meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các ngành kinh tế học hot nhất năm 2022

Thứ tư, 01/06/2022-15:06
Đón đầu xu hướng tuyển dụng việc làm hiện nay luôn là những công việc thuộc các ngành kinh tế. Phần lớn các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp đều ưu ái lựa chọn kinh tế bởi lợi thế của ngành này rất lớn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến cho bạn những thông tin chi tiết nhất về những ngành kinh tế hot nhất hiện nay, cùng theo dõi nhé!

Tổng quan về các ngành kinh tế

Các ngành kinh tế là gì?

Ngành kinh tế hay hiểu đơn giản hơn với cái tên thường gọi là kinh tế học. Đây là một bộ môn chuyên về khoa học nghiên cứu liên quan đến các vấn đề sản xuất, phân phối, tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa. Là yếu tố chính thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển. Bên cạnh đó, bản chất của ngành còn nghiên cứu đến các cách thức quản lý nguồn tài nguyên của xã hội.

Việc vận dụng ngành kinh tế hướng tới mục đích giải thích cho sự vận động, tìm kiếm các tác nhân, nguyên tắc kinh tế được áp dụng trong đời sống. Sử dụng mở rộng không chỉ đơn thuần về thương mại, tài chính mà còn liên quan đến cả hành chính, luật, các ngành khoa học khác liên quan.

Khi theo học bất kỳ chương trình đào tạo nào của các ngành kinh tế, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức chuyên môn cho đến kỹ năng cần thiết. Việc thực hành trong thực tiễn được chú trọng hơn để đào tạo ra nguồn nhân lực có đủ phẩm chất, khả năng làm việc sáng tạo.

Kiến thức chuyên môn được trang bị mở rộng từ vi mô cho đến vĩ mô, giúp các sinh viên theo học có đủ khả năng phân tích, tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế. Chính điều đó tạo nên nguồn doanh thu lợi nhuận rất lớn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp, ngành kinh tế còn cung cấp lao động cho nhiều lĩnh vực khác như: cơ quan, tổ chức chính phủ,... nếu đủ năng lực.


Ngành kinh tế học đang được ưa chuộng hiện nay
Ngành kinh tế học đang được ưa chuộng hiện nay

Nhu cầu tuyển dụng của ngành kinh tế hiện nay

Dựa vào mức độ đa dạng và sự phức tạp hóa tăng dần theo các lĩnh vực chuyên sâu hơn trong các ngành kinh tế. Nhu cầu tuyển dụng của ngành này cũng đa dạng hơn và phụ thuộc vào môi trường làm việc chuyên nghiệp hay trung bình, khá.

Đối với hầu hết các công việc chuyên về kinh doanh cơ bản, những nhà tuyển dụng thường không đòi hỏi quá nhiều về trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, giá trị của tấm bằng tốt nghiệp cũng không yêu cầu quá nhiều, đổi lại là có mức lương không cao và chế độ làm việc không bền vững, lâu dài. Tuy nhiên, những vị trí này lại có nhu cầu tuyển dụng số lượng nhân lực lớn và thường xuyên.

Còn đối với các công việc có tính chất liên quan đến chuyên viên kinh tế, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn rất nhiều. Yếu tố đầu vào cũng được đánh giá cao hơn và rất được trọng dụng. Những công việc này có mức lương rất cao và ổn định, cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân rất tốt. Tuy nhiên, phải là người có đủ năng lực và kinh nghiêm thì mới đủ khả năng để làm việc.

Mức độ cạnh tranh của lao động trong các ngành kinh tế

Dựa vào nhu cầu tuyển dụng lớn ở những ngành kinh tế hiện nay, có thể dễ dàng thấy rằng mức độ cạnh tranh của lao động ngành này là rất lớn. Thông thường, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới có số lượng nộp CV phỏng vấn rất nhiều trong năm và cũng chỉ có 3 - 5% trong số đó được chọn. Mức độ cạnh tranh tại các doanh nghiệp càng lớn thì ứng viên có sự cạnh tranh càng nhiều.

