meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Người dân KCX Tân Thuận mong mỏi điều gì trước đề xuất chuyển nơi đây thành khu công nghệ cao, đất ở?

Thứ bảy, 02/07/2022-08:07
Người dân mong muốn các nhà máy sản xuất tại KCX Tân Thuận (Q.7, TP.HCM) di chuyển đi nơi khác, còn các chuyên gia nhận định tương lai của KCX này cần đi chung với quy hoạch tổng thể khu đô thị ven sông Sài Gòn.

Tương lai nào cho KCX Tân Thuận?

Được thành lập cách đây hơn 30 năm, KCX Tân Thuận là KCX đầu tiên của Việt Nam, được cho là “xương sống” thúc đẩy phát triển kinh tế không chỉ khu Nam mà còn cả TP.HCM. Tuy nhiên, KCX này sẽ hết hạn thuê đất vào năm 2041. Mới đây, tại hội thảo “Chiến lược phát triển quận 7 đến 2030, tầm nhìn 2045”, KCX Tân Thuận được các chuyên gia, đại biểu tham dự đưa ra “mổ xẻ”, tìm tương lai phát triển cho KCX này.

Theo đó, KCX Tân Thuận có uy mô hơn 300 ha, tiếp giáp sông Sài Gòn, nằm ở cửa ngõ Q.7 kết nối với Q.4 qua cầu Tân Thuận, và chỉ cách trung tâm Q.1 khoảng 4km. Trong KCX cho 195 ha được phân bổ cho xây dựng nhà máy, nhà kho, hiện trạng xây dựng và sử dụng khoảng 80%. Tính đến cuối năm năm 2021, KCX Tân Thuận đã thu hút được 233 dự án đầu tư đến từ 25 quốc gia và khu vực, tổng vốn đầu tư đạt khoảng 2,1 tỷ USD. Hiệu quả sử dụng đất trên tổng vốn đầu tư đạt 12,2 triệu USD/ha và tạo việc làm cho hơn 60 nghìn lao động. Tuy nhiên, sau thời gian dài vận hành, KCX Tân Thuận đang bộc lộ nhiều hạn chế về dịch vụ, môi trường, hạ tầng xuống cấp.




Tương lai nào cho KCX Tân Thuận?
Tương lai nào cho KCX Tân Thuận?

Theo lãnh đạo Q.7 chia sẻ tại buổi hội thảo, hiện trong KCX có gần 70% doanh nghiệp trong lĩnh vực gia công sản xuất truyền thống. Do đó, cần một cuộc chuyển đổi từ ngành công nghiệp già cỗi, lỗi thời tại KCX Tân Thuận sang mô hình khu kinh tế kỹ thuật cao, đúng với tinh thần, định hướng phát triển bền vững được UBND TP.HCM đề ra trước đó. “Quận 7 đề xuất TP.HCM sớm có kế hoạch chuyển đổi và di dời khu chế xuất do công năng sử dụng không còn phù hợp và đem lại nguồn thu ngân sách thấp không tương xứng với quy mô diện tích, vị trí địa lý, gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, định hướng điều chỉnh chuyển đổi khu chế xuất thành khu công nghệ cao xen kẽ đất ở và dịch vụ thương mại kết nối Thủ Thiêm thành một quần thể đem lại lợi ích phát triển kinh tế và tạo điểm nhấn đối xứng với bờ sông Sài Gòn", ông Lê Văn Thành, Phó chủ tịch UBND Q.7 nói trong cuộc hội thảo.

Đồng quan điểm, PGS.TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội Nữ trí thức TP.HCM, cũng chia sẻ tại cuộc hội thảo rằng, KCX Tân Thuận cần được chuyển đổi dần từ ngành sản xuất công nghiệp, gia công lắp ráp sang ngành công nghệ cao, lĩnh vực nghiên cứu, thí nghiệm ngành tự động hoá, trí tuệ nhân tạo, sản xuất phần mềm. Như vậy mới tương xứng với quy mô, mang lại nguồn thu ngân sách lớn hơn và giảm tải ô nhiễm môi trường.

Cũng trong buổi hội thảo, ông Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM cho rằng, cần thiết phải điều chỉnh chức năng KCX Tân Thuận thành khu dịch vụ thương mại chất lượng cao. Theo ông Đua, KCX Tân Thuận có có nhiều điều kiện thuận lợi để chuyển đổi và phát triển. Trong đó có 2 yếu tố tiên quyết là lực đẩy cho Tân Thuận đó là Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Khu đô thị cảng Hiệp Phước. Theo quy hoạch, cầu Thủ Thiêm 4 sẽ là một trong những dự án giao thông trọng điểm được đầu tư xây dựng trong thời gian tới. Khi đó, KCX Tân Thuận sẽ kết nối trực tiếp với Khu đô thị mới Thủ Thiêm qua cây cầu này. Ngoài ra, các nhà máy sản xuất, gia công truyền thống tại KCX Tân Thuận có thể dịch chuyển về Khu đô thị cảng Hiệp Phước, hoặc các KCX, KCN, CCN tại huyện Cần Giuộc (Long An). Ông Đua cho rằng, cần nghiên cứu điều chỉnh chức năng KCX Tân Thuận để làm "hậu cần" cho trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm. Ngoài ra, sự chuyển dịch của KCX Tân Thuận cũng sẽ tạo sự đột phá phát triển kinh tế, nâng tầm chất lượng dịch vụ không chỉ quận Q.7 mà toàn bộ khu Nam Sài Gòn.

Muốn thành Khu đô thị Thủ Thiêm thứ 2

Là những người sinh sống ngay cổng KCX Tân Thuận, không chỉ chị Nguyễn Thị Kim Chi (32 tuổi), mà hầu hết người dân tại đây khi được hỏi đều trăn trở trước những ý kiến đề xuất chuyển đổi KCX này theo hướng công nghệ cao xen kẽ đất ở, dịch vụ thương mại. “Chúng tôi ở đây chỉ mong không còn khói bụi, không còn kẹt xe, không còn bị ngập và có nhiều cây xanh để thở hơn mà thôi”, chị nói.

Nhà chị Chi trong con hẻm nhỏ trên đường Lưu Trọng Lư, P.Tân Thuận Đông (Q,7), ngay trên trục đường đi vào kho của KCX Tân Thuận. Đoạn đường khá hẹp, có 2 khúc cua tay áo, mật độ xe đầu kéo đi cảng, vào bãi KCX Tân Thuận rất lớn. Đặc biệt đoạn giao giữa đường Lưu Trọng Lư và đường Huỳnh Tấn Phát thường bị quá tải. “Do 2 khúc cua cách nhau chưa tới 200m nên chỉ cần 3 chiếc xe container ra vào cũng gây ùn ứ. Vào những giờ cao điểm lúc công nhân đi làm hoặc tan tầm thì khu vực này kẹt cứng hầu hết các trục đường từ Lưu Trọng Lư tới Huỳnh Tấn Phát và từ Huỳnh Tấn Phát tới đường Nguyễn Văn Linh”, chị Chi cho biết. Theo lời kể của chị, thời điểm đầu mới chuyển về đây sinh sống, đêm đến chị không thể ngủ được vì tiếng ồn của xe cộ và tiếng động máy móc từ KCX phát ra.




Ông Huỳnh Bá mong muốn KCX Tân Thuận thành Thủ Thiêm thứ 2 ở Sài Gòn
Ông Huỳnh Bá mong muốn KCX Tân Thuận thành Thủ Thiêm thứ 2 ở Sài Gòn

“Khu nhà tôi ở nằm giữa cảng số 14 và cảng số 16 của KCX Tân Thuận rất ít cây xanh. Khu này cũng hay bị ngập, đặc biệt là vào những ngày triều cường hoặc từ tháng 8 trở đi là hay bị ngập. Tiếng ồn, khói bụi từ KCX thì khỏi phải bàn. Quần áo giặt xong phơi lên vài tiếng là có một lớp bụi mịn đen bám vào ngay”, ông Huỳnh Bá (một người dân sinh sống trên hẻm 205 đường Huỳnh Tấn Phát, P.Tân Thuận Đông) cho biết. Ông Bá cho hay, ông và người thân đều mong thành phố di chuyển các nhà máy tại KCX đi khu vực khác để xây dựng khu vực này thành Khu đô thị Thủ Thiêm thứ 2 tại Sài Gòn.

