meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Liệu doanh nghiệp xuất khẩu có tăng giá bán sản phẩm khi giá điện tăng 3%?

Thứ ba, 06/06/2023-10:06
Có thể thấy, giá điện tăng 3% nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu khó lòng nâng giá sản phẩm bởi vì thị trường vẫn chưa thực sự phục hồi, sức tiêu thụ vẫn đang còn yếu. Mặc dù vậy thì các công ty đã vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà, phát điện nhiệt dư nhằm mục đích chủ động một phần năng lượng cho nhà máy, giảm tác động từ giá điện.

Dù giá điện tăng 3% nhưng doanh nghiệp khó tăng giá sản phẩm

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, từ ngày ⅘, giá bán lẻ điện bình quân tăng khoảng 3% so với giai đoạn trước lên mức 1.920,3 đồng/kWh (con số này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Và việc tăng giá điện này được đánh giá không tác động nhiều đến doanh nghiệp cũng như kinh tế vĩ mô. 

Bộ Tài chính tính toán, việc nâng giá điện 3% tương đương với mức tăng 56 đồng/kWh. Khi đó thì việc giá điện tăng cũng sẽ tác động đến các ngành nghề khác khoảng 0,18%. Trong đó thì ngành sản xuất cần nhiều điện như là thép thì làm tăng giá thành của ngành thép lên 0,18%, xi măng tăng lên 0,45% còn ngành giấy tăng khoảng 0,4%. Theo một số chuyên gia, giá điện tăng 3% cũng khiến cho chi phí sản xuất của ngành dệt may nhích lên 0,4%. 

Thường thì khi mà chi phí sản xuất tăng, doanh nghiệp sẽ chuyển phần tăng vào giá bán. Mặc dù vậy thì trong bối cảnh thương mại hàng hóa giảm tốc, doanh nghiệp vắng đơn hàng thì việc nắng giá bán sản phẩm là điều khó có thể thực hiện được. 


Liệu doanh nghiệp xuất khẩu có tăng giá bán sản phẩm khi giá điện tăng 3%?
Liệu doanh nghiệp xuất khẩu có tăng giá bán sản phẩm khi giá điện tăng 3%?

Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) - ông Nguyễn Quang Cung cho biết, điện chiếm khoảng 20 - 30% chi phí sản xuất của doanh nghiệp xi măng. Việc giá điện tăng 3% sẽ khiến cho giá thành nhích lên khoảng 0,6 - 0,9%. Và trong bối cảnh của ngành bất động sản, xây dựng ảm đạm, nhu cầu tiêu thụ xi măng yếu thì chuyện nâng giá bán lại càng khó khả thi đối với các doanh nghiệp. 

Số liệu của VNCA cho biết, trong thời gian 4 tháng đầu năm, tiêu thụ xi măng cùng với clinker đạt mức 29 triệu tấn, so với cùng kỳ năm 2022 giảm 19%. Trong đó thì tiêu thụ nội địa là khoảng 18,6 triệu tấn, giảm 16% và xuất khẩu khoảng 10,4% triệu tấn, giảm 23%.

Ông Cung nói thêm, giá bán xi măng đang ở mức thấp, tuy nhiên vẫn rất ít người mua, nếu như nâng giá thì câu chuyện tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ càng khó hơn và các công ty sẽ buộc phải gồng mình qua giai đoạn thấp điểm này. 

Cũng tương tự như ngành xi măng thì dệt may cũng là đối tượng chịu tác động bởi việc nâng giá điện. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng được cho rằng khá nhẹ nhàng và nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp. 

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may (Vitas), Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP May Việt Tiến - ông Vũ Đức Giang nói rằng, việc nâng giá điện 3% cũng là thách thức đối với doanh nghiệp của ngành dệt may, đáng chú ý là mảng sợi bởi vì hệ thống máy móc phải hoạt động 24/24, mặc dù vậy thì mức độ ảnh hưởng không phải quá lớn so với các chi phí sản xuất khác. 


