Nguồn cung dầu thô có nguy cơ bị thiếu hụt, liệu EU có thể trông cậy vào Mỹ?
BÀI LIÊN QUAN
Khủng hoảng năng lượng kéo dài, ngành công nghiệp châu Âu đang dần mất lợi thế cạnh tranhThị trường năng lượng toàn cầu chuẩn bị “sốc nhiệt” sau khi những biện pháp trừng phạt dầu Nga có hiệu lựcCuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu sắp đạt đỉnh: Nhiều nhà máy “gào khóc” vì chí phí tăng gấp 10 lầnOPEC+ quyết định giữ nguyên kế hoạch sản xuất
Hai thập kỷ qua, từ những doanh nghiệp vô danh, những công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ đã nhanh chóng trở thành những “gã khổng lồ” trong ngành, từng bước giúp Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu thô lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, theo như ghi nhận của Reuters, tiềm năng của những ông lớn này đang cạn dần. Nhiều nhà khai thác đã và đang ghi nhận mức tăng trưởng sản lượng ngày càng chững lại.
Theo giám đốc điều hành của một số doanh nghiệp lớn nhất cũng cảnh báo, trong tương lai nguy cơ sụt giảm nguồn cung rất có thể xảy ra do các mỏ hiện đã hoạt động quá công suất, ngày càng có nhiều giếng dầu rơi vào tình trạng kiệt quệ.
Mới ngày 4/12 vừa qua, liên minh dầu mỏ OPEC+ đã quyết định giữ nguyên kế hoạch sản xuất. Dường như, liên minh này đã không còn lo ngại về việc, các chính sách của họ có thể khuyến khích Mỹ bơm thêm dầu đá phiến ra thị trường giống như trước kia nữa. Việc thiếu đi nguồn dầu thô của Mỹ có thể sẽ khiến cho người tiêu dùng toàn cầu phải đối mặt với mức giá nhiên liệu cao hơn trong mùa đông này.
Trước đó, Nga cũng đã đe dọa không bán dầu cho những quốc gia áp dụng trần giá mà G7 cũng như EU khởi xướng. Ngoài ra, Mỹ đang giảm dần việc giải phóng dầu thô ra khỏi kho dự trữ chiến lược.
Theo Reuters, chi phí khai thác dầu đá phiến của Mỹ đã tăng lên đáng kể nhưng lại không có dấu hiệu nào chứng tỏ các nhà đầu tư trong thời gian tới sẽ rót thêm vốn để có thể mở rộng sản xuất. Trong suốt một thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ, ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ liên tục đánh bại hàng loạt những dự báo về sản lượng, trong bối cảnh những công nghệ mới giúp khai thác được nhiều dầu hơn, góp công lớn trong công cuộc cách mạng hóa ngành năng lượng toàn cầu.
Thế nhưng hiện tại đã khác. Có vẻ như những công ty dầu đá phiến của Mỹ vẫn chưa thể phát triển được một công nghệ mới hoặc một chiến lược tiết kiệm chi phí mới nhằm thay đổi được bộ mặt của ngành trong quá khứ. Cụ thể, tình trạng lạm phát ngày càng tăng cao đã khiến chi phí sản xuất tăng thêm 20%; trong khi đó các giếng dầu hoạt động ngày càng kém hiệu quả đã khiến công suất của ngành giảm sút.
Tính đến tháng 9 vừa qua, việc chi tiêu cho nghiên cứu cũng như kỹ thuật của SLB - một công ty chuyên cung cấp dịch vụ khai thác mỏ hàng đầu của Mỹ - đã giảm xuống chỉ còn 2,3% doanh thu trong khi tỷ lệ này là 2,4% doanh thu vào cùng kỳ năm trước. Tại Helmerich & Payne, một trong số những nhà thầu khoan giếng lớn nhất tại Mỹ trong năm tới sẽ chỉ tăng 1 triệu USD dành cho ngân sách nghiên cứu và phát triển sẽ, từ mức 27 triệu USD trong năm 2022.
Mới tuần trước, theo các nhà phân tích tại Morgan Stanley, chi tiêu của doanh nghiệp cho những dự án dầu mỏ mới sẽ chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn. Tính theo giá trị tuyệt đối, con số này sẽ vẫn loanh quanh ở mức đáy lịch sử.
OPEC đã giành lại quyền kiểm soát thị trường
Theo giám đốc điều hành các công ty dầu mỏ Mỹ, nhà đầu tư trong những năm qua đã ưu tiên cổ tức và mua lại cổ phiếu thay vì nâng cao sản lượng. Đồng thời, cũng theo ông Bryan Sheffield - hiện đang giữ vai trò điều hành một quỹ PE tập trung vào lĩnh vực năng lượng, cho biết xu hướng này đã tác động đáng kể đến năng lực phản ứng của các nhà sản xuất dầu đá phiến trong bối cảnh giá dầu quốc tế tăng đột biến.
Chia sẻ với Reuters, ông Bryan Sheffield cho biết: “Ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ hiện đã không thể tăng giảm sản lượng theo giá dầu giống như trước”. Theo đó, nguyên nhân là bởi nhiều nhà nhà đầu tư không còn sẵn lòng tài trợ vốn nhằm thúc đẩy sản lượng. Đồng thời, yêu cầu chi trả cổ tức của các nhà đầu tư cùng với những đợt lao dốc liên tiếp của giá dầu đã khiến nhiều nhà sản xuất và doanh nghiệp trong ngành phải giảm bớt những dự án thăm dò. Trong khi đó, Reuters cho biết việc nghiên cứu và thăm dò chính là chủ cột giúp ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ tạo ra những đột phá trong quá khứ.
Theo ông Richard Spears - Phó Chủ tịch hãng nghiên cứu Spears & Associates, việc phát triển những công nghệ khai thác mới vốn đã chậm lại và trong thời gian tới cũng thế. Chưa kể, ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ còn rất ít thời gian để có thể giành được vị trí dẫn đầu. Nhiều chuyên gia cho rằng, ngành dầu đá phiến của Mỹ đã không còn ở vị trí dẫn dắt, bởi OPEC đã giành lại quyền kiểm soát thị trường.
Theo chính phủ Mỹ, sản lượng dầu của nước này dự kiến sẽ đạt đỉnh mới năm 2023, tuy nhiên dự báo này đã nhiều lần được điều chỉnh trong năm nay. Mới đây nhất, Washington đã hạ triển vọng sản lượng dầu trong năm tới xuống khoảng 21%. Trong năm 2023, sản lượng của Mỹ có thể sẽ chỉ tăng khoảng 480.000 thùng/ngày và đạt mức 12,31 triệu thùng/ngày.
Điều đáng nói, mức tăng sản lượng trong năm 2023 sẽ thấp hơn so với con số 500.000 thùng/ngày của năm 2022; tuy nhiên, mức tăng sản lượng năm nay cũng đã thấp hơn so với dự báo 900.000 thùng/ngày mà chính phủ Mỹ từng công bố hồi đầu mùa xuân.
Bên cạnh đó, Mỹ còn đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nguồn lao động trong ngành năng lượng. Theo Reuters, North Dakota - một khu vực khai thác dầu lớn tại Mỹ - từ lâu đã gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn lao động. Bên cạnh đó, những nút thắt trên thị trường việc làm trong năm qua đã khiến vấn đề càng thêm tồi tệ. Dữ liệu mới nhất của Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy, số lượng công nhân khai thác dầu khí tại North Dakota trong giai đoạn 2019 - 2021 đã giảm 12%. Trong khi đó, mức giảm của New Mexio là 9,6%.