Quy hoạch khu công nghiệp là gì? Tìm hiểu quy hoạch KCN theo quy định pháp luật
BÀI LIÊN QUAN
Sổ hoàn công là gì? Các thủ tục, hồ sơ có liên quan đến việc cấp sổ hoàn côngHoàn công là gì? Tìm hiểu về hoàn công công trình xây dựngĐất khu công nghiệp là gì? Những điểm cần lưu ý trước khi "rót tiền" đầu tư đất khu công nghiệp1. Khái niệm khu công nghiệp
Khu công nghiệp (KCN) được định nghĩa là khu vực có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống và được quy hoạch tại các vùng có điều kiện tự nhiên & xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó, tập trung những doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện những dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp.
Hiểu khái niệm quy hoạch khu công nghiệp là gì sẽ hiểu được các chính sách ưu ái của Chính phủ. Khu công nghiệp do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập, được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Ban quản lý KCN cấp tỉnh. Các doanh nghiệp hoạt động tập trung trong KCN (doanh nghiệp KCN) được đảm bảo cơ sở hạ tầng hoàn thiện, được cung ứng những dịch vụ hỗ trợ sản xuất và các tiện ích công cộng khác với chất lượng cao và còn được hưởng nhiều ưu đãi trong chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu hay sử dụng đất đai... của Nhà nước Việt Nam.
Đối tượng, nguyên tắc, thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư của dự án đầu tư trong KCN, khu kinh tế được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào KCN, khu kinh tế được cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ để thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, và thương mại theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, đồng thời hỗ trợ về tuyển dụng lao động và những vấn đề liên quan khác khi triển khai thực hiện dự án.
2. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp theo quy định pháp luật
Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế & xã hội; quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển KCN.
Quy hoạch KCN nằm trong khu kinh tế được tổng hợp vào Quy hoạch chung của xây dựng khu kinh tế, trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp KCN đã nằm trong quy hoạch chung của xây dựng khu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì không cần phải thực hiện thủ tục bổ sung khu công nghiệp vào quy hoạch khu công nghiệp.
Quy hoạch phát triển khu công nghiệp và quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt là căn cứ để xem xét đầu tư, thành lập, mở rộng KCN; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phục vụ sự phát triển của khu công nghiệp.
3. Trình tự quy hoạch, thành lập, mở rộng khu công nghiệp
Quy hoạch khu công nghiệp là gì? Trình tự quy hoạch thành lập hay mở rộng khu công nghiệp như thế nào? Hồ sơ, thủ tục điều chỉnh quy hoạch và bổ sung khu công nghiệp vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp theo quy định trong Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý KCN và khu kinh tế. Với trường hợp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế thì thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế theo đúng quy định pháp luật về xây dựng.
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN, bao gồm cả khu công nghiệp trong khu kinh tế thì thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư, trừ những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư công.
Trình tự và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp được thực hiện theo pháp luật đầu tư.
UBND cấp tỉnh ban hành quyết định thành lập khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
4. Điều kiện để bổ sung khu công nghiệp mới, khu công nghiệp mở rộng vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp
Quy hoạch khu công nghiệp là gì? Điều kiện để bổ sung khu công nghiệp vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và trường hợp khác nhau:
- Đối với các trường hợp bổ sung quy hoạch KCN mới, tổng diện tích đất công nghiệp của các KCN đã được thành lập tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã cho những dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuê đất hay thuê lại đất đạt tối thiểu 60%.
- Trường hợp bổ sung quy hoạch khu công nghiệp mở rộng trên cơ sở khu công nghiệp đã được hình thành trước đó, phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Khu công nghiệp đã được hình thành trước đó cần có diện tích đất công nghiệp đã cho những dự án đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuê đất, thuê lại đất đạt tối thiểu 60% tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của KCN đó và đã xây dựng, công trình xử lý nước thải tập trung theo quy định tại pháp luật về môi trường đã đưa vào sử dụng;
- Khu công nghiệp mở rộng có khả năng kết nối hạ tầng với khu công nghiệp đã hình thành trước đó.
- Cần phải phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
- Có những điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển KCN và quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội, văn hóa và thể thao phục vụ công nhân làm việc trong KCN.
- Có đủ các điều kiện để phát triển khu công nghiệp:
- Có quỹ đất dự trữ để phát triển và điều kiện liên kết thành cụm các khu công nghiệp;
- Có khả năng thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;
- Có khả năng cung cấp và đáp ứng được nhu cầu về lao động.
- Đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.
- Những trường hợp bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp sau không áp dụng các điều kiện về tỷ lệ lấp đầy KCN quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định quản lý KCN và khu kinh tế.
- Điều chỉnh, thay đổi vị trí quy hoạch KCN đã nằm trong quy hoạch phát triển KCN nhưng không làm tăng diện tích của KCN đó;
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển KCN tại địa bàn nhưng không làm tăng tổng diện tích đất quy hoạch KCN tại địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Hồ sơ bổ sung khu công nghiệp mới và mở rộng vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp
- Đề án quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm một số nội dung chính như sau:
- Sự cần thiết và căn cứ pháp lý của việc bổ sung KCN, KCN mở rộng;
- Đánh giá tình hình thực hiện và đưa ra dự kiến phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp trên địa bàn của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Đánh giá hiện trạng xây dựng & phát triển các KCN đã thành lập và quy hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đóng góp của các KCN vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Tên, vị trí, quy mô diện tích, hiện trạng, điều kiện phát triển cụ thể của từng khu công nghiệp được đề xuất bổ sung, mở rộng vào quy hoạch;
- Đánh giá và giải trình về khả năng đáp ứng những điều kiện nêu tại Điều 5 của Nghị định 82/2018/NĐ-CP;
- Mục tiêu, giải pháp thực hiện quy hoạch; khả năng huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng và phát triển KCN;
- Phương án quy hoạch phát triển KCN trên bản đồ quy hoạch.
- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của UBND cấp tỉnh đề nghị bổ sung khu công nghiệp mới, mở rộng vào quy hoạch phát triển KCN.
- Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó ít nhất 2 bộ hồ sơ gốc (1 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 9 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch & Đầu tư để thẩm định theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 82/2018/NĐ-CP.
Lời kết
Quy hoạch khu công nghiệp là gì?Thủ tục hồ sơ bổ sung khu công nghiệp mới và mở rộng vào quy hoạch khu công nghiệp sẽ tuân theo đề án quy hoạch phát triển của từng địa phương. Trong tương lai hy vọng Chính phủ luôn chú trong việc quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại các địa phương nhằm hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế của địa phương cũng như cả nước.