Thị trường năng lượng toàn cầu chuẩn bị “sốc nhiệt” sau khi những biện pháp trừng phạt dầu Nga có hiệu lực
BÀI LIÊN QUAN
Tại sao EU gặp khó trong việc chọn ra mức giá trần cho dầu Nga?Mùa World Cup, dầu mỏ cũng phải xếp sau ngành hàng đang dự kiến đem về 6 tỷ USD cho các nước vùng Vịnh Thị trường bất động sản văn phòng và nhà ở có dấu hiệu ấm lênNhiều tranh cãi về việc áp giá trần cho dầu thô Nga
Theo thông tin từ CNBC, vào tháng 6 năm nay, tổng cộng 27 quốc gia Liên minh châu Âu đã đồng ý về việc sẽ dừng hoàn toàn việc mua dầu của Nga kể từ ngày 5/12. Thực tế, EU cùng với các đồng minh là Mỹ, Nhật, Anh và Canada đều muốn cắt giảm đáng kể nguồn thu dầu mỏ của Nga, mục đích là rút cạn ngân sách cho những chiến dịch quân sự mà quốc gia này đang theo đuổi. Thế nhưng cũng có nhiều lo ngại cho rằng, sau khi lệnh cấm có hiệu lực sẽ khiến giá dầu thô tăng vọt, buộc G-7 phải cân nhắc giới hạn đối với số tiền mà họ sẽ phải trả cho dầu của Nga.
Liên quan đến vấn đề này, Henning Gloystein - Giám đốc phụ trách năng lượng, khí hậu và tài nguyên thuộc Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, cho biết lệnh cấm hoàn toàn với dầu thô của Nga có thể sẽ “thực sự gây xáo trộn” đối với thị trường. Giới hạn giá khiến cho các quốc gia G-7 mua dầu Nga với giá thấp hơn, giảm thu nhập của Nga nhưng và khiến giá dầu toàn cầu không bị tăng lên. Nhưng điều này khó lòng thành hiện thực.
Chưa kể, việc áp giá trần của EU với dầu thô của Nga cũng đã và đang gây nhiều tranh cãi. Mới đầu tuần này, từng có một đề xuất đưa ra về mức 62 USD/thùng; thế nhưng Ba Lan, Estonia và Litva đã từ chối khi cho rằng giá này là quá cao. Julianna Tatelbaum - Bộ trưởng Năng lượng Hà Lan chia sẻ với CNBC và cho biết, việc hạn chế giá dầu của Nga chính là “một bước tiếp theo quan trọng để trừng phạt hiệu quả lên lợi ích của Moscow”.
Ngày 30/11 vừa qua, dầu của Nga đang được giao dịch trên thị trường ở mức 66 USD/thùng. Theo các quan chức Điện Kremlin, mức giá trần là phản cạnh tranh; do đó họ sẽ không bán dầu cho các quốc gia quyết định áp mức giá trần. Hiện tại, Nga cũng đang tăng cường tìm kiếm những đối tác tiềm năng khác điển hình là Ấn Độ và Trung Quốc. Bất chấp những lệnh trừng phạt của Mỹ và các đồng minh, các nước này vẫn tiếp tục mua dầu của Nga và cho rằng, dầu Nga rẻ hơn nhiều so với dầu trên thị trường toàn cầu, mang đến những lợi ích chiến lược cho đất nước của họ.
Sự nổi lên từ 2 cái tên Trung Quốc và Ấn Độ
Hiện tại, Trung Quốc và Ấn Độ đang có khoảng 2,8 tỷ dân, con số này tương đương với ⅓ dân số trên toàn cầu. Đồng thời, đây cũng là 2 trong số những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nếu như được Trung Quốc và Ấn Độ ủng hộ, đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp mức giá trần với dầu thô của Nga có thể áp đặt thành công.
Trong cuộc họp hồi tháng 9, G-7 đã thông qua giá trần đối với dầu thô của Nga. Từ đó cho đến nay, họ tiếp tục nghiên cứu cách thức để có thể thực thi điều này trong thực tế. Khi đó, Kadri Simson - Giám đốc cơ quan năng lượng châu Âu cũng từng bày tỏ hy vọng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ ủng hộ giá trần.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định, 2 quốc gia này sẽ không tham gia cam kết do Mỹ và đồng minh khởi xướng chỉ vì lý do chính trị. Giá dầu rẻ của Nga đang mang đến cho Trung Quốc và Ấn Độ rất nhiều lợi ích, chẳng có lý do gì mà họ lại vứt bỏ những lợi ích quốc gia của mình. Vì thế, chuyên gia cho rằng: Nếu nghĩ Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tình nguyện tham gia áp đặt giá trần đối với dầu thô của Nga là vô cùng ngây thơ.
Điều này là chắc chắn. Mới tháng 9 năm nay, Bộ trưởng xăng dầu Ấn Độ Shri Hardeep S Puri chia sẻ, ông chỉ có “nghĩa vụ đạo đức” đối với người tiêu dùng nước mình chứ không phải là một đối tượng nào khác. Ông Puri cũng khẳng định, sẽ tiếp tục mua dầu từ Nga cũng như tất cả những nơi khác, miễn là chúng có lợi cho đất nước của mình.
Những cam kết này khiến ngày càng nhiều người nghi ngờ về tác động thực sự của những lệnh cấm với Nga. Guntram Wolff - Giám đốc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, cho biết: “Những biện pháp trừng phạt năng lượng với Nga đã được thực hiện quá muộn màng và rụt rè. Đây chỉ là sự tiếp nối của một loạt những biện pháp rụt rè đáng tiếc. Nếu những biện pháp trừng phạt càng kéo dài và càng muộn, Nga càng dễ dàng có thể lách khỏi chúng”.
Dễ dàng thấy được, trước khi nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, châu Âu chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hóa thạch của Moscow. Vài tuần trước, khi mâu thuẫn 2 bên lên đến đỉnh điểm, phía EU đã phải tìm mọi cách nhằm lấp đầy khoảng trống của những kho dự trữ năng lượng khi mùa đông tới. Thậm chí, rất nhiều khu vực tại “lục địa già” đã bị cắt điện luân phiên nhằm tiết kiệm năng lượng.
Thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn đang theo đuổi chiến lược “Zero Covid”. Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán rằng, nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới sẽ mở cửa trở lại vào năm sau khiến nhu cầu về dầu tăng vọt. Nếu như Nga giảm sản lượng khai thác do không bán cho châu u sau khi bị áp giá trần, giá dầu thô toàn cầu sẽ tăng lên phi mã vì cung và cầu mất cân bằng.
Trong khi đó, mối quan hệ không được thuận buồm xuôi gió giữa Mỹ và Ả rập Xê út cũng khiến Washington khó lòng có thể gây sức ép để các nước trong OPEC+ - vốn do Nga và Ả rập Xê út lãnh đạo nhờ ảnh hưởng của mình, gia tăng sản lượng bù đắp lại cho sự thiếu hụt. Theo đó, giá dầu cũng sẽ khó lòng được kiểm soát.