâm công nghiệp khí và Cảng tổng hợp với số vốn 5,5 tỷ USD
Vào ngày 25/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, CTCP BB Group (Tập đoàn BBG, Việt Nam) và Tập đoàn Quantum của Hoa Kỳ đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư hai dự án trung tâm công nghiệp khí và cảng tổng hợp tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.
Đối với dự án Trung tâm công nghiệp khí Hải Lăng - Quảng Trị với quy mô khoảng 140ha với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 5 tỷ USD. Dự án cũng có các hạng mục như nhà máy xử lý khí và nhà máy sản xuất khí thiên nhiên hóa lỏng, kho khí trên bờ, kho khí nổi. Hơn thế, dự án được thực hiện từ năm 2022 - 2030, trong đó giai đoạn 1 triển khai từ năm 2022 - 2027 với số vốn 3,5 tỷ USD, giai đoạn từ năm 2026 - 2030 với số vốn khoảng 1,5 tỷ USD.
Thứ hai chính là dự án Cảng Tổng hợp Quảng Trị với quy mô khoảng 275ha có tổng vốn đầu tư dự kiến là 500 triệu USD. Dự án cũng có thể tiếp nhận các loại tàu tổng hợp, container, hàng rời trọng tải 100.000 tấn; tàu chở hàng lỏng như khí, gas trọng tải 180.000 tấn; thời gian đầu tư dự án từ năm 2022-2025. Được biết, Công ty Cổ phần BB Group mới được thành lập vào tháng 4/2017 với số vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Theo đó, các cổ đông của công ty bao gồm ông Vũ Quang Bảo - Chủ tịch HĐQT (65%), ông Nguyễn Tự Huy (20%) và bà Vũ Thị Thu Hằng (15%).
Ông Vũ Quang Bảo (1970) hiện đang là Tổng giám đốc của Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco - đây là chủ nhân của nhiều dự án mang tính biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như Bitexco Financial Tower và khách sạn JW Marriott Hotel Hanoi.
Bên cạnh đó, BB Group còn là chi nhánh đầu tư riêng của ông Bảo về cơ bản không có liên quan đến phương hướng đầu tư của Bitexco. Trong khi đó, Bitexco đã đầu tư nhiều vào thủy điện thfi BB Group chủ yếu tập trung vào các mảng năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời. Hiện tại, BB Group cũng đang là chủ đầu tư của hàng loạt các dự án năng lượng tái tạo gồm Nhà máy điện gió Hưng Hải Gia Lai với công suất 100MW hợp tác cùng với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hưng Hải và bộ đôi dự án nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 1 và Mỹ Sơn 2 tại Ninh Thuận có tổng công suất là 100MW, nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 5.2 tại Bình Thuận, công suất là 48 MW và Nhà máy điện mặt trời Gio Thành 1 ở tỉnh Quảng Trị với công suất 50 MW.
CTCP Tập đoàn T&T cùng dự án điện khí 2,3 tỷ USD
Vào ngày 15/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị cùng tổ hợp nhà đầu tư (CTCP Tập đoàn T&T, Tổng công ty Năng lượng Hanwha, Tổng công ty Khí Hàn Quốc, Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc) đã tiến hành khởi công hợp tác phần kỹ thuật dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng trong giai đoạn 1.
Và với quy mô hơn 120ha, dự án sẽ được xây dựng Trung tâm kho cảng LNG Hải Lăng (giai đoạn 1) và tiếp nhận tàu chở LNG từ 170.000 - 226.000 m3 đồng thời công suất tiếp nhận 1,5 triệu tấn LNG/ năm và Trung tâm điện lực Hải Lăng (giai đoạn 1) với công suất phát điện 1.500 MW.
T&T Group là Tập đoàn đa ngành gắn liền với tên tuổi của ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển). Nhằm đảm bảo theo quy định Luật mới sửa đổi, ông Hiển đã phải từ nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn T&T để tiếp tục ngồi ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng SHB.
Đáng chú ý, cả 3 dự án trên đều dự kiến xây dựng trên Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Đây chính là địa bàn được Thủ tướng Chính phủ có chủ trương cho việc đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị đang được khởi động. Hơn thế, đây cũng là dự án tạo tiền đề để tạo cơ sở quan trọng để xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị từ đó trở thành một khu kinh tế năng động, hiện đại và hiệu quả với tầm cỡ trong khu vực Trung Bộ, quốc gia và khu vực ASEAN.