Nhà cấp 5 là gì? Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cấp 5 như thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
Quy hoạch thành phố là gì? Quy hoạch thành phố được quy định như thế nào?Dinh thự là gì? Tìm hiểu các đặc điểm của dinh thựBiệt thự là gì? Các loại hình biệt thự phổ nhất biến hiện nayNhà cấp 5 là gì?
Nhà cấp 5 hay còn được gọi nhà tạm là loại nhà không kiên cố, vì vậy vật liệu xây dựng sử dụng thường đơn sơ, chất lượng không được đầu tư. Các không gian trong ngôi nhà tạm được ngăn cách bằng các bức tường làm bằng đất hoặc toocxi . Phần mái nhà thường lợp bằng lá hoặc mái rạ.
Nhà cấp 5 hay còn gọi nhà tạm là loại nhà không kiên cố và mang tính tạm bợ.
Đặc điểm của nhà cấp 5:
+ Được xây từ gỗ, tre, vẩu, tường nhà thường được sử dụng đất hoặc toocxi để bao quanh.
+ Phần mái được làm bằng mái rạ hoặc mái lá, giúp cho ngôi nhà bớt hấp thụ nhiệt và mát vào mùa hè.
Nhà tạm được hiểu là nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong một thời hạn nhất định dựa theo quy hoạch. Do được xây dựng để sử dụng trong thời gian ngắn nên tiện nghi trong căn nhà cũng sẽ không được đầy đủ.
Phân biệt nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người thường đã nghe nhiều đến nhà cấp 1, nhà cấp 2, nhà cấp 3, nhà cấp 4 và nhà cấp 5. Bất chợt, khi ai đó hỏi về sự khác nhau giữa các loại nhà trên, liệu bạn có thể chỉ ra được những điểm khác biệt giữa chúng hay không? Câu hỏi này rất khó đối với những người tay ngang hay cả những người làm trong giới bất động sản, ngay cả trong lĩnh vực xây dựng. Để giúp các bạn dễ dàng nhận diện được ngôi nhà đã, đang và sẽ ở thuộc loại nhà cấp mấy, hãy tham khảo cách phân loại nhà ở sau đây:
Phân loại nhà ở dựa trên những tiêu chí sau:
+ Mỗi ngôi nhà được thi công cần phải đảm bảo an toàn cho cả người, tài sản.
+ Ngôi nhà có độ bền và tuổi thọ nhà ở trong suốt niên đại sử dụng.
+ Có khả năng chịu được tác hại khí hậu xấu và các tác động khác (sinh học, y học và y học).
+ Đảm bảo an toàn khi có cháy trong giới hạn chịu lửa cho phép.
Những yêu cầu cần quan tâm để phân loại nhà ở
+ Yêu cầu quan trọng đầu tiên đó là đảm bảo an toàn cho ngôi nhà, trong đó có khả năng chịu lực tốt, chủ yếu về kết cấu và đúc nền móng của ngôi nhà. An toàn cũng còn được thể hiện cho quá trình sử dụng, thi công công trình và phòng cháy chữa cháy (chủ ý ở các vị trí: cột , tường, sàn và mái nhà).
+ Khi thiết kế ngôi nhà cần phải xác định chính xác về kết cấu và nền của ngôi nhà, xem chúng có phù hợp với trọng tải của ngôi nhà, kể cả trọng tải trọng tải bất lợi tác động lên chúng và đồng thời trọng tải phá hoại theo thời gian. Đặc biệt các trọng tải liên quan yếu tố điều kiện tự nhiên cần phải phù hợp quy định của Bộ Xây dựng QCVN 02:2009/BXD.
+ Tính toán các đến các trọng tải khác như sức gió, mưa bão, mực nước dâng, sạt lở, động đất, v.v …
+ Vật liệu sử dụng để thi công tại các loại nhà cần đáp ứng yêu cầu sử dụng được, không bị biến dạng, phù hợp với từng khí hậu mỗi vùng và đảm bảo về yêu cầu sức khỏe theo quy định của Bộ Xây dựng, được thể hiện tại QCXDVN 05:2008/BXD.
Phân biệt nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5
TT | Tiêu chuẩn | Nhà cấp 1 | nhà cấp 2 | Nhà cấp 3 | Nhà cấp 4 | Nhà cấp 5 |
1 | Số tầng |
Không hạn chế |
Không hạn chế |
Tối đa 2 tầng |
Không tầng |
Không tầng |
2 | Tiện nghi sinh hoạt | Điện, nước, nhà bếp, nhà tắm, nhà xí | Đầy đủ | Bình thường (nhà xí, nhà tắm) | Các tiện nghi sinh hoạt thấp | Các điều kiện sinh hoạt thấp |
3 | Tổng diện tích sàn | 10 000 -20 000 m2 | 5 000 – 10 000m2 | 1 000 – 5 000m2 | dưới 1 000m2 |
Tuy nhiên, cách phân biệt trên đây chỉ mang tính tương đối. Tùy vào tình hình thực tế, các ngôi nhà xây dựng được thiết kế, xây dựng không đồng bộ như các quy định.
Xây nhà cấp 5 có cần phải xin phép cơ quan nhà nước không?
Xây dựng nhà cấp 5 (nhà tạm) có phải xin giấy phép hay không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nếu bạn có cùng thắc mắc liên quan đến việc xin giấy phép xây dựng nhà tạm như trên xin mời bạn theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp.
Căn cứ vào khoản 30 Điều 3 và Điều 94 của Luật xây dựng 2014 điều kiện để việc xây nhà tạm phải xin cấp phép xây dựng như sau:
Một, nhà xây dựng tạm là nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong một thời hạn nhất định;
Hai, thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và đồng thời chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Ba, phù hợp với quy mô công trình do UBND cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng đã phê duyệt;
Bốn, chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi đã hết thời hạn tồn tại được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì sẽ bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ.
Ngoài ra còn cần phải đáp ứng các điều kiện sau: căn cứ vào khoản 1 Điều 93 Luật xây dựng 2014:
Thứ nhất, phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;
Thứ hai, bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, giao thông, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử & văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh;
Thứ ba, thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật xây dựng 2014.
Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cấp 5 như thế nào?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cấp 5 (nhà tạm) căn cứ theo Điều 93 Luật xây dựng 2014 và Điều 13 Thông tư 15/2016/TT-BXD về cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà có thời hạn;
2. Bản sao công chứng hoặc chứng thực một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai.
3. Hai bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ bao gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất và mặt bằng ranh giới lô đất, tỷ lệ 1/50 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng, mặt cắt chính của công trình; tỷ lệ 1/50 – 1/200;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước và cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.
4. Đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề của chủ trì thiết kế (sao y bản chính). Bản kê khai năng lực và kinh nghiệm của đơn vị tư vấn.
Nhà tạm được cấp phép xây dựng có thời hạn có quy mô không được quá 04 tầng (bao gồm cả tum). Chiều cao từ mặt đất đến phần cao nhất của nhà không được quá 15m, không được có tầng hầm và bán hầm.
Chủ đầu tư cần phải có bản cam kết tự phá dỡ nhà tạm khi hết thời hạn hiện hữu và được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn. Đối với phần công trình phát sinh sau khi công bố quy hoạch thì chủ đầu tư không được phép yêu cầu bồi thường.
Căn cứ Điều 103 Luật xây dựng 2014 và Điều 17 Thông tư 15/2016/TT-BXD. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy phép xây dựng nhà tạm là Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện.
Lời kết
Hy vọng với những kiến thức về nhà cấp 5 mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết, đã giúp quý bạn đọc có thêm thông tin hữu ích.