Mặt khác, việc tiếp cận giáo dục và phổ cập ngôn ngữ hiện nay là 90%, người dân đều được đi học từ đại học trở lên và hoàn thành, nhận bằng, ra trường. Mặc dù vậy, không phải ứng cử viên này cũng giỏi, có đủ khả năng thuyết phục và không phải người nào cũng thể hiện tốt.Vì vậy, để có thể cạnh tranh được với người khác chỉ còn cách trau dồi, rèn luyện kiến thức mỗi ngày.


Mức độ cạnh tranh của ngành kinh tế khá cao trong xã hội
Mức độ cạnh tranh của ngành kinh tế khá cao trong xã hội

Tại sao các ngành kinh tế được nhiều người lựa chọn?

Những công việc liên quan đến ngành kinh tế rất thu hút nhiều nhân lực làm việc. Vậy lý do vì sao ngành này lại được yêu thích như vậy? Đó là vì:

Nhu cầu của khách hàng và thị trường

Các ngành nghề phát triển đều phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu của thị trường và khách hàng. Bởi kinh tế là một lĩnh vực mà quốc gia nào cũng có và không thể tồn tại phát triển nếu thiếu đi kinh tế.

Nếu không có sự hoạt động của các ngành kinh tế, đời sống vật chất sẽ rất nghèo nàn, nhân dân lạc hậu và khổ cực. Chính vì vậy, để có thể hội nhập toàn cầu thì cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, khách hàng luôn có những nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng. Kinh tế cũng được đầu tư hiện đại hơn nhằm phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dân. Các đãi ngộ về ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế, kinh doanh nhiều ưu đãi hơn. Vì vậy mà nhiều người lựa chọn theo đuổi công việc này.

Xu hướng phát triển chung

Nhiều bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp đều được phỏng vấn lý do vì sao lại chọn các ngành kinh tế. Phần lớn câu trả lời đều là theo xu hướng phát triển chung của xã hội, do thấy có nhiều người theo học và nghe đến ngành này có thể dễ dàng kiếm việc làm.

Cũng có nhiều người lựa chọn ngành kinh tế học vì đi theo định hướng, kế hoạch của bản thân, gia đình, bạn bè,... Việc lựa chọn tương lai theo xu hướng xã hội không xấu, nhưng bạn cũng cần cân nhắc về năng lực bản thân và ngành nghề. Để tránh không chọn nhầm ngành cũng như tránh tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc không đáng có.


Những ngành nghề kinh tế thu hút nhiều nhân lực vì theo sự phát triển của xu hướng chung xã hội
Những ngành nghề kinh tế thu hút nhiều nhân lực vì theo sự phát triển của xu hướng chung xã hội

Đào tạo nguồn nhân lực trẻ

Một trong những lý do khiến các ngành kinh tế được yêu thích là vì ngành dẫn đầu về chương trình đào tạo nguồn nhân lực trẻ dồi dào. Với mục đích tạo sự thích ứng tốt với những chuyển biến của nền kinh tế thời đại, các nhà tuyển dụng kinh tế thường tập trung tối đa vào các nguồn nhân lực trẻ bởi:

  • Họ có niềm đam mê với công việc mãnh liệt.
  • Có thể gắn bó với công việc lâu dài hơn.
  • Ham học hỏi, giàu nhiệt huyết cống hiến cho công việc.
  • Có thể tiếp thu những điều mới rất nhanh, dễ lắng nghe và chỉ bảo.
  • Có trình độ chuyên môn ở mức tương đối tốt.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều lao động trẻ thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Do vậy, các nhà tuyển dụng cần hỗ trợ đào tạo bài bản hơn, cùng với sự nỗ lực rất lớn trong học tập, trau dồi kiến thức từ chính bản thân các lao động thế hệ trẻ.

Đa dạng các công việc, vị trí làm việc

Có thể nói rằng, những ngành kinh tế rất phong phú và đa dạng khi mang đến nhiều vị trí việc làm cho người lao động. Không chỉ có vậy, mức lương và chế độ thưởng của các công việc này rất hấp dẫn, thu hút nhiều bạn trẻ lựa chọn. Là cơ hội cực tốt để họ có thể học hỏi và phát huy tối đa khả năng của bản thân.

