meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Người mua gặp khó khi giá nhà ở tăng cao

Thứ tư, 16/03/2022-16:03
Nguồn cung căn hộ không đủ để đáp ứng nhu cầu của người mua, giá vật liệu xây dựng tăng là những yếu tố khiến giá nhà ngày càng “phi mã”, dẫn tới tình trạng người dân khó mua được nhà. 

Giá nhà “trên trời” 

Anh Hùng và chị Kim Anh lấy nhau được 5 năm và hiện đang làm việc ở quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Sau 5 năm đi thuê nhà, hiện anh chị có nhu cầu về nơi ở do đã có thêm em bé. Tính cả khoản tiền tiết kiệm của hai vợ chồng, tiền từ hai bên gia đình giúp đỡ và vay mượn thêm bạn bè, đồng nghiệp, anh Hùng và chị Kim Anh có trong tay khoảng 2 tỷ đồng. 

Háo hức đi tìm nơi an cư, anh chị đã cất công đi khắp các dự án xa, gần, tìm cả nhà mặt đất lẫn chung cư… Tuy nhiên, nỗi thất vọng ngày càng lớn do với khoản tiền trên dưới 2 tỷ, hầu như rất ít căn hộ nào đáp ứng được nhu cầu cũng như khả năng tài chính của đôi vợ chồng trẻ. Theo anh Hùng, các sản phẩm nhà ở tại khu vực quận Tân Bình và một số quận xung quanh đều có giá từ 2,5 tỷ đồng trở lên. Một số căn hộ có giá vừa với tầm tiền của anh chị thì không đáp ứng được nhu cầu như không có không gian vui chơi cho trẻ em, thiếu các tiện ích cần thiết hoặc khá heo hút…


Người dân khó có thể mua nhà để ở vì giá quá cao. Ảnh: minh họa
Người dân khó có thể mua nhà để ở vì giá quá cao. Ảnh: minh họa

Chung cảnh ngộ như vợ chồng anh Hùng, chị Thúy Hồng (27 tuổi) hiện đang làm việc cho một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở quận Đống Đa cũng mỏi mắt đi tìm nhà ở. Chị Hồng cho biết, hai vợ chồng sắp có con đầu lòng, nên muốn đón mẹ chị lên để chăm sóc con giúp. 

Nhu cầu về nhà ở là rất cấp bách nhưng đã 3 tháng trôi qua mà chị và chồng vẫn chưa thể an cư. Cụ thể, với số tiền 1,8 tỷ đồng để tìm một căn hộ có 3 phòng ngủ ở khu vực trung tâm, thậm chí chấp nhận xê dịch ra ngoài khoảng 5-7 km cũng là điều vô vọng. Bởi hiện tại căn hộ tầm trên 70m2 phù hợp với nhu cầu của gia đình có giá dao động từ 30 triệu đồng/ m2 trở lên. Đặc biệt, thời gian từ ra Tết  m lịch 2022 tới nay, giá nhà liên tiếp tăng, trong khi đó nguồn cung tỏ ra khan hiếm. Nếu muốn tìm căn hộ vừa với tầm tiền, chị Hồng cho biết phải ra vùng ven, cách nơi làm việc của hai vợ chồng khoảng trên 10km. 

Do đó, họ đành tạm gác lại mong muốn sở hữu nhà ở cho riêng mình mà chấp nhận tiếp tục đi thuê nhà một thời gian nữa, trong thời gian đó sẽ tích cóp thêm để mua nhà. Tuy nhiên chị Hồng cũng lo lắng với đà tăng giá nhà ở như hiện nay, góp được một đồng thì giá nhà tăng 2 đồng thì chưa biết đến bao giờ mới có thể hữu một căn hộ cho gia đình. 

Đồng tình với tâm trạng của người dân khi giá nhà cao vượt mức thu nhập của đa số người có nhu cầu, các chuyên gia cho rằng hầu hết khu vực trung tâm các thành phố lớn giá nhà không có dấu hiệu hạ nhiệt. Đơn cử như tại TP Thủ Đức thuộc TP Hồ Chí Minh, giá nhà vẫn giữ vững “phong độ”, tăng theo từng năm.

Ví dụ như năm 2020 và 2021, giá căn hộ ở đây tăng tới 23%. Với những vị trí đắc địa, gần trục giao thông, mức tăng còn cao hơn, từ 30-50%. Trong khi đó, nguồn cung lại rất nhỏ giọt. Tính trong quý 4 năm 2021, cả TP Thủ Đức mới có chưa tới 10 dự án chào bán mới. Trong khi đó các dự án này đều có mức giá từ 50 triệu đồng/m2 trở lên. Những dự án từ 40 triệu đồng trở xuống thực sự hiếm có khó tìm. 

Nguồn cung ít, giá cao, nhưng nhu cầu lại rất nóng. Theo thống kê, tại TP Thủ Đức cần thêm 200.000 căn hộ từ 50-70m2 ở tầm giá 2-3 tỷ đồng. 

Tại Hà Nội cũng tương tự, khi từ tháng 9 năm 2021, các căn hộ có giá 30 – 40 triệu đồng/ m2 được săn đón ráo riết. Nhu cầu đẩy lên cao đã khiến giá nhà tại Thủ đô tăng từ 10-20% tùy khu vực và được dự báo tiếp tục tăng trong năm nay. 

Theo khảo sát mới đây của một hãng bất động sản uy tín, có tới 52% số người được hỏi cho rằng giá nhà tại Việt Nam quá cao. Có thể nói, giá nhà tại các thành phố lớn ngày càng nằm ngoài tầm với của đại đa số người dân có nhu cầu, những người có thu nhập trung bình, thấp. 

Xu hướng mua nhà “lệch tâm”

Giá nhà ở các khu vực trung tâm thành phố lớn đã vượt quá khả năng tiếp cận của đại đa số người dân, do đó hiện nay đã xuất hiện xu hướng “lệch tâm”, nghĩa là người có nhu cầu mua nhà ở đã dịch chuyển dần ra vùng ven. 

Theo Giám đốc bộ phận tư vấn và nghiên cứu của Savills Hà Nội, bà Đỗ Thu Hằng, giá bất động sản ở những khu vực nội đô cao đã khiến khả năng sinh lời giảm đi. Bên cạnh đó, người thực sự có nhu cầu lại gặp trở ngại khi mua nhà ở. Do đó, các quận, huyện ngoài trung tâm, vùng ven đã trở thành cơ hội cho người dân.


Xu hướng chọn mua nhà ven đô. Ảnh: minh họa
Xu hướng chọn mua nhà ven đô. Ảnh: minh họa

Dự báo, trong năm 2022, nhà ở, văn phòng tại khu vực vùng ven, xa trung tâm nội đô ở Hà Nội sẽ giữ vai trò chủ đạo. Xu hướng này là khá rõ ràng khi từ năm ngoái phân khúc chung cư, văn phòng ven đô đã chiếm 30% nguồn cung thị trường bất động sản của Hà Nội. Bên cạnh đó, 5 huyện ngoại thành sắp lên quận được dự báo sẽ đóng góp 27% nguồn cung bất động sản cho toàn thành phố. 

Do có lợi thế về quy hoạch, quỹ đất rộng, không gian thoáng, bên cạnh yếu tố giá cả đã góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản khu vực ven đô sôi động trong thời gian qua và dự báo sẽ “nóng” hơn trong thời gian tới. Đặc biệt, Hà Nội sẽ dành tới 51.000 tỷ cho đầu tư công, trong đó 1/3 là dành cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó đường vành đai 2,5;3;4; cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sẽ được ưu tiên bố trí vốn. Các tuyến quốc lộ, dự án tàu điện trên cao, đường sắt đô thị sẽ được cải thiện, nâng cấp tạo ra sự kết nối, đồng bộ giữa khu vực trung tâm và ngoại thành. Do đó, việc di chuyển từ 10-15km từ ngoại thành vào nội đô sẽ không phải là vấn đề lớn. Từ đó, người mua có thể mạnh dạn bỏ tiền cho các căn hộ, nhà ở ở khu vực vùng ven hơn. 

Hơn nữa, khu vực trung tâm các thành phố như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội vốn đã trải qua quá trình phát triển lâu dài, các tiện ích khó theo kịp sự phát triển nhanh chóng. Trong khi đó, các khu đô thị mới, dự án nhà ở tại khu vực ngoại thành được đầu tư thời gian gần đây mang tới không gian sống phù hợp với thị hiếu, phong cách và nhịp sống của người dân, nhất là thế hệ trẻ hiện nay. Do đó, có thể nhận định rằng từ việc giá nhà bị đẩy quá cao ở nội đô, các nhu cầu sống hiện nay và tiện ích ở khu vực ngoại thành, thì thời gian tới xu hướng chính trong việc lựa chọn mua nhà ở sẽ chuyển từ trung tâm ra ngoại thành. Đó cũng là lựa chọn phù hợp và góp phần mở rộng không gian đô thị.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước