Bóc mẽ "chiêu trò" lùa vịt thả đồng của giới cò đất
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, nhiều môi giới “bỏ nghề”Mới mua nhà lại bị môi giới bất động sản gọi hỏi “có bán nhà hay không”?Môi giới liên tục làm phiền chủ nhà vì nguồn cung căn hộ khan hiếmHiện nay, việc giới thiệu sản phẩm A nhưng lại đưa đi xem sản phẩm B, giới thiệu tại TP. Hồ Chí Minh lại đưa khách đi Đồng Nai hay Bình Dương, nhiều chiêu trò của những người làm môi giới bất động sản đã diễn ra trong suốt một thời gian dài. Dù đã được các ngành chức năng và báo chí cảnh báo nhưng đến hiện tại vẫn còn rất nhiều người bị "sập bẫy".
Theo lời bà Nga - một cán bộ hưu trí và là nạn nhân của câu chuyện "treo đầu dê bán thịt chó" từ sàn giao dịch bất động sản vạn An Phát. Bà Nga cho hay, bản thân có nhu cầu mua đất tại TP. Hồ Chí Minh. Bà cho hay: "Đi khoảng trên 1 tiếng gần 2 tiếng ra đến gần Vũng Tàu, đi xuống một khu đất đấy như một khu đất trống. Khi tôi nói có việc cần cho tôi về, tài xế thách thức nói muốn đi thì ra thuê taxi mà đi".
Môi giới bất động sản mới vào nghề nên "bỏ túi" 3 lời khuyên hữu ích này
Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần VNTC Việt Nam - ông Nguyễn Công Linh đã chia sẻ những lời khuyên dành cho người môi giới mới vào nghề.Từ sếp ngân hàng trở thành môi giới bất động sản: Quyết từ bỏ mức thu nhập 700 triệu đồng/năm để đổi lấy tự do
Làm ngân hàng - đây là ngành nghề dù chẳng còn mới mẻ nhưng vẫn là ước mơ của không ít người bởi ở đó chế độ lương bổng vượt trội so với thị trường và được và được xã hội trọng vọng. Ấy vậy mà anh Phùng Văn Nam (sinh năm 1990) lại không ngồi yên vị trên chiếc ghế quản lý ngân hàng mà lại lựa chọn nghỉ việc rồi rẽ ngang sang một ngành nghề hoàn toàn khác.Cũng tương tự, anh Khánh cũng chỉ vì tin vào lời của nhân viên môi giới là nếu đặt cọc xong mà hôm sau không hài lòng thì sau thời gian 3 ngày sẽ trả lại phần tiền đã đóng, nhưng hiện nay chỉ biết kêu trời. Anh Khánh - nhà đầu tư cá nhân tại TP. Hồ Chí Minh cho hay: "Mình đinh ninh mình đang giữ chỗ, sau đó là một hợp đồng cọc bên công ty bán, họ đã lừa ngay từ đầu". Điểm chung của những chiêu trò lùa vịt thả đồng của các sàn môi giới bất động sản chính là tập trung khách có nhu cầu tại một điểm cà phê hoặc sang trọng hơn là thuê sảnh tại các trung tâm tổ chức hội nghị và tiệc cưới.
Trong vai là nhà đầu tư, anh Hoàng đã có mặt tại quán cà phê tại Phan Văn Trị - Gò Vấp. Sau khi đã tập trung đủ khách, chiếc xe 30 chỗ đậu xắn để chờ các "thượng đế" để đi xem đất. Tuy nhiên, thay vì điểm đến là số 48 Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức thì xe lại chở thẳng đến thị xã Thuận An - Bình Dương. Còn ở trung tâm tiệc cưới Capella Parkview, số 3 Đặng Văn Sâm, quận Phú Nhuận, mức độ tổ chức và chiêu dụ của các con mồi lại có phần hoàn tráng hơn. Với nhu cầu chung đều đầu tư dự án khu dân cư ở Phú Nhuận tại TP. Thủ Đức thì sau khi được giới thiệu sơ bộ về dự án này, cò môi giới đã bất ngờ quay xe, nêu ra các điểm bất cập ví dụ như chưa có sổ, chưa có hạ tầng, giá cao và đầu tư sẽ không có lời rồi sẽ nhanh chóng hướng khách hàng qua một dự án ở một tỉnh khác với cái tên là Boulevard City tại Bình Dương.
