meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sốt đất biến hàng ngàn người thành tỷ phú, nhưng sau đó là những "góc khuất" ít ai biết đến

Thứ tư, 18/05/2022-15:05
Những cơn sốt dai dẳng khiến giá trị của của bất động sản đã được đẩy lên rất cao, khiến cho nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ vào việc bán đất hoặc tham gia vào việc kinh doanh nhà đất. Tuy nhiên hệ lụy từ làn sóng tăng giá đất cũng không nhỏ.

Giàu lên nhanh chóng nhờ vào bán đất

Vào Nam sinh sống, làm việc đã hơn 10 năm, ông Phan Đình Tuấn (Đồng Phú, Bình Phước) không thể nghĩ được rằng có ngày mình sẽ “áo gấm về làng” không phải do làm việc tích lũy vất vả mà là từ bán đất phất lên. Ông Tuấn cho hay vừa bán xong vài mẫu đất vườn có với mức giá thu về gần 5,7 tỷ đồng. Ông gom tiền mang về quê hương Bắc Ninh sinh sống sau nhiều năm xa xứ làm ăn nơi đất khách.

Nếu không có sốt đất, công đất của ông Tuấn nhiều nhất chỉ bán được với giá tầm trên dưới 20 tỷ đồng. Khách mua đất của ông Tuấn cũng là dân ngoài Bắc vào mua, không ai biết người chủ mới mua đất để làm gì nhưng chắc chắn không phải là để canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, bản thân ông Tuấn cũng không mấy quan tâm đến vấn đề này, chỉ biết rằng mảnh đất của mình đã bán được giá. 

Sốt đất ven biển Quảng Nam: Bán hết đất rồi, làm sao để ngư dân còn đường ra biển?

Làng chài ven biển xã Tam Tiến, huyện núi Thành, tỉnh Quảng Nam từ một năm trở lại đây đã ghi nhận giá đất tăng chóng mặt. Một lô đất 150m2 từ vài trăm triệu đồng đến nay đã tăng tới hàng tỷ đồng/lô, nhà đầu tư từ nhiều tỉnh đổ về đây săn lùng đất ven biển.

"Sốt đất" đẩy giá tăng ảo, nhà đầu tư cần hành động thế nào khi có hiện tượng này?

Trước thực trạng giá bất động sản neo cao, điều khó khăn đối với các nhà đầu tư là cần xác định được mức giá hợp lý của dự án, mức giá đó là thật hay ảo. Bên cạnh đó tình trạng "mua dễ bán khó" đã xảy ra ở một số khu vực đất được cho là "sốt nóng". Vậy trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư cần làm thế nào?

Sốt đất nền, cơ hội để các nhà đầu tư "lướt sóng" kiếm tiền tỷ

Sốt đất không còn là câu chuyện diễn ra ở các đô thị lớn, vùng lần cận các thành phố như TP Hồ Chí Minh hay Hà Nội mà đã đi xa, len lỏi khắp các vùng quê, miền núi xa xôi. Giới chuyên gia cho rằng, hiện tượng sốt đất nên hiện này là do xu thế chạy theo các thông tin về quy hoạch hạ tầng và tâm lý đón đầu thị trường. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư "lướt sóng" kiếm tiền tỷ.

Thời của sốt đất: Một dự án tăng giá, các dự án xung quanh đồng loạt tăng theo

Theo một nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm cho hay, giá bất động sản trên thị trường đã dần được "mặc định" bằng mức giá mà người bán phát ra. Khi một dự án tăng giá, như tác động dây chuyền, các dự án xung quanh cũng đồng loạt tăng theo.

Quảng Ninh: "Sốt đất" nhen nhóm tại khu vực có dự án bị hủy bỏ

Tại khu vực Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng, trước thông tin hủy quy hoạch 1/500 Khu đô thị mới tại khu vực núi Hạm, nơi đây xuất hiện tình trạng chào bán, giao dịch bất động sản ngày càng nhộn nhịp.

Sốt đất xuất hiện ở làng chài ven biển

Gần 1 năm qua, đất ở làng chài ven biển xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam luôn trong tình trạng sốt nóng. Đất từ vài trăm triệu một lô khoảng 150m2 bỗng dưng lên đến hàng tỷ đồng, khách hàng ở nhiều nơi tấp nập đổ về nơi đây.

