“Nguội” cơn sốt đất, giá nhà đất liệu có hạ nhiệt vào cuối năm 2022?
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều người ôm nợ vì đu đỉnh trong cơn “sốt đất”Công khai quy hoạch liệu có chặn được sốt đất ảo?Hà Nội: Qua đợt “sốt đất”, chủ nhà chấp nhận hạ giá rao bán xuống cả tỷ đồngGiá nhà đất nhiều khả năng hạ nhiệt
Theo báo cáo số liệu của CBRE Việt Nam cho hay, trong quý I vừa qua, nguồn cung mới loại hình căn hộ ở TP.HCM ghi nhận giảm 48% so với cùng kỳ năm trước chỉ còn 884 căn, số liệu nguồn cung thấp nhất kể từ năm 2013, dẫn đến số lượng căn hộ sơ cấp tiêu thụ trong quý cũng giảm mạnh 53% so với cùng kỳ chỉ còn 1.247 căn.
Giá trung bình của loại hình căn hộ sơ cấp tăng 7,7% so với cùng kỳ quý I/2022, tăng chậm lại so với mức 14,6% so với cùng kỳ quý I/2021 và giảm 6,9% so với cùng kỳ quý IV/2021.
Nhiều người ôm nợ vì đu đỉnh trong cơn “sốt đất”
Không ít người mới tham gia thị trường bất động sản, đầu tư chạy theo tâm lý đám đông dẫn đến đu đỉnh ở thời điểm đất đang tăng vọt.Công khai quy hoạch liệu có chặn được sốt đất ảo?
Công khai quy hoạch và minh bạch thông tin được xem là chìa khóa giúp các địa phương ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn, đầu cơ thổi giá nhà đất, trục lợi bất hợp pháp. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà câu chuyện "minh bạch hóa" đến nay vẫn là chuyện không dễ dàng gì với thị trường bất động sản.Sốt đất Tây Nguyên vừa cắt, loạt chủ đất ngã ngửa vì mất trắng đất thổ cư dù chỉ giao dịch đất vườn
Bán đất, nhiều hộ dân ở xã Cư Suê (Đắk Lắk) mang sổ đỏ cho người mua tự làm thủ tục sang tên và đã mất sạch đất thổ cư. Ngoài ra bìa đỏ phần diện tích còn lại cũng bặt vô âm tín.Sốt đất biến hàng ngàn người thành tỷ phú, nhưng sau đó là những "góc khuất" ít ai biết đến
Những cơn sốt dai dẳng khiến giá trị của của bất động sản đã được đẩy lên rất cao, khiến cho nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ vào việc bán đất hoặc tham gia vào việc kinh doanh nhà đất. Tuy nhiên hệ lụy từ làn sóng tăng giá đất cũng không nhỏ.Hà Nội: Qua đợt “sốt đất”, chủ nhà chấp nhận hạ giá rao bán xuống cả tỷ đồng
Được biệt, chủ căn nhà diện tích 50m2 xây dựng 4 tầng tại Hoàng Mai (Hà Nội) trong đợt sốt đất rao bán với giá 5,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau nhiều tháng không tìm được người mua, chủ nhà đã chủ động giảm giá đến gần 1 tỷ đồng.Bất động sản Tây Nam Bộ “án binh bất động” trong cơn sốt đất thổi giá khắp nơi
Trong bối cảnh “sốt đất” đang diễn ra ở nhiều địa phương trên khắp cả nước, thị trường bất động sản Tây Nam Bộ lại có mức giá thấp, biên độ tăng ổn định, thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư.Đối với phân khúc bất động sản nhà đất, mức giá thứ cấp trung bình ở một số khu vực giảm đến 5% so với cùng kỳ quý I/2022. Tuy nhiên, trái với xu thế chung, khu vực còn lại của TPHCM là khu Tây Bắc, giá đất có xu hướng tăng trưởng mạnh.
Ở khu vực thành phố Hà Nội, nguồn cung nhà xây sẵn mới trong quý I cũng ghi nhận sự sụt giảm lên đến 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái là 296 căn. Lượng tiêu thụ căn hộ sơ cấp trong quý I/2022 tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái là 4.800 căn. Trong khi nguồn cung mới giảm đến 20,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3.525 căn. Giá căn hộ sơ cấp trung bình đạt mức tăng 13,3% trong quý 1 so với cùng kỳ năm trước lên ngưỡng 1.655 USD/m2.
Đối với phân khúc nhà đất, giá căn hộ thứ cấp của 12/15 quận, huyện ở Hà Nội đã giảm mạnh, trung bình ghi nhận giảm 7,7% so với quý trước, nhưng so với cùng kỳ quý trước vẫn tăng 5,7%.
Ngành bất động sản đang phải đối diện với vô vàn khó khăn, thách thức như lãi suất cho vay mua nhà tăng, giá vật liệu xây dựng tăng, thắt chặt các khoản vay đối với lĩnh vực bất động sản và siết chặt phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến triển vọng của ngành bất động sản.
Trong thời gian qua, giá nhà đất tăng nhanh, đặc biệt là ở khu vực ngoại thành đã khiến cho người mua nhà ở thực có thể tìm được sản phẩm phù hợp với ngân sách của mình. Cùng với đó, việc chi phí nguyên vật liệu xây dựng tăng cao trong quý II/2022, đặc biệt giá thép đã ghi nhận tăng đến hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu mức giá vẫn duy trì đà tăng cao như hiện nay thì chắc chắn giá nhà sẽ còn tăng trong vòng 2 năm tới. Việc bùng nổ lạm phát và lãi suất vay mua nhà tăng cũng sẽ gây ra tác động vô cùng tiêu cực với giao dịch căn hộ, đặc biệt là ở phân khúc nhà ở bình dân và trung cấp.
Về mặt chính sách, Luật Đất đai 2013 sửa đổi đã bị lùi trình Quốc hội lần thứ 4 (trước đó dự kiến thời gian trình là vào tháng 5/2022). Tuy nhiên trong thời gian chờ sửa đổi, Chính phủ đang tiến hành dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung thêm 6 Nghị định mới về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Nghị định mới được ban hành cùng với Nghị định 148 ban hành vào năm 2020, Thông tư 09 ban hành trong năm 2021 được kỳ vọng sẽ xử lý được những nút thắt còn tồn đọng trong việc phê duyệt, cấp phép dự án khu dân cư và rút ngắn tối đa thời gian cấp phép dự án. Thị trường bất động sản nhiều khả năng sẽ sôi động trở lại sau một thời gian dài gặp nhiều khó khăn.
Hàng loạt địa phương đề nghị công an vào cuộc điều tra về tình trạng "thổi giá" đất
Theo ghi nhận thực tế, thị trường bất động sản trong thời gian qua dù chịu rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, giá nhà ở của hầu hết các phân khúc tại nhiều địa phương ghi nhận tăng liên tục trong thời gian ngắn. Một số khu vực còn xuất hiện tình trạng “sốt” nóng, giá tăng cao gấp 2-3 lần chỉ trong vài tháng ngắn ngủi.
Trước thực trạng sốt đất tràn lan, gây mất ổn định thị trường, nhiều địa phương đã đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra, làm rõ các hành vi, chiêu trò "thổi giá" đất.
Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2022 của UBND TP Đà Nẵng vào ngày 18/4, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP Đà Nẵng cho biết Sở đã có công văn gửi đến cơ quan công an thành phố đề nghị vào cuộc điều tra xem có xảy ra việc cấu kết giữa "cò" đất và cơ quan, các cán bộ quản lý Nhà nước nhằm thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật, tạo nên những cơn "sốt" đất dai dẳng tại khu vực huyện Hòa Vang.
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã ký Chỉ thị số 10 với nội dung tăng cường quản lý các hoạt động kinh doanh lĩnh vực bất động sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó chính quyền địa phương đã chỉ đạo hàng loạt cơ quan chức năng có liên quan cần tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trên địa bàn, tránh xảy ra hiện tượng phân lô, bán nền trái quy định, ngăn chặn sốt đất kịp thời.
Đặc biệt, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Công an tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường việc kiểm tra, xử lý các hành vi trái phép theo quy định. Công an tỉnh cần thường xuyên tổ chức theo dõi các khu vực có dấu hiệu xảy ra tình trạng giá bất động sản tăng đột biến, hoặc có tình trạng chuyển đổi mục đích, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép, "sốt ảo"; điều tra, làm rõ các đối tượng có hành vi đầu cơ, "thổi giá", khiến cho thị trường bất động sản tạo những cơn "sốt đất" ảo để thu lời.
Trước cơn sốt nóng, giá tăng cao của thị trường bất động sản tại tinh Gia Lai, cơ quan chức năng địa phương này đã đề nghị công an vào cuộc tăng cường điều tra, làm rõ những dấu hiệu, hành vi thổi giá, đẩy giá đất nhằm thu lợi nhuận bất chính, gây ra tình trạng nhiễu loạn trên thị trường bất động sản.
Với những động thái siết chặt thị trường của Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền thì cơn sốt đất tại địa phương dần được kiểm soát. Điều này mang lại hy vọng bình ổn giá đất trong những tháng cuối năm.
(Nguồn: Vietnamnet)