meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành đặt kế hoạch SXKD 2023 giảm sâu vì xuất khẩu gặp khó

Thứ năm, 08/06/2023-21:06
Thời điểm hiện tại, xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, những ngành hàng như da giày, gỗ, dệt may hay thủy sản có thị trường xuất khẩu chính là EU, Mỹ… ghi nhận mức sụt giảm sâu nhất. Ngoài ra, những ngành hàng khác như gạo, cao su, rau quả, hạt điều… chủ yếu xuất khẩu tại thị trường châu Á nên chịu tác động ít hơn. 

Nhịp Sống Thị Trường thông tin, số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm ước đạt 136,17 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã giảm gần 12%. Được biết, sự sụt giảm đơn hàng và giá hàng hóa xuất khẩu là yếu tố chính khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh. Trong đó, những ngành hàng như da giày, gỗ, dệt may hay thủy sản có thị trường xuất khẩu chính là EU, Mỹ… ghi nhận mức sụt giảm sâu nhất. Ngoài ra, những ngành hàng khác như gạo, cao su, rau quả, hạt điều… chủ yếu xuất khẩu tại thị trường châu Á nên chịu tác động ít hơn. 


Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm ước đạt 136,17 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã giảm gần 12%
Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm ước đạt 136,17 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã giảm gần 12%

Đáng chú ý, một số ngành hàng xuất khẩu khác như thủy sản, sắt thép, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa còn đối mặt với loạt áp lực về điều tra phòng vệ thương mại. Chưa kể, chi phí nguyên liệu vật tư đầu vào tăng cao ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Dễ dàng thấy được rằng, những khó khăn trên đã được phản ánh phần nào trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu duy trì ở mức thấp trong nhiều tháng qua, tốc độ phục hồi cũng tương đối chậm. Theo như ghi nhận, nhiều doanh nghiệp hoạt động chính trong mảng xuất khẩu cũng đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 khá thận trọng. 

Nhiều doanh nghiệp thủy sản lớn đặt mục tiêu giảm sâu

Tài liệu Đại hội cổ đông của Thủy sản Minh Phú (mã chứng khoán: MPC) cho thấy, công ty này đã công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 có phần thận trọng. Cụ thể, Thủy sản Minh Phú đặt mục tiêu doanh thu trong năm nay là gần 12.790 tỷ đồng, so với thực hiện năm 2022 đã giảm khoảng 22%; lợi nhuận sau thuế giảm 23% so với năm trước, xuống còn 639 tỷ đồng. Trong khi đó, sản lượng sản xuất cùng với kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ đạt lần lượt là 45.000 tấn và 541 triệu USD, so với thực hiện năm 2022 lần lượt giảm 30% và 13%.


Thủy sản Minh Phú đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế giảm 23% so với năm trước, xuống còn 639 tỷ đồng; Vĩnh Hoàn cũng đề ra kế hoạch kinh doanh 2023 đi lùi với 1.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chủ sở hữu
Thủy sản Minh Phú đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế giảm 23% so với năm trước, xuống còn 639 tỷ đồng; Vĩnh Hoàn cũng đề ra kế hoạch kinh doanh 2023 đi lùi với 1.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chủ sở hữu

Quý đầu năm nay, Minh Phú báo lỗ sau thuế 98 tỷ đồng; doanh thu cũng chỉ bằng một nửa cùng kỳ năm trước, đạt 2.123 tỷ đồng và thực hiện được 17% kế hoạch đề ra cho cả năm. 

Đồng cảnh ngộ, CTCP Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC) cũng đề ra kế hoạch kinh doanh 2023 đi lùi, với doanh thu thuần hợp nhất là 11.500 tỷ đồng và 1.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chủ sở hữu, so với thực hiện năm 2022 đã lần lượt giảm 13% và 49%. Theo đánh giá của ban lãnh đạo công ty, nhu cầu phi lê cá trên thị trường toàn cầu ở mức thấp và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong thời gian gần đây sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Vĩnh Hoàn trong giai đoạn 2023-2024.

Quý 1/2023, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu là 1.205 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã giảm 33%; biên lợi nhuận gộp thu hẹp xuống còn 17%. Kết quả, doanh nghiệp thủy sản này báo lãi sau thuế 219 tỷ đồng, so với cùng kỳ giảm mạnh 60% và hoàn thành được 22% mục tiêu đề ra cho cả năm. Doanh thu của Vĩnh Hoàn trong tháng 4 là 869 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 47%.  

Nhóm doanh nghiệp dệt may xuất khẩu cũng giảm kế hoạch kinh doanh

Giống như nhóm doanh nghiệp thủy sản, nhóm dệt may xuất khẩu trong thời gian qua cũng chẳng khá khẩm hơn là bao. CTCP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (mã chứng khoán: TCM) vừa trải qua một năm kinh doanh đầy hưng phấn khi doanh thu và lợi nhuận đạt đỉnh. Tuy nhiên, công ty vẫn đặt kế hoạch đi lùi trong năm nay. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế ban đầu của công ty là 274 tỷ đồng, so với năm trước giảm nhẹ 2%. Tuy nhiên, công ty này vừa mới quyết định hạ kế hoạch sản xuất kinh doanh với lợi nhuận sau thuế xuống mức 245 tỷ đồng, so với thực hiện năm trước đã giảm 13%. Doanh thu thuần là 3.927 tỷ đồng, giảm 10% so với kế hoạch cũ và giảm 9% so với thực hiện của năm trước.


Dệt may Thành Công vừa mới quyết định hạ kế hoạch sản xuất kinh doanh với lợi nhuận sau thuế xuống mức 245 tỷ đồng, so với thực hiện năm trước đã giảm 13%
Dệt may Thành Công vừa mới quyết định hạ kế hoạch sản xuất kinh doanh với lợi nhuận sau thuế xuống mức 245 tỷ đồng, so với thực hiện năm trước đã giảm 13%

Doanh thu lũy kế của Dệt may Thành Công trong 4 tháng đầu năm là hơn 47 triệu USD (~1.182 tỷ đồng), so với cùng kỳ đã giảm 27%. Lợi nhuận chính của mảng dệt may giảm sâu, công ty phải nhờ đến khoản lãi đầu tư tài chính, giúp lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ 4% xuống còn 3,8 triệu USD (~94 tỷ đồng). So với mục tiêu cả năm, May Thành Công mới hoàn thành được 39% kế hoạch sau 4 tháng.

Trong khi đó, CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, mã: GIL) còn cẩn trọng hơn khi lên mục tiêu doanh thu năm 2023 giảm xuống một nửa, chỉ còn 1.500 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cũng giảm 71% so với cùng kỳ, đạt 104 tỷ đồng. Đơn hàng trong quý đầu năm của Gilimex đã sụt giảm mạnh. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023, doanh thu công ty là 157 tỷ đồng, giảm gần 89% và lỗ 39 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn trăm tỷ đồng. 

Khó khăn bao trùm các doanh nghiệp gỗ xuất khẩu

Tại những thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, châu Âu, tình hình lạm phát kéo dài cũng khiến nhiều doanh nghiệp gỗ rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng và giảm giá bán để cạnh tranh. Công ty cũng lên sẵn kịch bản về việc kinh doanh trong năm nay. Theo ông Phan Quốc Hoài - Phó Tổng Giám đốc Gỗ Phú Tài (mã chứng khoán: PTB), doanh nghiệp ngay từ đầu đã nhận định tình hình kinh doanh nửa đầu năm nay còn nhiều khó khăn từ tình hình thế giới. Do đó, Phú Tài đặt kế hoạch doanh thu đi ngang ở mức 7.000 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận sau thuế giảm 20%, xuống còn 400 tỷ đồng. Trong quý đầu năm, doanh thu hợp nhất là 1.419 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất là hơn 76 tỷ đồng, lần lượt giảm 18% và 57% so với cùng kỳ năm trước.


Phú Tài đặt kế hoạch doanh thu đi ngang ở mức 7.000 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận sau thuế giảm 20%, xuống còn 400 tỷ đồng
Phú Tài đặt kế hoạch doanh thu đi ngang ở mức 7.000 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận sau thuế giảm 20%, xuống còn 400 tỷ đồng

Trong khi đó, Công ty cổ phần Chế biến gỗ Thuận An (mã chứng khoán: GTA) lên mục tiêu tổng doanh thu năm 2023 là 332 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8,4 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 26% và gần 19%. Theo Thuận An, công ty đang tập trung tìm kiếm các đơn hàng và chủ động đàm bán với khách hàng về việc giảm giá bán nhằm có đơn hàng mới và có việc làm cho người lao động.

Doanh nghiệp ở phân khúc hẹp hơn là ngành sắn cũng lên kế hoạch sản xuất kinh doanh đầy thận trọng. Cụ thể, Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi (APFCO, mã chứng khoán: APF) trong năm nay đặt mục tiêu tổng doanh thu là 6.600 tỷ đồng, 270 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ, so với năm 2022 đã lần lượt giảm 8% và 26%. Sản lượng tinh bột sắn trong năm 2023 cũng dự kiến đạt 555.000 tấn, thành phẩm cồn là 12.000 m3.


Công ty cổ phần Chế biến gỗ Thuận An (mã chứng khoán: GTA) lên mục tiêu tổng doanh thu năm 2023 là 332 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8,4 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 26% và gần 19%
Công ty cổ phần Chế biến gỗ Thuận An (mã chứng khoán: GTA) lên mục tiêu tổng doanh thu năm 2023 là 332 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8,4 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 26% và gần 19%

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn có xu hướng giảm

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) trong báo cáo vĩ mô mới cập nhật đánh giá rằng, tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện vẫn đang duy trì xu hướng giảm. Công ty này cũng cho biết, mức độ giảm dù đã thu hẹp so với tháng trước nhưng triển vọng xuất khẩu trong những tháng tới vẫn không quá khả quan. Số lượng đơn hàng mới vẫn đang giảm khá mạnh, tăng trưởng kinh tế của những đối tác lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc nhập khẩu vẫn giảm mạnh, Việt Nam vẫn đang xuất siêu ở mức rất cao; những điều này cho thấy sự hồi phục của xuất khẩu cũng như sản xuất cho đến nay vẫn chưa được đảm bảo.


Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi (APFCO, mã chứng khoán: APF) trong năm nay đặt mục tiêu tổng doanh thu là 6.600 tỷ đồng, 270 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ
Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi (APFCO, mã chứng khoán: APF) trong năm nay đặt mục tiêu tổng doanh thu là 6.600 tỷ đồng, 270 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ

Chứng khoán BSC cho biết, số liệu vĩ mô thế giới cho thấy xu hướng tiêu dùng hiện nay đang suy giảm, nhiều khả năng tăng trưởng xuất nhập khẩu sẽ tiến đến kịch bản tiêu cực hơn. Do đó, công ty chứng khoán này duy trì việc hạ dự báo xuất nhập khẩu năm 2023 với 2 kịch bản: Kịch bản thứ nhất là xuất khẩu có thể giảm 13,5% trong khi nhập khẩu giảm 16,7%; Kịch bản thứ 2 là xuất khẩu có thể giảm 7,4% trong khi nhập khẩu giảm 9,3%.

Đồng quan điểm, trong một phân tích gần đây phía HSBC cho biết, Việt Nam vẫn chưa vượt qua được tình thế khó khăn như hiện tại và chưa có ngành hàng xuất khẩu nào cho thấy dấu hiệu phục hồi đáng kể. Tại 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Trung Quốc, đơn hàng đều sụt giảm mạnh mẽ. So với cùng kỳ năm trước, trị giá nhập khẩu cũng giảm nhanh với tốc độ giảm là 18%. Theo HSBC, với những ngành sản xuất thiên về nhập khẩu thì sự sụt giảm mạnh trong nhập khẩu của Việt Nam là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi chậm chạp của xuất khẩu trong tương lai.


Tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện vẫn đang duy trì xu hướng giảm
Tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện vẫn đang duy trì xu hướng giảm

Tuy nhiên, đơn vị này vẫn tin tưởng, bức tranh nhìn chung vẫn có một chút điểm sáng thuộc về ngành dịch vụ của Việt Nam. Bên cạnh đó, đà lạm phát toàn phần trong tháng 5 vẫn ổn định, đưa lạm phát toàn phần trong cả năm so với cùng kỳ năm trước giảm xuống 2,4%. Lạm phát dịu xuống, điều này sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thêm dư địa để thực hiện việc nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc giảm lãi suất điều hành, từng bước hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

9 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

9 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

9 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

9 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

9 giờ trước