Rất nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ bán đất
Rất nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ bán đất

Ông Nguyễn Phước Sang cũng vừa bán xong nhà ở huyện Gò Dầu (Tây Ninh). Đây không phải là quyết định nhất thời của gia đình ông bởi trước đó, hai vợ chồng ông cũng đã nghĩ tới việc chuyển về TP.HCM gần gũi với con gái nhưng còn băn khoăn mãi chưa dứt khoát. Tuy nhiên khi giá đất được đẩy lên cao đã thúc đẩy ông Sang quyết tâm bán đất. Khu đất diện tích rộng hơn 1,3ha của gia đình ông do có vị trí đẹp nên được trả giá hơn 5 tỷ đồng. Sau khi bán đất, ông quyết định chia một phần cho các con, phần còn lại gửi ngân hàng để đảm bảo cuộc sống cho hai vợ chồng già sau khi nghỉ hưu. 

Cũng “quay cuồng” trong làn sóng bán đất khi giá tăng cao “phi mã”, ông Đỗ Hữu Chiến (huyện Minh Hưng, Bình Long) cho hay những ngày vừa qua cả gia đình ông khá mệt mỏi vì những cuộc gọi làm phiền của môi giới cò bán đất. 

Ông Chiến chia sẻ, không rõ ai đồn thổi cho rằng gia đình ông muốn bán đất mà nhiều môi giới dù không quen biết cũng liên tục gọi vào số điện thoại của ông để hỏi diện tích, hỏi giá đất gia đình muốn bán. Khi ông Chiến đáp lại là không có nhu cầu bán đất thì vẫn bị môi giới cò cưa, làm phiền, giới thiệu. Thậm chí một vài người quen chuyển sang làm môi giới cũng ngỏ ý nếu gia đình ông Chiến muốn bán thì họ sẽ hỗ trợ, giúp bán với giá tốt.


Sốt đất là cơ hội làm giàu của nhiều người
Sốt đất là cơ hội làm giàu của nhiều người

Dù ban đầu không có ý định bán đất của gia đình, nhưng những ngày qua khi được môi giới nhiệt tình tư vấn, thấy giá đất tăng cao đã khiến ông Chiến bắt đầu lung lay suy nghĩ. Bản thân ông hiểu rằng, khu đất nhà mình là đất nông nghiệp, trồng cây lâu năm, tiềm năng giá trị kinh tế chỉ có giới hạn nhất định, bao năm không thay đổi. Giá đất tăng cao không phải do giá trị kinh tế mà do nhu cầu mua nhà đất tăng cao, người người nhà nhà lao vào cuộc chiến săn đất trong cơn sốt đất nền giá đất mới được đẩy lên cao. Vì thế ông Chiến cũng phân vân muốn nhân cơ hội đất đai còn sốt nóng để bán đất, kiếm về số tiền lớn. 

Nhiều người đua nhau chuyển hướng làm môi giới, “cò” đất

Những cơn sốt đất triền miên không chỉ đẩy giá bất động sản ở nhiều địa phương tăng cao, tạo nên làn sóng mua bán giao dịch rầm rộ tại địa phương, mà còn sản sinh nên đội ngũ môi giới bất động sản không chuyên đông đảo, hùng hậu. Anh Lê Quốc Bình, một môi giới đất ở huyện Lộc Ninh cho hay, anh mới chỉ vào nghề được khoảng hơn 5 tháng nhưng thu nhập cũng tương đối tốt. Trước đó, anh làm công nhân ở một xưởng sản xuất nước tinh khiết tại địa phương, lương chỉ vỏn vẹn 8 triệu đồng. Từ ngày làm môi giới, cuộc sống của anh tốt lên rất nhiều.

Chị Minh Anh, từng công tác trong hội phụ nữ xã cũng đã quyết định rời bỏ công việc nhà nước nhàm chán, thu nhập thấp để chuyển sang làm môi giới đất từ gần 6 tháng nay. Nghề môi giới tuy vất vả, phải đi lại nhiều mới có được nguồn hàng tốt và cũng phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh va vấp nhưng bù lại có được thu nhập rất khá. Chị Minh Anh, không có ý định gắn bó với nghề môi giới lâu dài mà chỉ định làm thời vụ. Sau này, khi đã tiết kiệm được một khoản lớn, chị sẽ ít đi môi giới lại mà tìm công việc ổn định hơn nhưng vẫn sẽ giữ chân trong nghề. Lý do là bởi chị tin, nghề môi giới vẫn sẽ còn nóng trong vài năm nữa.


Sốt đất khiến nhiều người lao vào làm môi giới bất động sản
Sốt đất khiến nhiều người lao vào làm môi giới bất động sản

Trong những cơn sốt đất rầm rộ ở nhiều địa phương như Tây Ninh, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Phước…giá đất thổ cư, đất nông nghiệp có một phần là đất thổ cư hoặc đất vườn đều ghi nhận tình trạng tăng giá chóng mặt. Từ mức giá dao động trong ngưỡng 20.000 - 50.000 nghìn/m2, thì hiện nay giá đất nông nghiệp ở nhiều nơi đã rao bán với mức giá trung bình gần 100.000-700.000 đồng. 

Đất vườn có thổ cư thì mức giá bán dao động trong ngưỡng tầm 1,2-2 triệu/m2, riêng đất thổ cư trong các vùng đô thị hiện được rao bán với giá 12 -15 triệu đồng/m2. Những lô đất nông nghiệp trước có giá khoảng 1-2 tỷ đồng nay được bán với giá tăng gần gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với cách đây 1-2 năm. Nhiều chủ sở hữu đất bỗng chốc giàu lên khi sở hữu tiền tỷ sau khi bán đất. 

Một trong những nguyên nhân khiến đất nền tại nhiều địa phương lên cơn “sốt” trong thời gian qua là do có sự tiếp tay từ đội ngũ các môi giới bất động sản không chuyên nghiệp. Thị trường càng sôi động thì đội ngũ nhân sự từ các ngành nghề khác chuyển sang bất động sản càng đông, chưa kể tới một bộ phận lớn những người không có trình độ cũng muốn tham gia làm môi giới bất động sản.

Không ít môi giới bất động sản sẵn sàng sử dụng các chiều trò như mua đi bán lại, tung tin đồn thổi, lôi kéo nhiều người tham gia các giao dịch, đồng thời gây nhiễu loạn thông tin, đẩy giá đất lên cao để trục lợi, đem lại rủi ro cho nhiều khách hàng, khiến cho thị trường thiếu ổn định và khó kiểm soát. 

Từ những thông tin đồn thổi về quy hoạch cùng với chiêu trò tâm lý đám đông mà các cò đất tạo ra nhiều mảnh đất có giá trị tăng gấp 2-3 lần so với thực tế. Điều này khiến cho không ít nhà đầu tư non kinh nghiệm mắc bẫy, bán tháo nhà, đất hoặc vay tiền ngân hàng để đầu tư vào bất động sản, nhiều người dân đang có đất canh tác chọn cách bán đất, thu về một khoản tiền lớn mà không nghĩ đến việc sau này không còn đất đai để canh tác, làm ăn. 

Ngoài ra, nghề môi giới bất động sản cũng là lĩnh vực đem lại khoản thu nhập lớn so với các nghề khác, tuy nhiên phần lớn chưa thực hiện kê khai, đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật. Điều này sẽ dẫn đến bất bình đẳng xã hội, gây ra thất thoát lớn cho nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Theo: Nhân dân
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

Đất RSX là gì? Điểm đặc biệt trong quy định sử dụng đất RSX

Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục chạm đáy trong tháng 8

Mảng bán lẻ của ngân hàng khởi sắc nhờ giảm đầu cơ bất động sản?

Hà Nội: Khu đô thị hơn 2.400 tỷ tại Đông Anh tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư

Nhà ở riêng lẻ tại TP. HCM được xây dựng tầng hầm trở lại

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

Tin mới cập nhật

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

1 giờ trước

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

4 giờ trước

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

7 giờ trước

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

7 giờ trước

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

7 giờ trước