Thực tế hiện nay có trên dưới 50 nhóm ngành kinh tế, nhưng những ngành nổi trội và thịnh hành nhất trên thị trường tuyển dụng hiện nay gồm:

  • Nhóm các ngành Quản trị.
  • Nhóm các ngành Đấu thầu.
  • Nhóm các ngành Tài chính - Ngân hàng.
  • Nhóm các ngành Kinh tế biển.
  • Nhóm ngành Kế toán và Kiểm toán.
  • Nhóm các ngành Đầu tư.
  • Nhóm ngành Kinh tế quốc tế.
  • Nhóm các ngành Kế hoạch - Phát triển.
  • Nhóm các ngành Luật kinh tế.

Nhóm ngành kinh tế có đa dạng việc làm thu hút nhiều người lựa chọn
Nhóm ngành kinh tế có đa dạng việc làm thu hút nhiều người lựa chọn

Top 4 ngành kinh tế được yêu thích nhất năm 2022

Với sự phát triển và cơ hội việc làm cao của các ngành kinh tế như hiện nay, rất nhiều người định hướng sẽ theo đuổi lĩnh vực này. Tiếp theo đây là danh sách 4 ngành kinh tế hot nhất trên thị trường tuyển dụng năm 2022:

Ngành Quản trị kinh doanh

Sự mở rộng và gia tăng số lượng các công ty lớn ở Việt Nam đã dẫn đến nhu cầu nhân lực tăng cao trong ngành kinh doanh. Các doanh nghiệp luôn ưu tiên tìm kiếm những sinh viên học ngành Quản trị kinh doanh với trình độ chuyên môn vững để phát triển công ty.

Thêm vào đó, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới cũng mở ra những cơ hội làm việc cho công ty nước ngoài cho các bạn sinh viên. Kèm theo đó là những đãi ngộ vô cùng hấp dẫn, tạo nên sức hút mạnh mẽ của ngành quản trị.

Theo học ngành Quản trị kinh doanh, các sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức từ nền tảng cho đến chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, tài chính,... Đồng thời cũng học những kỹ năng cần thiết như: Lập kế hoạch, xây dựng chiến lược, nghiên cứu phân tích thị trường, làm việc nhóm,....

Sau khi tốt nghiệp ra trường, các bạn trẻ có thể xin vào làm việc ở một số vị trí như:

  • Nhân viên kinh doanh.
  • Chuyên viên kinh doanh marketing.
  • Chuyên viên xây dựng chiến lược.
  • Làm việc trong các ban phòng kinh doanh.

Mức lương khởi điểm của sinh viên vừa tốt nghiệp dao động trong khoảng 6.000.000 VNĐ - 9.000.000 VNĐ. Đây là mức lương cho những vị trí là nhân viên tại các phòng ban như: Phòng Kinh doanh, Hành chính, Kế hoạch,...

Để được đào tạo tốt về ngành quản trị kinh doanh, bạn có thể theo học một số trường như: Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại,...


Quản trị kinh doanh là một trong các ngành kinh tế được ưa chuộng
Quản trị kinh doanh là một trong các ngành kinh tế được ưa chuộng

Ngành Tài chính - Ngân hàng

Nhóm ngành Tài chính, ngân hàng cũng được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học nhiều nhất hiện nay. Ưu điểm khi làm việc ở ngành nghề này đó là được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn, mức lương khởi điểm tốt, cơ hội tìm được việc làm cao,...

Khi theo học chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng, các bạn sinh viên sẽ được học các kiến thức về kinh tế tài chính doanh nghiệp, phân tích dự báo tài chính, nghiên cứu các rủi ro thị trường,... Bên cạnh đó, còn được đào tạo thêm các kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng,...

Ngành Tài chính, ngân hàng là một trong các ngành kinh tế học có kiến thức khá rộng với đa dạng các chuyên ngành đào tạo gồm: chuyên ngành Ngân hàng, Quản lý Tài chính công, Thuế, Tài chính bảo hiểm, Hải quan, Phân tích tài chính, Định giá tài sản, Đầu tư tài chính,...

