Người Mỹ phàn nàn quá nhiều về giá xăng tăng vọt, nhưng thực tế không bị ảnh hưởng mấy
Giá xăng chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi tiêu của người Mỹ
Áp lực lạm phát đang phình to được thể hiện rất rõ thông qua chi phí nhiên liệu. Người tiêu dùng khó có thể lờ đi nhóm chi phí này bởi họ có thể nhìn thấy rõ bảng giá xăng dầu được treo tại các trạm xăng trên toàn quốc.
Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến tâm lý của người dùng tại Mỹ tụt xuống mức thấp kỉ lục trong nhiều năm là giá xăng tăng cao. Chịu những áp lực lớn từ lạm phát, các nhà chính trị buộc phải hành động để có thể hạ nhiệt mức giá xăng dầu.
Ví dụ như Nhà Trắng kêu gọi việc tạm ngừng hoạt động truy thu thuế xăng, trong khi đó bang California trợ cấp tới 1.050 USD cho hàng triệu người dân để họ có thể đổ đầy bình xăng.
Thế nhưng, giá xăng dầu hiện không chiếm một tỷ lệ đáng kể đối với khoản chi tiêu của các hộ gia đình tại Mỹ như hồi trước, cho dù đã có những lời phàn nàn của người dân về chi phí nhiên liệu tăng quá cao.
Theo số liệu được tính toán bảo các nhà chiến lược tại RBC Capital Markets, hiện tại tại chỉ có khoảng 3,5% trong tổng chi tiêu của người tiêu dùng dành cho cho nhiên liệu. Trong ba thập kỷ trở lại đây, mức trung bình hàng tháng của việc chi tiêu cho nhiên liệu là 3,6%.
Ở một mặt khác, giá xăng từng tăng cao tới 4 USD/gallon vào năm 2018. Điều này có nghĩa là con số đó thấp hơn khoảng 1 USD so với hiện tại. Thế nhưng, ở giai đoạn đó chi tiêu cho xăng dầu chiếm tới 4,5% trong tổng chi tiêu của người Mỹ.
Các chiến lược gia của RBC cho rằng mức giá xăng của năm 2008 là đủ để gây ra hiện tượng “nhu cầu sụp đổ” (demand destruction). Người tiêu dùng sẽ không thể chi trả được khi giá của một mặt hàng leo thang quá mức và nhu cầu cũng sẽ lao dốc mạnh.
Hiện tại, theo ước tính của hãng tư vấn RBC, giá xăng trung bình tại Mỹ phải tăng thêm 35% đạt khoảng 6,6 USD/ gallon thì hiện tượng tương tự là “nhu cầu sụp đổ” đổi mới có thể xảy ra.
Giá xăng và nhu cầu không có mối tương quan với nhau
Ở một mặt khác, người dân có thể cho rằng có một mối tương quan nhất định giữa đà tăng của giá xăng và nhu cầu. Thế nhưng, trên thực tế thì không phải như vậy.
Trong khoảng 30 năm tính tới khi đại dịch covid-19 bùng phát trên toàn cầu, giá xăng bán lẻ đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước trong 39 tháng riêng lẻ, theo các chiến lược gia của RBC. Nhu cầu xăng dầu chỉ giảm từ 2% trở lên trong 12 tháng ở cùng giai đoạn đó. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng 5 lần nhu cầu đi xuống là trong cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008.
Dẫu vậy, RBC lưu ý rằng cũng không thể lấy năm 2008 ra làm mốc tiêu chuẩn để so sánh. Bởi lẽ, trong 12 tháng cho đến thời điểm giá dầu thô chạm mức đỉnh lịch sử vào năm 2008 thì tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình tại Mỹ đang ở gần mức đáy trong 60 năm.
Cụ thể, tỷ lệ là 3,5%, con số này thấp hơn một nửa so với mức trung bình 8,3% trong lịch sử và cũng nằm dưới mức hiện tại là 5,4%.
Các chiến lược gia nhấn mạnh rằng: “Hiểu một cách đơn giản rằng giá xăng dầu tại Mỹ leo lên mức cao kỷ lục lần gần nhất là khi tình hình tài chính của người dùng nước này vô cùng tồi tệ. Ở thời điểm đó, họ không thể chống lại cú sốc của giá năng lượng”.
Thực tế cho thấy hiện nhu cầu xăng dầu đang giảm vì giá xăng tăng. Bloomberg cho biết trung bình 4 tuần, nhu cầu xăng tại Mỹ đã tụt xuống còn 8,93 triệu thùng mỗi ngày. Đây là mức thấp nhất theo mùa tính từ năm 2014.
Thế nhưng, không thể vội kết luận rằng điều này có liên quan đến việc người tiêu dùng phải cắt giảm tiêu thụ vì giá xăng tăng cao. Dữ liệu 4 tháng đầu năm nay từ Cơ quan Quản lý Cao tốc Liên bang Mỹ cho thấy dù giá xăng đã nhích 32% đạt mức 4,33 USD/ gallon thì đoạn đường lái xe của người Mỹ lại tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Và con số này có thể tương đương với mức trước đại dịch.
Nhìn chung, nhu cầu đang giảm và giá xăng đang tăng. Tuy vậy, tổng số dặm đường lại không đi xuống. Theo Bloomberg, có hai cách giải thích phù hợp cho điều này.
Thứ nhất, ngày nay xe ô tô đã có khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn nên không phải đến trạm xăng nhiều để bơm nhiên liệu. Cơ quan Thông tin năng lượng của Mỹ cho biết trung bình mức tiết kiệm nhiên liệu của một ô tô chở khách mới tại Mỹ đã tăng từ 20,2 dặm năm 2000 và 16 dặm năm 1980 lên 25,4 dặm vào năm 2020.
Thứ hai, thị trường ô tô đang đang bùng nổ với xe điện. Theo số liệu từ hãng tư vấn AlixPartners, trong năm qua, số lượng đăng ký xe điện đã tăng lên gấp đôi đạt mức 5%. Tại Bắc Mỹ, thị trường xe điện có thể đạt 28% vào năm 2028 và 59% khi bước sang năm 2035.
Tổng thống Joe Biden đang gặp những vấn đề về chính trị vì giá xăng tăng mạnh. Tỷ lệ ủng hộ của ông mới đây chỉ đạt mức thấp là 39%. Điều này có thể dẫn đến hậu quả rằng, trong cuộc bầu cử cuối năm nay, Đảng Dân chủ không thể kiểm soát một trong hai viện tại Quốc hội.
Thế nhưng, chính quyền Biden rõ ràng không thể làm gì để hạ nhiệt giá xăng dài hạn. Họ đã thảo luận về những giải pháp ngắn hạn nhưng khẳng định rằng chúng có thể gây phản tác dụng và khiến nhu cầu càng trở nên mạnh mẽ hơn. Theo Bloomberg, án binh bất động là việc nên làm nhất ở thời điểm này, dù đối với mặt chính trị thì điều đó hoàn toàn không khả thi.