Chiêu trò của giới cò đất, tay không bán hàng - dụ khách đặt cọc
Có thể thấy, với lời chào mời hấp dẫn, sổ hồng trao tay và đi kèm nhiều quà tặng, nhanh tay đặt cọc để có được cơ hội mua với suất ưu đãi,... đã được các cò môi giới liên tục quảng cáo để có thể kích thích tâm lý của người mua. Mặc dù vậy, thực chất những cuộc mua bán này lại đang diễn ra như thế nào thì chỉ có người trong cuộc mới hiểu được.
Sau khi anh Hoàng đồng ý cùng cò môi giới chuyển hướng để đi xem dự án mới là Boulevard City tại Bình Dương thì ngay lập tức hàng chục triệu chiếc xe taxi được bố trí sẵn trước cổng khách sạn để đưa các thượng đế đi xem đất. Và sau thời gian hơn 1 giờ đồng hồ di chuyển thì điểm đến dự án là khu đất rộng hơn 10ha ở xã Lai Uyên - huyện Bàu Bàng. Rạp được dựng sẵn, kèn trống phụ họa cũng đã sẵn sàng. Ở trong khu đất này, tất cả mọi người chỉ ngồi xem bản vẽ phân lô ngay tại bàn nhưng vị khách mồi đi cùng với anh Hoàng đã nhanh chóng xuống 200 triệu đồng cho 2 lô đất. Bên cạnh đó, các cò mồi cũng đã ra sức chèo kéo khách hàng xuống cọc giữ chỗ, nếu sau đó không đồng ý thì sẽ được trả lại tiền nhưng chuyện sẽ chẳng đơn giản như thế.
Có thể thấy, phiếu giữ chỗ - hợp đồng đặt cọc với các điều khoản đã được bên bán soạn sẵn, trong đó có nội dung như sau: "Nếu đòi nhận lại khoản tiền đã thanh toán theo thỏa thuận đặt cọc này thì xem như khách hàng từ chối giao kết hợp đồng đặt cọc và sẽ bị mất số tiền đã đặt cọc tại thỏa thuận này" - tức là bên mua sẽ mất 100 triệu đồng tiền giữ chỗ nếu 7 ngày sau đổi ý không thanh toán cho đợt tiếp theo. Quảng cáo là mở bán trong ngày đầu tiên với dự án Boulevard City, nhưng khi anh Hoàng muốn xem các giấy tờ pháp lý liên quan đến dự án, các cò hẹn về trụ sở công ty tại TP. Hồ Chí Minh. Được biết, sổ hồng mà cò môi giới đưa ra lại đang đứng tên cá nhân của một khách hàng khác chứ không phải là sổ chung của chủ đầu tư.
Phía sau những cam kết của cò môi giới
Với mục đích có thể dụ khách hàng xuống cọc khi xem dự án, các sàn giao dịch cũng như cò đất đã bất chấp những quy định của pháp luật để thực hiện ý đồ của mình. Mặc dù vậy, không phải nhà đầu tư cá nhân nào cũng nhìn ra được cái bẫy mà cò đất giăng sẵn. Theo đó, những chiếc rạp phục vụ cho ngày mở bán đầu tiên vẫn đang được giữ nguyên. Bàn ghế được sắp xếp chồng lên nhau để đợi phục vụ cho những ngày mở bán tiếp theo trong tuần. Những người dân ở gần khu vực này cho hay, mỗi tuần đều có từ 2 - 3 lần công ty bất động sản sẽ tổ chức rao bán dự án Bolevard City. Dù vậy, đây có phải thực sự là dự án Bolevard City đúng như lời của các cò môi giới rao bán hay không?
Và để có thêm thông tin, anh Hoàng đã ghé vào văn phòng ngay đầu cổng vào của dự án - đây là nơi treo rất nhiều biển quảng cáo liên quan đến dự án Bolevard City.
Vậy, khu đất đang phân lô bán nền này thực chất là của ai? Có dự án nào mang tên này hay không?
Phó Chủ tịch, UBND xã Lai Uyên, tỉnh Bình Dương - ông Đặng Văn Tuấn cho hay: "Địa phương không có dự án nào mang tên Boulevard City. Khi đi kiểm tra thì không thấy xảy ra sự việc gì".
Có thêm một sự thật nữa được hé lộ đó chính là khi tìm đến trụ sở tại Đại An Lộc thuộc Quận Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh (đây là nơi giới thiệu là chủ đầu tư dự án Bolevard City. Vẫn là những cò mồi cũ, sau một thời gian vòng vo thì nhóm cò này cũng thừa nhận dự án mang tên Bolevard City cũng chỉ là cái tên họ tự đặt ra để thu hút khách hàng, còn sự thật thì đây là dự án của Công ty Tuấn Điền Phát 3. Khi nhắc đến đây thì có lẽ không ít các nhà đầu tư khi lỡ tay xuống cọc với dự án này theo lời mật ngọt của các cò môi giới sẽ phải ôm đầu kêu trời.
Trước thực trạng này, cần siết chặt quản lý môi giới bất động sản
Việc ảo về giá, loạn về môi giới đã khiến cho thị trường môi giới bất động sản thêm phần phức tạp và thiếu tin cậy. Hệ lụy không chỉ tác động đến mặt bằng giá đất mà còn làm giảm khả năng thu hút đầu tư tại nhiều địa phương sau các cơn sốt ảo đi qua. Và theo các chuyên gia cũng như Hiệp hội bất động sản Việt Nam, việc siết chặt lại các hoạt động môi giới bất động sản chính là vấn đề cấp thiết để ổn định lại thị trường.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh, để có thể gạn đục khơi trong, ổn định thị trường bất động sản thì cần phải siết lại hoạt động của cò môi giới khi cả nước đang có hơn 300.000 môi giới nhưng lại chỉ có khoảng 10% là có chứng chỉ hành nghề.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh - ông Lê Hoàng Châu cho hay: "30.000 người này chưa biết là họ có được thực học hay không? Theo Luật Kinh doanh bất động sản, muốn cấp chứng chỉ hành nghề môi giới động sản thì người đó phải qua một khóa đào tạo theo nội dung chương trình của Bộ Xây dựng, qua sát hạch có chứng chỉ đã qua khóa đào tạo, sau đó Sở Xây dựng xem xét cấp chứng chỉ hành nghề. Nghe quy trình chừng rất là chặt chẽ, nhưng e rằng công tác đào tạo này bị thả nổi".
Còn theo lời của ông Phan Công Chánh - chuyên gia nghiên cứu thị trường bất động sản cho hay, mỗi cá nhân khi ngành nghề môi giới bất động sản, ngoài ra việc bắt buộc phải có chứng chỉ thì còn cần có thêm ID mã định danh cho từng cá nhân để địa phương có thể dễ dàng hơn trong việc kiểm soát hoạt động. Ông Chánh nhấn mạnh: "Quản lý bằng ID của họ trong giao dịch đó, gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ của họ trong câu chuyện bên cạnh họ nhận được quyền lợi thì đó cũng là một cái cách để quản lý".
Bộ Xây dựng mới đây cũng đã ra Nghị định 16 về quy định bắt buộc môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề nếu không sẽ bị xử phạt hành chính khi tham gia vào thị trường môi giới. Mặc dù vậy, điều bất cập ở đây là trước hàng trăm người môi giới được tỏa ra ở khắp các địa phương và hành nghề theo từng cụm nhóm thì ai sẽ là người giám sát, kiểm tra và xử phạt các đối tượng này, nên chăng đã đến lúc phải quy trách nhiệm dành cho người quản lý đứng đầu nếu để tình trạng "sốt ảo" xảy ra trên địa bàn.