Một số công việc thuộc nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng như:

  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng.
  • Chuyên viên kiểm toán, kế toán nội bộ ngân hàng thương mại.
  • Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế.
  • Chuyên viên, nhân viên kinh doanh ngoại tệ, tiền tệ.
  • Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn.
  • Chuyên viên hỗ trợ thương mại.
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp.
  • Chuyên viên định giá tài sản.
  • Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán.
  • Giảng viên đại học ngành Tài chính – Ngân hàng.

Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng là một lựa chọn rất tuyệt vời khi theo học ngành Kinh tế
Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng là một lựa chọn rất tuyệt vời khi theo học ngành Kinh tế

Ngành Kế toán - Kiểm toán

Kế toán, Kiểm toán cũng là một trong những ngành kinh tế được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Ngành Kế toán sẽ cung cấp các kiến thức chủ yếu về dữ liệu thông tin các doanh nghiệp, giúp đưa ra những giải pháp tính toán hiệu quả khi làm việc. Còn kiểm toán chính là kiểm soát các hành vi kế toán.

Yêu cầu người theo học nhóm ngành này cần phải có sự tư duy và biết phân tích, thích nghi làm việc với các con số, sổ sách. Tất cả được dựa trên những hoạt động như: Thu thập, Nghiên cứu, Phân tích, Thống kê,.... các số liệu cần thiết.

Sinh viên theo học ngành Kiểm toán, Kế toán sẽ được trang bị một khối lượng kiến thức về kiểm tra, xử lý tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh qua các nghiệp vụ như: Tính phí, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu,...

Ngoài ra, các bạn trẻ còn được trau dồi thêm các kỹ năng phối hợp và thực hiện công việc như: Phân tích, đọc báo cáo tài chính, Kỹ năng thương lượng, đàm phán, Ngoại ngữ, Lập kế hoạch, Tổ chức sự kiện, Giải quyết tình huống,...

Sau khi ra trường, các bạn sinh viên có thể ứng tuyển vào làm việc ở các vị trí như: Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, tư vấn tài chính, thủ quỹ,… tại các doanh nghiệp quản lý tài chính Nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, ngân hàng,...


Kế toán - Kiểm toán là một trong các ngành kinh tế thu hút nhiều nhân lực
Kế toán - Kiểm toán là một trong các ngành kinh tế thu hút nhiều nhân lực

Nhóm ngành Kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa phát triển mạnh mẽ ngày nay, nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế toàn cầu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, các nhân lực trẻ ngành Kinh tế quốc tế đang rất cần hiện nay, mở ra những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn sinh viên theo học ngành này.

Ngành Kinh tế quốc tế sẽ cung cấp cho các bạn trẻ kiến thức về kinh tế trong và ngoài nước, các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay, khả năng phân tích và đầu tư kinh tế, thương mại hóa, logistics,...

Mức lương khởi điểm của sinh viên mới tốt nghiệp các ngành Kinh tế quốc tế trong khoảng 7.000.000 VNĐ đến 9.000.000 VNĐ /tháng. Tuy nhiên, khi thời gian làm việc lâu và có kinh nghiệm hơn, mức lương của người làm ngành kinh tế quốc tế có thể lên tới 25.000.000 VNĐ - 30.000.000 VNĐ/tháng.

Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên có thể nộp đơn xin ứng tuyển vào một số doanh nghiệp như: Các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài, công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, vận tải quốc tế,... ở các vị trí làm việc như:

  • Chuyên viên xuất nhập khẩu.
  • Nhân viên chứng từ logistics.
  • Chuyên viên đối ngoại.
  • Nhân viên kinh doanh tại các tập đoàn đa quốc gia.
  • Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên marketing quốc tế

Nhóm ngành Kinh tế quốc tế tạo cơ hội việc làm hấp dẫn cho nhiều người
Nhóm ngành Kinh tế quốc tế tạo cơ hội việc làm hấp dẫn cho nhiều người

Lời kết

Nhóm các ngành kinh tế là gì và có vai trò như thế nào đã được lý giải rất đầy đủ qua bài viết trên. Bên cạnh đó, các thông tin về ngành nghề kinh tế được ưa thích nhất hiện nay cũng đã được cung cấp đến bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp bạn có được định hướng và lựa chọn ngành học tốt nhất cho tương lai!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước