meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều người ôm nợ vì đu đỉnh trong cơn “sốt đất”

Thứ sáu, 20/05/2022-15:05
Không ít người mới tham gia thị trường bất động sản, đầu tư chạy theo tâm lý đám đông dẫn đến đu đỉnh ở thời điểm đất đang tăng vọt.

Ôm nợ sau cơn “sốt đất”

Anh Nguyễn Như Hoà (37 tuổi ở huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) chia sẻ, đầu năm 2022 thấy bạn bè “hái ra tiền” nhờ đầu tư đất, vợ chồng anh cũng gom góp được 1,3 tỷ đồng để mua đất phân lô ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.

“Thời điểm này đi đâu mọi người cũng bàn về thị trường bất động sản. Tôi nghe tiềm năng của huyện Lương Sơn phát triển sau khi đường cao tốc đại lộ Thăng Long được mở rộng mà thích quá. Ngay sau khi cọc được một tuần, bạn môi giới bảo lô này của tôi đã tăng lên 1,5 tỷ đồng. Tôi còn động viên vợ bán vàng và vay mượn thêm để mua 1 lô nữa. Cuối cùng đến nay sau khi đã hoàn thiện thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu đất thì chẳng thấy ai hỏi mua. Hôm trước tôi đi thăm đất thấy đìu hiu lắm, xung quanh mới làm đường nội bộ chứ chưa có công trình xây dựng hay tiện ích gì”, anh Hoà than thở.

Theo lời anh Hoà, rất nhiều những người đầu tư mới như anh đều đang mắc kẹt trong thị trường đất đai. Đến nay nhiều người rao bán với giá gốc để thu hồi vốn đầu tư lĩnh vực khác nhưng không thể “thoát hàng”.


Nhiều đầu tư mới đang mắc kẹt trong thị trường bất động sản.
Nhiều đầu tư mới đang mắc kẹt trong thị trường bất động sản.

Tại huyện Mê Linh, nếu như thời điểm tháng 2/2022 (sau Tết Nguyên đán) giá đất dự án ở khu vực xã Tiền Phong được rao bán với mức 30 triệu đồng/m2 thì nay chỉ còn khoảng 22-24 triệu/m2. “Lúc tôi mua có thông tin nhiều ông lớn bất động sản đang chuẩn bị triển khai dự án khu đô thị và trung tâm thương mại ở đây. Thế nhưng khi tôi hỏi người quen ở Sở Xây dựng TP Hà Nội thì được biết đấy mới chỉ là khảo sát đầu tư chứ chưa có lộ trình triển khai gì cả”, anh Dương Văn Tuấn (39 tuổi ở quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) buồn bã nói.

Riêng tại huyện Đông Anh, nếu như ở thời điểm tháng 3/2022 giá đất nền ven quốc lộ 23B sốt cao với các giao dịch từ 60-80 triệu đồng/m2 thì hiện tại đã giảm xuống 20-30%. Tại các xã Kim Chung, Nguyên Khê, Xuân Nộn, Uy Nỗ, Vĩnh Ngọc giá đất dù vẫn được rao bán ở mức 50 triệu đồng/m2 nhưng hầu như có rất ít giao dịch.

Là một “khổ chủ” của 2 lô đất ở huyện Thạch Thất khi mua đúng lúc thị trường cao chót vót và giờ không bán được, chị Hoàng Thị Lan (42 tuổi, quận Hà Đông, TP Hà Nội) cho biết, cả tháng nay gia đình chị lục đục về vấn đề tài chính. Trước đó vì tin tưởng có thể kiếm được tiền từ mua đất và “lướt sóng” bán kiếm lời, chị đã động viên chồng bán ô tô Mazda CX-5 (nhu cầu sử dụng ít) để lấy tiền đầu tư bất động sản. “Giờ thì cuối tuần gia đình không có phương tiện để cho bọn trẻ đi ngoại thành chơi mà đất không biết bao giờ mới bán được để thu hồi vốn”, người phụ nữ này nói.


"Cò đất" xuất hiện ở khắp nơi, tạo ra tiềm năng tăng giá nhanh chóng khi đầu tư đất.
"Cò đất" xuất hiện ở khắp nơi, tạo ra tiềm năng tăng giá nhanh chóng khi đầu tư đất.