Theo ông Bá, KCX Tân Thuận có vị trí rất đẹp, nằm cạnh sông Sài Gòn, bên kia là Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, chất lượng sống 2 bên lại trái ngược. “Như nhà tôi ở, theo giá thị trường bây giờ khoản 4,5 tỷ, thế nhưng cùng với diện tích đó bên Thủ Thiêm người ta định giá là gần 20 tỷ. Thế nằm của Thủ Thiêm và Tân Thuận được Sông Sài Gòn ôm gọn trong 2 móc như hình chữ “S”, móc đầu trên là Thủ Thiêm, móc đầu dưới là Tân Thuận. Nói chung, tôi rất đồng tình với việc điều chỉnh chức năng KCX Tân Thuận sang dịch vụ khách sạn, giáo dục, y tế chất lượng cao.




Quy hoạch KCX Tân Thuận trong tương lai nên gắn với tổng thể kiến trúc cảnh quan sông Sài Gòn
Quy hoạch KCX Tân Thuận trong tương lai nên gắn với tổng thể kiến trúc cảnh quan sông Sài Gòn

Tương tự, anh Lê Văn Tuấn cũng cho rằng, hầu hết người dân đều muốn KCX Tân Thuận được chuyển đổi công năng quy hoạch xây dựng khu đô thị mới hay trung tâm dịch vụ, thương mại. So với các khu vực khác trên địa bàn thành phố thì khu Tân Thuận nắm trong tay nhiều cơ hội, hoàn toàn có thể biến thành “hậu cần” cho trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm. Trước một số đề xuất chuyển đổi KCX này thành đất ở theo anh Tuấn thì không nên vì khu vực này hạ tầng giao thông đã quá tải. “Đường Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Tất Thành là tuyến huyết mạch kết nối khu Nam Sài Gòn, huyện Cần Giờ, Nhà Bè tới trung tâm vốn có mật độ dân số đi lại rất lớn. Bây giờ mà xây chung cư, tòa nhà cao tầng khu vực này nữa thì không khác gì đường Lê Văn Lương- Tố Hữu ở Hà Nội. Xây văn phòng, tòa nhà thấp tầng, dành phần lớn quỹ đất làm công viên cây xanh thì sẽ hay hơn”, anh Tuấn cho biết.

Trao đổi với PV về vấn đề này, KTS Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, KCX Tân Thuận gần hết thời hạn cho thuê đất nên bây giờ nghiên cứu, tìm hướng đi trong tương lai cho KCX này là hợp lý. Theo ông Thắng, khu Tân Thuận vốn được quy hoạch là trung tâm việc làm cho Nam Sài Gòn do vậy thành phố cần cân nhắc việc chuyển đổi thành đất ở, xây chung cư cao tầng tại đây.

“Quy hoạch hay chuyển đổi công năng tại KCX Tân Thuận cần phải tính toán đến tổng thể kiến trúc cảnh quan của sông Sài Gòn. Bởi Tân Thuận là một phần của sông Sài Gòn mà sau năm 2041 chúng ta sẽ có quỹ đất sạch lớn tại đây. Hiện, cơ quan chức năng đang tìm kiếm ý tưởng quy hoạch chung TP.HCM trên nền tảng phát triển đô thị theo hướng gìn giữ bảo vệ và khai thác sông Sài Gòn. Như vậy, trong tương lai, cùng với quỹ đất KCX Tân Thuận và khu vực cảng Sài Gòn thì thành phố có một dải đất ven sông đắc địa kéo dài từ Q.1 đến Q.7. Đây là cơ hội để thành phố xây dựng nơi này thành trung tâm tài chính như Thượng Hải của Trung Quốc”, ông Thắng cho biết.

Nguyễn Khoát
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

Chuyển tiền nhầm vào tài khoản bị trích nợ tự động: Người nhận phải có trách nhiệm hoàn trả lại

Giá vàng liên tục lập đỉnh: "Méo mặt" vì vay vàng để mua bất động sản

Hà Nội công khai người bỏ cọc đấu giá: Đầu cơ hết đường làm giá!

Nhiều doanh nghiệp bất động sản "lạm dụng" đòn bẩy dẫn đến rủi ro thanh toán nợ

Dự án quan trọng hơn 1.000 tỷ của Hải Phòng giảm vốn đầu tư

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

Tin mới cập nhật

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

23 giờ trước

Chuyên gia: Bảng giá đất có thể khiến giá nhà tăng tới 50%

23 giờ trước

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

2 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

2 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

3 ngày trước