meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều dự án FDI đầu tư vào bất động sản Việt Nam có quy mô lên đến hàng tỷ USD

Thứ hai, 17/07/2023-08:07
Phó Cục trưởng, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) - Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, bất động sản là một lĩnh vực tiêu biểu trong việc thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 

Các doanh nghiệp FDI đầu tư BĐS phần lớn đều có quy mô lớn

Theo Doanh nhân, tại hội thảo quốc tế "Tiềm năng phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam" diễn ra sáng ngày 13/7, Phó Cục trưởng, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư - Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, lũy kế đến nay, cả nước đã thu hút hơn 37.500 dự án với tổng số vốn đạt gần 450 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư. BĐS là lĩnh vực thứ 2 thu hút đầu tư, dẫn đầu là công nghiệp chế biến chế tạo. 

Đã có 48 quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào kinh doanh bất động sản, dẫn đầu là Singapore, theo sau lần lượt là Hàn Quốc, British Virgin Islands và Nhật Bản. Đã có 45 tỉnh/thành phố ghi nhận vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản, trong đó TP. HCM đang dẫn đầu toàn quốc với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 16 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng vốn đầu tư, tiếp đó là Hà Nội, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. 


BĐS là lĩnh vực thứ 2 thu hút đầu tư, không ít dự án đầu tư vào lĩnh vực BĐS có quy mô lên tới hàng tỷ USD
BĐS là lĩnh vực thứ 2 thu hút đầu tư, không ít dự án đầu tư vào lĩnh vực BĐS có quy mô lên tới hàng tỷ USD

Xét về quy mô, đa số doanh nghiệp FDI tham gia lĩnh vực địa ốc tại Việt Nam là doanh nghiệp quy mô lớn, hình thức ngày càng đa dạng và chất lượng. Không ít dự án đầu tư vào lĩnh vực BĐS có quy mô lên tới hàng tỷ USD như: thành phố thông minh tại Hà Nội; Công ty TNHH phát triển Nam Hội An tại Quảng Nam, công ty TNHH Hồ Tràm tại Bà Rịa - Vũng Tàu; Khu đô thị Nam Thăng Long tại Hà Nội,...

Theo đánh giá của ông Nguyễn Anh Tuấn, Việt Nam có nhiều lợi thế so với những quốc gia trong khu vực để thu hút đầu tư như: Chính trị an toàn, ổn định, Chi phí sản xuất cạnh tranh; Nguồn nhân lực trẻ dồi dào; Tăng trưởng kinh tế cao; Vị trí địa lý thuận lợi, nằm ngay trung tâm khu vực, dễ dàng kết nối với những nền kinh tế lớn. Việt Nam cũng là quốc gia có đường bờ biển dài, rất thuận lợi để xây dựng BĐS nghỉ dưỡng. Hệ thống pháp luật, chính sách và môi trường đầu tư đang dần hoàn thiện thông thoáng, minh bạch hơn. 

Nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn được chú trọng đầu tư. Chính phủ đang triển khai quyết liệt kế hoạch đầu tư công trong trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch đầu tư phục vụ phục hồi phát triển kinh tế xã hội, tập trung vào các công trình hạ tầng quan trọng: Các tuyến cao tốc, sân bay, cảng biển, các trục ven biển, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành bất động sản phát triển. 

“Việc thu hút nhiều dự án FDI vào lĩnh vực địa ốc Việt Nam giúp đa dạng hóa các loại hình bất động sản trong nước. Những năm gần đây, nhà ở, chung cư cao cấp, bất động sản công nghiệp, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản chăm sóc sức khỏe… đều tăng trưởng rõ rệt bên cạnh loại hình bất động sản truyền thống” - Phó Cục trưởng, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư đánh giá. 


Hệ thống pháp luật về thị trường địa ốc vẫn chưa hoàn thiện và đồng bộ, còn phức tạp, chưa rõ ràng, không sửa đổi kịp thời
Hệ thống pháp luật về thị trường địa ốc vẫn chưa hoàn thiện và đồng bộ, còn phức tạp, chưa rõ ràng, không sửa đổi kịp thời

Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng, cùng với các thuận lợi đó, một số dự án bất động sản có vốn FDI vẫn còn tình trạng kém hiệu quả, dù dự án có quy mô lớn nhưng lại chậm trễ triển khai và này sinh những vấn đề liên quan tới trật tự xã hội. 

Cùng với đó, hệ thống pháp luật về thị trường địa ốc vẫn chưa hoàn thiện và đồng bộ, còn phức tạp, chưa rõ ràng, không sửa đổi kịp thời; Thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động đầu tư, xây dựng, đấu thầu, nhất là đất đai thì vô cùng phức tạp, dẫn tới việc thực hiện dự án đầu tư kéo dài; Tín dụng bất động sản cùng với hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát rất chặt. Tất cả các yếu tố trên sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của lĩnh vực bất động sản trong tương lai.  

5 giải pháp giúp bất động sản hút vốn FDI

Nhằm bắt kịp xu hướng thời đại, tiến tới việc chọn lọc các nhà đầu tư FDI chất lượng vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng Việt Nam cần tập trung, rà soát, hoàn thiện các quy định pháp lý đối với thị trường bất động sản, nhất là loại hình bất động sản mới (bất động sản nghỉ dưỡng, thành phố thông minh, condotel, officetel, bất động sản kết hợp với chăm sóc sức khỏe,...) phù hợp với thông lệ quốc tế. 

Hai là chủ động thu hút đầu tư có chọn lọc, hướng tới việc các nhà đầu tư có năng lực tài chính tốt, đưa ra được giải pháp gắn với mô hình chuyển đổi kinh tế xanh, bền vững; Bên cạnh đó là đề cao trách nhiệm của nhà đầu tư đối với môi trường, xã hội trong quá trình đầu tư tại Việt Nam. 


Cần tập trung, rà soát, hoàn thiện các quy định pháp lý đối với thị trường bất động sản
Cần tập trung, rà soát, hoàn thiện các quy định pháp lý đối với thị trường bất động sản

Ba là khẩn trương điều hành linh hoạt, đồng bộ những công cụ chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu về vốn tín dụng phục vụ trong việc phát triển thị trường địa ốc. Tạo tối đa điều kiện cho doanh nghiệp, người mua nhà và các nhà đầu tư nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Sớm hạ nhiệt lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản. 

Thứ 4 là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển trên thị trường bất động sản. 

Năm là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh, lành mạnh, hấp dẫn và thông thoáng. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong chính sách để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư, nhất là đối với những dự án sử dụng đất lớn nhưng chậm triển khai. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Đề xuất phá sản doanh nghiệp yếu kém: Nguy cơ lớn với các “chúa chổm” bất động sản

Hà Nội: Chung cư chưa có sổ giá cao nhưng không còn hấp dẫn như trước

Năm 2025 Hà Nội khởi công xây dựng tuyến đường sắt đô thị có vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng

Thưởng Tết của doanh nghiệp bất động sản: Có sự phân hóa rõ rệt

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

12 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

12 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

12 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

12 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

12 giờ trước