Quy hoạch thành phố là gì? Quy hoạch thành phố được quy định như thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
Quá trình đô thị hóa và những ảnh hưởng đến kinh tế - xã hộiQuy hoạch khu công nghiệp là gì? Tìm hiểu quy hoạch KCN theo quy định pháp luậtĐất phân lô là gì? Những lưu ý khi đầu tư đất phân lôQuy hoạch thành phố là gì?
Quy hoạch thành phố chính là quy hoạch đô thị, bởi lẽ:
Đô thị là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc là vùng lãnh thổ bao gồm thị trấn, thị xã, thành phố (thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
Đồng thời, quy hoạch thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan của đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập nên môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị và được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
Vậy qua đó chúng ta có thể hiểu, Quy hoạch thành phố cũng chính là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan thành phố, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở nhằm tạo lập nên môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong thành phố và được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch thành phố.
Quy định pháp luật về quy hoạch thành phố
Quy hoạch thành phố nằm trong quy hoạch đô thị, vì vậy các quy định của quy hoạch đô thị sẽ áp dụng cho quy hoạch thành phố.
Về nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đô thị
Tại Điều 5 Luật Quy hoạch đô thị 2020 quy định:
“Tổ chức, cá nhân khi thực hiện các chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng phát triển đô thị, quy hoạch chuyên ngành trong phạm vi đô thị, kế hoạch sử dụng đất đô thị, quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị, thực hiện quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến quy hoạch đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt và quy chế quản lý kiến trúc[6].”
Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch thành phố
Việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch thành phố phải theo trình tự sau đây:
1. Lập nhiệm vụ quy hoạch thành phố;
2. Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch thành phố;
3. Lập đồ án quy hoạch thành phố;
4. Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch thành phố.
Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc tham gia ý kiến và giám sát hoạt động quy hoạch thành phố
- Tổ chức, cá nhân trong nước có quyền tham gia ý kiến và giám sát hoạt động quy hoạch thành phố.
- Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm tham gia ý kiến về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình trong hoạt động quy hoạch thành phố.
- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong hoạt động quy hoạch thành phố cần phải tạo điều kiện cho việc tham gia ý kiến và giám sát hoạt động quy hoạch thành phố.
- Ý kiến của tổ chức, cá nhân về hoạt động quy hoạch thành phố phải được tổng hợp, nghiên cứu và công khai.
Nguyên tắc lập quy hoạch thành phố
- Thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã phải được lập quy hoạch chung và đảm bảo phù hợp với Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia.
- Các khu vực trong thành phố cần được lập quy hoạch phân khu để cụ thể hóa quy hoạch chung và làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng và để lập quy hoạch chi tiết.
- Các khu vực trong thành phố khi thực hiện đầu tư xây dựng thì cần phải lập quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa quy hoạch chung và quy hoạch phân khu, làm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng và để cấp giấy phép xây dựng.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5ha (đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư nhỏ hơn 2ha) thì có thể lập dự án đầu tư xây dựng mà không cần phải lập quy hoạch chi tiết. Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình và giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở cần phải phù hợp với quy hoạch phân khu; đảm bảo sự đấu nối hạ tầng kỹ thuật và đồng thời phù hợp với không gian kiến trúc với khu vực xung quanh.
Quy định về đồ án quy hoạch chung thành phố
Quy hoạch thành phố được phân ra quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương và quy hoạch thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã. Quy định này được nêu rõ trong Điều 25, Điều 26 Luật Quy hoạch đô thị 2020.
Quy định Đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương
- Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương gồm việc xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, các chỉ tiêu cơ bản về hạ tầng xã hội & hạ tầng kỹ thuật của đô thị; mô hình phát triển, cấu trúc phát triển không gian nội thị và khu vực ngoại thị, gồm cả không gian ngầm; định hướng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật khung; đánh giá môi trường chiến lược; chương trình ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
- Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương được thể hiện theo tỷ lệ 1/25.000 hoặc tỉ lệ 1/50.000. Đồ án quy hoạch cần phải thể hiện rõ được khu vực nội thị và các khu vực dự kiến phát triển.
- Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương từ 20 đến 25 năm và tầm nhìn đến 50 năm.
- Đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị cũng như quy hoạch phân khu trong đô thị.
Đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã
Về đồ án quy hoạch chung của thành phố thuộc tỉnh, thị xã đã được quy định tại Điều 26 Luật Quy hoạch đô thị 2020 như sau:
“1. Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã bao gồm việc xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; mô hình phát triển, định hướng phát triển không gian nội thị và khu vực ngoại thị, trung tâm chính trị - hành chính, dịch vụ, thương mại, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, công viên cây xanh, thể dục, thể thao cấp đô thị; quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung trên mặt đất, trên cao và ngầm dưới đất; đánh giá môi trường chiến lược; kế hoạch ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã được thể hiện theo tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. Đồ án quy hoạch phải thể hiện rõ khu vực nội thị và các khu vực dự kiến phát triển.
3. Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã từ 20 đến 25 năm.
4. Đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị.”
Lưu ý khi xem bản đồ quy hoạch
Người dân có thể dễ dàng tra cứu bản đồ quy hoạch tại trang thông tin điện tử của địa phương trên Internet.
Hoặc có thể xác định vị trí thửa đất dựa trên định vị GPS và sau đó bấm vào vị trí định vị trên giao diện rồi nhận thông tin quy hoạch. Ngoài ra, có thể tìm kiếm theo tọa độ (thể hiện trong giấy đỏ hay bản đồ hiện trạng vị trí) khi xem thông tin trên bản vẽ quy hoạch.
Tuy nhiên, hiện nay các dữ liệu về thông tin quy hoạch đất đai chưa được cập nhật đầy đủ và theo dõi thống nhất giữa các cơ quan liên quan nên để chắc chắn, người dân có thể đến một trong các cơ quan sau đây để đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch:
Cán bộ địa chính UBND phường, xã
Phòng TN&MT cấp quận, huyện
Phòng Quản lý đô thị cấp tỉnh, thành phố hoặc quận.
Trung tâm Phát triển quỹ đất đô thị, Trung tâm Xây dựng công trình và đô thị thành phố hoặc các phòng công chứng,…
Lời kết
Trên đây là bài viết về quy hoạch thành phố và các quy định liên quan. Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết, bổ ích.