Ngành gạo Thái Lan đứng trước tương lai bất định vì làn sóng các giống lúa từ Việt Nam đổ xô đến xứ chùa Vàng không biết từ khi nào
BÀI LIÊN QUAN
Nhập khẩu gạo của Việt Nam bất ngờ tăng mạnh thời gian quaXuất khẩu gạo là “điểm nhấn” cuối năm khi sức mua của nhiều mặt hàng đều sụt giảmBức tranh toàn cảnh ngành gạo Việt: Nhiều khả năng sẽ vượt mục tiêu, giá bán vượt cả đối thủXuất hiện “kẻ xâm nhập”
Theo Nhịp sống thị trường, tờ Nikkei Asia cho biết ngành lúa gạo Thái Lan đang đứng trước một tương lai bất định khi xuất hiện hàng loạt “kẻ xâm nhập” dường như không thể được phát hiện đang lan rộng trên khắp các cánh đồng của quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 toàn cầu.
Nông dân xứ sở chùa Vàng vẫn đang âm thầm chuyển sang canh tác các giống lúa của Việt Nam vì dễ canh tác hơn, có hạt cơm mềm như gạo Thái và được ưa chuộng bởi nhiều người dùng dù đã có những quy định nhằm bảo vệ danh tiếng của gạo mang thương hiệu của Thái Lan. Động thái này đang khiến nỗ lực bảo vệ danh tiếng gạo Thái gặp khó khăn hơn.
Ông Charoen Laothamatas, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cho hay: “Tại miền trung Thái Lan, hơn 1 triệu rai (hơn 160.000ha) đã trở thành nơi trồng những giống lúa của Việt Nam. Không ai có thể nhận ra được đâu là lúa Việt Nam và đâu là lúa Thái Lan chính hiệu”.
Gạo Việt Nam đón tin vui khi Philippines quyết định giữ nguyên mức thuế nhập khẩu gạo
Việc thuế nhập khẩu gạo tại Philippines duy trì ở mức 35% được kỳ vọng sẽ có lợi cho các doanh nghiệp gạo Việt Nam. Mức thuế nhập khẩu gạo của Philippines trước đây là 40% và 50% tương ứng với gạo nhập khẩu theo hạn ngạch và gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch.Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 dự kiến đạt gần 7 triệu tấn trị giá 4 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 đạt gần 7 triệu tấn, tổng trị giá khoảng 4 tỷ USD. Kết quả này rất ấn tượng trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang có nhiều biến động và gạo vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu tỷ USD của nông sản Việt.Xuất khẩu tăng cao kỷ lục nhưng gạo Việt Nam vẫn thiếu những thương hiệu lớn
Theo dự báo, trong ngắn hạn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu làm cho nhu cầu lương thực tăng cao. Chính vì thế mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần phải nắm bắt cơ hội trong việc tiếp cận cũng như mở rộng các thị trường mới.Hiệp hội này theo dõi việc sản xuất lúa gạo hàng năm một cách chặt chẽ với những cuộc trò chuyện và khảo sát được triển khai với người nông dân, thương nhân địa phương và các nhà máy xay xát.
Nhìn chung rất khó phân biệt được các loại giống lúa khác nhau đang được gieo trồng trên đồng ruộng. Tuy nhiên, xu hướng những giống lúa Việt Nam đang được canh tác trên đất Thái đã đặt ra một vấn đề về toàn bộ chiến lược xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu của Thái Lan vốn được người Thái rất tự hào luôn quảng cáo là hàng thật và đạt chất lượng cao trong những năm qua.
Ông Charoen phát biểu rằng: “Tôi nghĩ toàn bộ ngành lúa gạo của chúng ta sẽ đối mặt với rủi ro nếu chúng ta không hành động bởi lẽ chúng ta luôn quảng bá gạo của mình là loại gạo cao cấp. Chúng ta có thể duy trì được chất lượng và tính xác thực để duy trì vị trí quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới bằng cách nào?”