Dù có không ít người giàu lên nhờ buôn đất thế nhưng thực tế hiện nay không ít nhà đầu tư thiếu hiểu biết, đầu tư theo đám đông đã rơi vào cảnh “mua đỉnh bán đáy”. Chưa kể, không ít người có nguy cơ bị trắng tay hoặc ôm cả đống nợ sau cơn “sốt đất”.

Không phải cứ đầu tư đất là có lời

Thời gian gần đây, nhiều địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc Bình Phước, Lâm Đồng… đã siết chặt các hoạt động phân lô bán nền đồng thời tăng cường thanh kiểm tra để ngăn chặn việc “sốt đất”, không tương xứng với giá trị thực tế.

Do giá bất động sản đã bị đẩy lên quá cao, một số tỉnh thành cũng đã thực hiện công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng động cũng như tiến độ triển khai các dự án trên địa bàn. Điều này khiến giới đầu cơ như “ngồi trên đống lửa” khi thị trường hạ nhiệt, các giao dịch thưa dần.


Nhiều tỉnh thành đang tăng cường thanh kiểm tra để ngăn chặn việc “sốt đất”, không tương xứng với giá trị thực tế.
Nhiều tỉnh thành đang tăng cường thanh kiểm tra để ngăn chặn việc “sốt đất”, không tương xứng với giá trị thực tế.

Ông Phan Quang Đại, Giám đốc Công ty phát triển địa ốc Lộc Phát cho biết, vừa qua có hiện tượng một số đầu nậu, cò đất, thậm chí doanh nghiệp lợi dụng các thông tin từ những cuộc họp về quy hoạch đất đai để loan tin, tạo sóng thị trường. Mặc dù cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo nhưng không ít người vì ham lợi nhuận vẫn nhắm mắt mua đất với giá cao.

“Không phải khu vực nào cũng phù hợp với quy hoạch và không phải cứ có dự án là giá đất sẽ tăng theo. Bản chất thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua là “tạo sóng”, “thổi giá” để giới đầu cơ trục lợi còn những nhà đầu tư non kinh nghiệm thị trường, nắm bắt thông tin chậm thì lĩnh đủ”, ông Đại nhấn mạnh.

Theo Giám đốc Công ty phát triển địa ốc Lộc Phát, việc đầu tư, lướt sóng đất nhanh chóng có thể mang lại lợi nhuận cao cho một số nhà đầu tư. Nhưng đó chỉ là số ít, không phản ánh cả bộ mặt thị trường bất động sản. Do vậy người mua cần phải tỉnh táo, đặc biệt với những khu vực tỉnh lẻ, vùng nông thôn bởi sau khi cơn “sốt đất” đi qua thì diện tích này cũng chỉ dùng để trồng cây, nuôi gà chứ phát triển. hạ tầng không theo kịp giá đất. Chưa kể không ít người mua đất nông nghiệp, đất rừng, đất trồng cây lâu năm sẽ gặp vướng mắc trong việc chuyển đổi để làm giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.


Hậu quả cuối cùng của sốt đất là nền kinh tế lạm phát, nhiều nhà đầu tư có nguy cơ nợ xấu, lỗ nặng.
Hậu quả cuối cùng của sốt đất là nền kinh tế lạm phát, nhiều nhà đầu tư có nguy cơ nợ xấu, lỗ nặng.

Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng chia sẻ, các hoạt động mua bán bất động sản trong thời gian qua lộ ra nhiều bất cập. Đó là việc tăng giá quá cao so với thực tế. Đó là việc các sàn giao dịch bất động sản cấu kết với đội ngũ môi giới làm giá, tạo sóng, gây sốt ảo. Hậu quả cuối cùng là nhà đầu tư có nguy cơ nợ xu, lỗ nặng khi giá đất giảm. Chưa kể nền kinh tế có thể bị khủng hoảng, lm phát khi dòng tiền đổ đồn vào bất động sản ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác.

“Cái thiệt hại trước mắt là giá đất tăng vọt khiến những người có thu thập trung bình và thu nhập thấp gần như mất đi cơ hội mua nhà, mua đất để an cư lập nghiệp. “Sốt đất” đang tạo ra những hệ luỵ xã hội mà bản thân cơ quan quản lý cũng rất đau đầu”, ông Nguyễn Văn Sinh bày tỏ.

Bảo Nguyên
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

18 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

18 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

18 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

18 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước