Ngành kinh tế quốc tế là gì? Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn
BÀI LIÊN QUAN
Kinh tế đầu tư là gì? Những thông tin cơ bản về ngành kinh tế đầu tưKinh tế tài chính là gì? Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai của ngành kinh tế tài chínhCác ngành kinh tế học hot nhất năm 2022Ngành kinh tế quốc tế là gì?
Để hiểu về cơ hội nghề nghiệp, kỹ năng, kiến thức, cơ sở đào tạo,... của ngành Kinh tế quốc tế. Trước hết, chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem ngành Kinh tế quốc tế là gì? Có thể hiểu: Đây là một bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học kinh tế. Với thiên hướng nghiên cứu về sự liên kết và tác động nền kinh tế giữa các hoạt động kinh doanh và giao dịch giữa các quốc gia mang tính toàn cầu. Lĩnh vực này năng động và mang tính mở rộng toàn cầu về các chiến thuật, kế hoạch của các hoạt động kinh doanh.
Kinh tế quốc tế (International Economics) là một ngành học nghiên cứu sự phụ thuộc về kinh tế giữa các quốc gia, bao gồm các hoạt động như giao dịch, mua bán của các nước hay các tổ chức kinh tế của đất nước này với đất nước khác. Thông qua đó, các quốc gia thỏa thuận đi đến một mục tiêu và lợi ích chung về kinh tế.
Để đảm bảo các bạn có thể thành công trong lĩnh vực này, đòi hỏi cần phải có sự đam mê, niềm yêu thích và hiểu biết về kinh tế, hoạt động kinh doanh quốc tế; nhanh nhạy và có khả năng nắm bắt các thông tin quốc tế chính xác; linh hoạt, năng động, có trách nhiệm, đặc biệt là những kỹ năng cần thiết như thuyết phục, ngoại ngữ, đàm phán, giao tiếp,...
Ngành kinh tế quốc tế học những gì?
Sau khi các bạn đã hiểu ngành kinh tế quốc tế là gì? Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về các môn học của ngành này. Sinh viên ngành này sẽ được đào tạo kiến thức về quản trị kinh doanh, các kiến thức tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, và các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay liên quan đến chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế vào Việt Nam,… Bên cạnh đó, được trang bị các kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập vào thị trường nước ngoài,…
Điểm qua các môn học chuyên ngành tiêu biểu như: Thương mại quốc tế; Tài chính quốc tế; Đầu tư quốc tế; Quản trị đa văn hóa và xuyên quốc gia; Quản trị quốc tế; Kinh doanh quốc tế,…
Khi theo học ngành này các sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, quốc tế hội nhập với thời lượng 50% bằng tiếng Anh. Điều này là một điểm cộng rất lớn trong việc phát triển ngoại ngữ cho sinh viên. Môi trường hoạt động sôi nổi từ các câu lạc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như học thuật, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, ... đến các tọa đàm, workshop, cuộc thi chuyên môn giúp sinh viên có khả năng tiếp thu kiến thức tốt nhất, theo cả 2 chiều hướng chủ động và thụ động. Ngoài ra, những không gian này sẽ rèn luyện cho các bạn những kỹ năng cần thiết trong công việc như làm việc nhóm, tư duy phản biện, làm việc độc lập, nói trước đám đông,...
Cơ hội nghề nghiệp của các bạn theo học ngành kinh tế quốc tế
Ngành kinh tế quốc tế là gì? Cơ hội nghề nghiệp dành cho các sinh viên sau tốt nghiệp ngành kinh tế nói chung và ngành kinh tế quốc tế nói riêng luôn rộng mở. Dưới đây là một số công việc, ngành nghề dành cho các bạn đã, đang có ý định học ngành này:
- Nhân viên xuất nhập khẩu: Đây là công việc thực hiện giao dịch và tiến hành đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng; Xây dựng và cải thiện các chiến lược xuất nhập khẩu; Soạn thảo hợp đồng bằng tiếng Anh; Thực hiện các công tác đối ngoại.
- Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế: Quan sát tình hình hoạt động của nền kinh tế toàn cầu; Nghiên cứu và xây dựng chính sách, cơ cấu kinh tế; Cố vấn các nhà đầu tư đưa ra quyết định sinh lời hiệu quả.
- Chuyên viên tài chính quốc tế: Theo dõi hoạt động tài chính quốc tế; Phân tích số liệu; Đánh giá và cách vận hành của mô hình theo dõi tài chính.
- Chuyên gia marketing quốc tế: Xây dựng kế hoạch, các chiến lược marketing; Quảng bá sản phẩm, thương hiệu ra quốc tế; Đánh giá mức độ hiệu quả và các chi phí marketing.
- Chuyên gia cung ứng: Lên kế hoạch và quản lý hoạt động cung ứng và thu mua; Tạo dựng mối quan hệ lâu dài với các đối tác.
- Chuyên gia xúc tiến thương mại: Làm liên kết phát triển kinh tế, thương mại giữa hai đất nước; Làm người đại diện cầu nối hợp tác giữa các quốc gia.
- Nhân viên hàng không, hàng hải: Thực hiện các việc xung quanh chi phí cước hải quan, cảng biển; Chi phí cước vận tải tại sân bay nội địa và quốc tế.
Một số kỹ năng của sinh viên ngành kinh tế quốc tế
Đây là ngành học đem lại rất nhiều kỹ năng cho các sinh viên, giúp ích trong giảng đường đại học và công việc sau này. Một trong những kỹ năng đó là:
- Một trong những kỹ năng các sinh viên có sau khi theo học ngành kinh tế quốc tế đó là kỹ năng phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi ích của cơ quan, tổ chức trong các mối quan hệ thương mại quốc tế. Từ đó, hoạch định những chiến lược tốt để nâng cao lợi thế cạnh tranh của cơ quan, tổ chức trên thương trường quốc tế.
- Kỹ năng của sinh viên ngành kinh tế quốc tế tiếp theo đó là kỹ năng tư duy chiến lược tốt và đưa ra quyết định đúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập nền kinh tế quốc tế.
- Kỹ năng của sinh viên ngành kinh tế quốc tế không thể bỏ qua đó là kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, chẳng hạn như kinh doanh xuất – nhập khẩu, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, vận tải quốc tế.
Các trường đào tạo ngành kinh tế quốc tế
Với nhu cầu thiết yếu về nguồn lực thì hiện có rất trường đào tạo ngành kinh tế quốc tế, dưới đây là một số trường tiêu biểu nhất:
- Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (tại Hà Nội)
- Trường ĐH Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia (tại Hà Nội)
- Trường học viện Ngoại giao (tại Hà Nội)
- Trường ĐH Ngoại thương (tại Hà Nội)
- Trường ĐH Thương mại (tại Hà Nội)
- Trường ĐH Ngân hàng (tại Tp. Hồ Chí Minh)
- Trường ĐH Kinh tế (tại Tp. Hồ Chí Minh)
- Trường ĐH Kinh tế Tài chính (tại Tp. Hồ Chí Minh)
Kết luận
Vậy, ngành kinh tế quốc tế là gì? Học kinh tế quốc tế ra làm gì? Sinh viên có những kỹ năng gì khi theo học ngành đó. Tất cả những câu hỏi này đã được trả lời ở bài viết trên đây. Hy vọng rằng những kiến thức này giúp ích cho việc định hướng nghề nghiệp và học tập của bạn.