Thường thì khi mà chi phí sản xuất tăng, doanh nghiệp sẽ chuyển phần tăng vào giá bán
Thường thì khi mà chi phí sản xuất tăng, doanh nghiệp sẽ chuyển phần tăng vào giá bán

Một phần điện doanh nghiệp tự sản xuất

Có thể thấy, một trong những giải pháp chủ động nguồn điện sản xuất được Chủ tịch Vitas nói đến đó là lắp đặt hệ thống điện mặt trời ở mái nhà các xưởng, nhà máy của doanh nghiệp dệt may. 

Không đợi đến khi giá điện tăng thì các doanh nghiệp dệt may cũng đã tận dụng giải pháp công nghệ này trong nhiều năm nay nhằm mục đích chủ động một phần nguồn điện sản xuất, giảm chi phí sản xuất đồng thời cũng hướng đến mục tiêu xanh hóa ngành dệt may. 

Ông Giang nói rằng, hiện tại các doanh nghiệp dệt may đang sử dụng điện mặt trời mái nhà theo ba giải pháp, cụ thể là doanh nghiệp dệt may tự đầu tư lắp đặt, các công ty cung cấp giải pháp năng lượng sạch thuê mái của các doanh nghiệp dệt may, doanh nghiệp dệt may sẽ được mua điện với giá thấp hơn thị trường từ 20 - 30%, công ty cung cấp giải pháp cùng với doanh nghiệp dệt may cùng hợp tác, đầu tư, chia sẻ lợi ích. 

Trên cương vị là Chủ tịch May Việt Tiến, doanh nghiệp đã lắp đặt, sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà, ông Giang khẳng định việc các doanh nghiệp dệt may tiếp cận với năng lượng tái tạo đang giúp giảm chi phí sản xuất và tạo ra chứng chỉ xanh cho hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh ở trên thị trường quốc tế. 

Mặc dù vậy thì ông Giang cũng cho rằng vấn đề quan trọng nhất ở trong việc áp dụng năng lượng xanh chính là tài chính. Bởi vì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đủ khả năng để đầu tư vào việc phát triển song hành ở trong quá trình sản xuất, không phải ngân hàng nào cũng sẵn sàng cấp vốn cho doanh nghiệp để có thể đầu tư vào lĩnh vực này. 


Hiện tại các doanh nghiệp dệt may đang sử dụng điện mặt trời mái nhà
Hiện tại các doanh nghiệp dệt may đang sử dụng điện mặt trời mái nhà

Và ngành dệt may có hệ thống nhà máy, nhà xưởng lớn cho nên việc lắp đặt, sử dụng điện mặt trời mái nhà sẽ thuận lợi hơn. Còn với một ngành sản xuất đặc thù như là ngành xi măng, việc lắp đặt hệ thống này là khó khả thi. 

Ông Cung cung cho biết, sản xuất xi măng chắc chắn sẽ tạo ra bụi và lớp bụi này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nhiệt trên các tấm pin, giảm hiệu suất phát điện, chưa kể khi trời mưa, bụi xi măng gặp nước sẽ kết tủa và tạo thành các mảng bám ở trên tấm pin và hỏng thiết bị. Còn về vấn đề kỹ thuật, việc hệ thống điện mặt trời ở các nhà máy xi măng đã khó khả thi, chưa kể đến chi phí, quy định phòng cháy chữa cháy,...

Và chiến lược phát triển của ngành vật liệu xây dựng Việt Nam trong thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 quy định, đến hết năm 2025 tất cả các chuyền sản xuất xi măng có công suất từ 2.500 tấn clinker/ngày trở lên sẽ phải lắp đặt cũng như vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải. Cho đến thời điểm hiện tại thì Việt Nam đã có khoảng 30 dây chuyền phát điện nhiệt dư, chủ yếu là của các doanh nghiệp tư nhân, cung ứng được từ 25 - 30% nhu cầu tiêu thụ điện của các nhà máy, song song với đó là giúp cho ngành xi măng có thể tiến gần hơn với các tiêu chuẩn xanh của quốc tế.\

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

9 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

9 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

9 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

9 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

9 giờ trước