Ngành kinh tế vận tải là gì? Cơ hội việc làm khi theo học ngành kinh tế vận tải
BÀI LIÊN QUAN
Cách tính tổng kim ngạch xuất nhập khẩu như thế nào?Feeder là gì? Lợi ích của tàu trung chuyển trong ngành vận tảiCán cân xuất nhập khẩu là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩuKhái niệm ngành kinh tế vận tải là gì?
Kinh tế vận tải là ngành có nhiệm vụ nghiên cứu về những hoạt động sản xuất giao thông đối với đường biển, tàu thủy. Bên cạnh đó, ngành này cũng nghiên cứu về phương pháp tối ưu cho vấn đề đầu tư, quản lý, đưa ra những giải pháp nhằm tối đa công suất và chức năng của vận tải biển. Đồng thời còn giúp lập ra những chiến lược kinh doanh theo đường tàu thủy một cách có hiệu quả.
Mục tiêu của ngành kinh tế vận tải là gì?
Ngành kinh tế vận tải giúp sinh viên của kỹ năng và trình độ làm các công tác quản lý, kinh doanh, đồng thời khai thác những tiềm năng, lợi thế của giao thông vận tải trên cả 3 phương diện là vận tải đường biển, vận tải đường thủy và vận tải đường bộ.
Tất cả sinh viên sẽ được đào tạo một cách bài bản từ cơ bản đến nâng cao trong lĩnh vực vận tải, áp dụng công nghệ tối tân vào hệ thống quản lý chuyên nghiệp, có khả năng xử lý vấn đề và tình huống tốt. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo sẽ giúp sinh viên có thể nâng cao được các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành trong thực tế,…
Những thông tin bạn cần biết khi học ngành kinh tế vận tải là gì?
Những phân tích ở trên chắc hẳn bạn đã hiểu được “kinh tế vận tải là gì?” cũng như biết được mục tiêu đào tạo của ngành này để có cái nhìn tổng quát nhất. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thêm những thông tin đào tạo của ngành kinh tế vận tải.
Các môn học của ngành kinh tế vận tải
Sau khi tốt nghiệp ngành này, học viên phải có kiến thức về thị trường vận tải biển, vấn đề chung của cảng biển, hoạt động của cảng, quản lý cảng, thương vụ vận tải biển, chứng từ dùng trong vận tải biển. Ngoài ra còn cần hiểu rõ về đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như các chỉ tiêu khai thác và hiệu quả bán hàng trong vận tải biển, kỹ năng thương thảo ký kết hợp đồng, xử lý khiếu nại tranh chấp, bảo hiểm hàng hải,...
Do đó, các môn học đặc trưng mà sinh viên ngành kinh tế vận tải được học sẽ bao gồm:
- Hàng hóa
- Địa lí vận tải
- Thủy văn công trình cảng
- Thiết bị xếp dỡ
- Lý thuyết tàu
- Quản lí khai thác cảng
- Quản lí khai thác đội tàu
- Đại lí tàu biển
- Nghiệp vụ ngoại thương
- Giao nhận vận tải
- Bảo hiểm hàng hải
- Quản lý Tài chínhđầu tư
- Quản trị nhân sự
- Quản lý, điều hành vận tải đường bộ,…
Sinh viên học ngành kinh tế vận tải ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế vận tải rất đa dạng. Vì thế mà nhiều bạn trẻ tìm hiểu và lựa chọn theo học ngành này mặc dù nhiều người vẫn còn đặt dấu chấm hỏi lớn về “ngành kinh tế vận tải là gì?”. Sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế vận tải bạn sẽ đảm nhận các công việc tại các cơ quan ban ngành, các công ty dịch vụ vận tải (đại lí tàu biển, môi giới hàng hải, giao nhận vận tải, đại lí xuất nhập khẩu hàng hóa,…) với các vị trí như sau:
- Chuyên viên thiết lập kế hoạch sản suất, kế hoạch khai thác đội tàu vận tải biển, cầu bến, kho bãi. Ngoài ra còn có kế hoạch xếp dỡ/giao nhận/vận tải hàng hóa tại cảng biển.
- Chuyên viên tổ chức điều hành hoặc tham gia tổ chức điều hành công tác xếp dỡ, giao nhận hàng hóa tại cảng biển. Đồng thời khai thác, điều động tàu tại các công ty vận tải.
- Chuyên viên phân tích kinh tế đầu tư xây dựng cảng, mua sắm máy móc, thiết bị xếp dỡ, ô tô, tàu biển và thực hiện các nghiệp vụ chuyên ngành khác.
- Quản trị các bộ phận kinh doanh, marketing của các cơ quan sản xuất bán hàng, các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế vận tải.
- Giảng viên nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành kinh tế vận tải
Mức lương của ngành kinh tế vận tải là bao nhiêu?
Mức lương ngành kinh tế vận tải cũng là vấn đề mà nhiều bạn trẻ thắc mắc và tìm hiểu. Theo thống kê, các kỹ sư mới ra trường, dù chưa có nhiều kinh nghiệm hay kỹ năng thì mức lương trung bình cũng dao động từ 5-8 triệu đồng/tháng.
Sau quá trình học tập và làm việc, có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như các kỹ năng thì mức lương 1 tháng sẽ khoảng 10 triệu. Đối với các vị trí quản lý, bạn có thể nhận được mức lương 20 triệu đồng nếu có thể dẫn dắt doanh nghiệp phát triển, tạo ra hiệu quả kinh doanh.
Tố chất cần có của sinh viên ngành kinh tế vận tải là gì?
Với bất kỳ ngành nghề, công việc nào thì kỹ năng chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cũng là những yếu tố cần thiết để giúp bạn thành công và thăng tiến trong công việc. Bên cạnh đó, ngành kinh tế vận tải còn cần những kỹ năng sau:
- Bạn phải có lòng yêu nghề, tinh thần làm việc không quản ngại khó khăn, vất vả. Ngoài ra, khi làm việc trong ngành này, bạn cũng cần rèn luyện cho mình một sức khỏe thật tốt, cơ thể dẻo dai để đáp ứng đặc thù công việc.
- Ngành kinh tế vận tải cũng đòi hỏi tính chính xác trong từng khâu, từng công đoạn. Vì thế mà, các kỹ sư phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, tìm hiểu kỹ thông tin và để ý từng chi tiết công việc
- Tính trung thực luôn được đề cao trong quá trình làm việc bởi vì đây là ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế. Bạn luôn phải biến hóa để giải quyết vấn đề, nêu cao tinh thần nguyên tắc của bản thân, bình tĩnh giải quyết mọi tình huống một cách khoa học nhất.
- Ngành này có môi trường làm việc quốc tế nên kỹ năng ngoại ngữ sẽ là chìa khóa giúp bạn thành công trong công việc.
- Trong quá trình làm việc bạn sẽ giao tiếp với nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau. Vì thế mà, giao tiếp tốt giúp bạn truyền đạt và nắm bắt thông tin tốt hơn, giải quyết những thắc mắc, tranh chấp trong lúc làm việc.
Lời kết
Bài viết trên đây chúng tôi vừa giới thiệu sơ lược tới các bạn về ngành “kinh tế vận tải là gì?”. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề kinh tế vận tải cũng như những cơ hội đặt ra để có sự lựa chọn phù hợp nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc các bạn thành công!