Thái Lan có Đại luật bảo vệ giống cây trồng rất chặt chẽ, cấm nhập khẩu những chủng loại hàng hóa chính vào vương quốc. Bởi vậy, toàn bộ giống lúa Việt Nam được gieo trồng trên đất Thái Lan đều không hợp pháp, và nhập lậu qua biên giới để trồng. Không ai có thể phân biệt được các giống lúa nếu không làm xét nghiệm NDA. Trong khi đó, người nông dân ngày càng phớt lờ những hạn chế về mặt pháp lý.
Mặt khác, các giống lúa của Thái Lan lại khó trồng hơn, nhất là giống Hom Mali cao cấp và thơm hơn nhưng cần tới 120 ngày mới tăng trưởng và chỉ có thể trồng được tại một số khu vực cao nguyên ở phía Đông Bắc mỗi năm một vụ, và còn tùy theo lượng mưa theo mùa.
“Đây là một giống lúa tốt bởi có thể được trồng dễ dàng và rất khỏe, có thể kháng được sâu bệnh. Kết cấu cây khá mềm và phù hợp với nhu cầu của người dùng”, theo chia sẻ của Srichan Kanta, một nông dân 48 tuổi ở tỉnh Nakhonsawan, cách Bangkok 240 km về phía bắc.
Giống Jasmine 85 là giống lúa Việt Nam được trồng tại Thái Lan, và có thể chỉ mất 90 ngày sau khi trồng để thu hoạch. Điều đó giúp người nông dân Thái có thể dễ dàng trồng trọt nhiều vụ trong năm, nhất là ở miền trung Thái Lan, nơi mà sở hữu hệ thống thủy lợi tốt và cho phép canh tác quanh năm.
Sức ép duy trì vị trí
Không ai hiện nay có thể biết chính xác giống lúa Việt Nam được đưa vào những tỉnh miền Trung của Thái Lan kể từ thời điểm nào. Tuy nhiên theo ước tính của ông Charoen, đã có hơn 160.000 ha đất trong vài năm qua chuyển sang trồng những giống lúa Việt Nam. Các giống lúa này được nhập lậu trên những chiếc xe tải lớn vì thương lái nhận thấy được như cầu của nông dân Thái đang đi tìm các giống lúa rẻ hơn có năng suất cao hơn.
Thái Lan vẫn khó tránh khỏi sự canh tranh khốc liệt trên thị trường gạo quốc tế cho dù tập trung vào những giống lúa phẩm cấp cao. Thái Lan là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất toàn cầu trong hơn 3 thập kỷ từ năm 1970 đến năm 2010. Tuy nhiên, các đối thủ khác đã vượt mặt Thái Lan kể từ năm 2011.
Hiện nay, Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất toàn cầu với lượng xuất khẩu ước tính đạt 22 triệu tấn trong năm 2022. Thái Lan nhiều năm qua cạnh tranh vị trí thứ 2 với Việt Nam với sản lượng xuất khẩu ghi nhận gần 7-7,5 triệu tấn hàng năm. Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan (TDRI) cho rằng sự cạnh tranh với Việt Nam trở nên khốc liệt hơn vì Thái Lan không thể mang đến những loại gạo mà thị trường đang cần với mức giá phù hợp.
Làn sóng gạo Việt Nam đổ vào Thái Lan chỉ gây thêm sức ép. Theo một thương nhân của một công ty thương mại quốc tế, một vấn đề lớn sẽ xảy ra nếu Thái Lan không phát triển được những giống lúa cho riêng mình nhằm đáp ứng được các nhu cầu khác nhau trên thị trường toàn cầu và để những giống ngoại lai gây nên thách thức cho ngành xuất khẩu gạo của quốc gia này.
Do không cung cấp những giống lúa mới cho nông dân với năng suất tốt hơn mà vụ lúa gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Thái Lan, cơ quan giám sát nghiên cứu và phát triển lúa gạo đã hứng chịu chỉ trích. Tuy nhiên, theo bộ này, họ đã phát triển được 171 chủng loại nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau từ các nhà hàng cao cấp tới bột gạo công nghiệp.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho hay năng suất gạo của Thái Lan chỉ ghi nhận đạt 300 kg đến 400 kg/rai ở Thái Lan, trong khi đó tại Việt Nam và Ấn Độ là 800kg, còn ở Lào là 500kg.