meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngành công nghiệp hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn

Thứ tư, 16/11/2022-20:11
Cả nước mới chỉ có khoảng 5.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam hiện nay, con số này chiếm tương ứng 4,5%. Nếu so sánh với cộng động doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của khu vực ASEAN, con số trên khá khiêm tốn, và đáng báo động.

Các chuyên gia đánh giá công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chỉ mới dừng lại ở giai đoạn gia công chế tạo những sản phẩm đơn giản và có giá trị gia tăng tương đối thấp.

Hàng chục năm mới có lợi nhuận

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy dù có nhiều chính sách đến nay đã được đưa ra nhưng cả nước mới chỉ có khoảng 5.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam hiện nay, con số này chiếm tương ứng 4,5%.


Chỉ có khoảng 5.000 doanh nghiệp trên cả nước hoạt động trong mảng công nghiệp hỗ trợ
Chỉ có khoảng 5.000 doanh nghiệp trên cả nước hoạt động trong mảng công nghiệp hỗ trợ

Các chuyên gia cho rằng đó là con số đáng cảnh báo nếu đem ra so sánh với cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vốn đang hoạt động vô cùng hiệu quả tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nếu so sánh với khu vực châu Á và toàn thế giới thì còn hẩm hiu hơn rất nhiều.

Đánh giá cho thấy việc các doanh nghiệp e ngại làm công nghiệp hỗ trợ là vì có không ít trở ngại và bài học khi tham gia vào mảng này. Trong ngành công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp đều khẳng định rằng đó không phải nơi để đầu tư theo đám đông, theo phong trào, có cơ hội giàu lên nhanh chóng như chứng khoán, bất động sản… nhất là lại kén doanh nghiệp tham gia.

Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp CNHT thành phố Hà Nội (Hansiba) trao đổi rằng các doanh nghiệp trong ngành đang gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, vốn, cơ chế chính sách, đầu ra sản phẩm. Sau quãng thời gian 2 năm chịu nhiều tác động bởi dịch bệnh Covid 19, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội phải chuyển sang kinh doanh những mảng khác.

Theo chia sẻ từ Phó Chủ tịch Hansiba, yếu tố cần và đủ là cơ chế chính sách cụ thể, chi tiết cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, để doanh nghiệp nước ngoài vào đặt hàng thì hạ tầng đất đai cũng phải đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp mong muốn tiếp cận được những nguồn lực về tài chính và nguồn vốn kinh doanh nhằm mua sắm các máy móc thiết bị.

Ngành công nghiệp hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn - ảnh 2

Ông Vân đưa ra kiến nghị rằng các tổ chức ngân hàng quan tâm cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có thể tiếp cận được nguồn vốn tốt, thời hạn cho vay dài vì nhiều đơn vị trong lĩnh vực này phải đầu tư 2-3 năm, hoặc thậm chí họ có thể mất tới 5-10 năm mới có lãi. Ngoài ra, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp “cởi lớp áo ra là không còn tiền”.

Ông Vân kiến nghị rằng: “Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ kỳ vọng có thể thế chấp nhà xưởng, máy móc thiết bị, có thêm hình thức bảo lãnh 3 bên. Đề xuất Quỹ Đầu tư phát triển TP Hà Nội cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội cân nhắc tài trợ cho vay những dự án nhà ở công nhân và dự án nhà ở xã hội”.

Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng kỳ vọng được tiếp sức từ chính sách thuế ưu đãi và giảm thuế xuất nhập khẩu vì đa số nguyên liệu trong ngành đều là hàng nhập khẩu. Chẳng hạn như Luật số 71 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế được ban hành từ năm 2014, dù đã có những chính sách ưu đãi nhưng đến này chưa có doanh nghiệp trong nước nào được hưởng. Quy định của Luật cho thấy chỉ có các doanh nghiệp trong mảng công nghiệp hỗ trợ thành lập sau năm 2015 mới được hưởng ưu đãi về thuế, tuy nhiên số này lại rất ít.

Gặp nhiều khó khăn khi đi tiên phong

Trên thực tế, không ít các doanh nghiệp trong nước đã đầu tư phát triển các khu công nghiệp (KCN) dành riêng cho công nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ứng yêu cầu tham gia những chuỗi sản xuất trên toàn cầu. Tuy nhiên, mô hình này vẫn khó có thể thu hút doanh nghiệp dù đã hoạt động được 6 năm.

Theo đại diện Tập đoàn N&G, chủ đầu tư Khu công nghiệp Hanssip việc quy định đối tượng vào khu công nghiệp với danh mục cứng nhắc dường như đang buộc Hanssip trong việc thu hút đầu tư. Khu công nghiệp này từng tuột mất những hợp đồng hàng tỷ USD. 

Ngành công nghiệp hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn - ảnh 3

Đại diện Tập đoàn N&G cho biết: “Đã từng có một tập đoàn nổi tiếng toàn cầu dự định đầu tư nhà máy trị giá 20 tỷ USD đặt tại khu công nghiệp Hanssip, nhằm phục vụ sản xuất tủ mát cho thị trường trong khu vực. Thế nhưng, sau khi tiếp xúc để triển khai thực hiện đầu tư, doanh nghiệp được xác định kinh doanh trong nhiều lĩnh vực được coi là doanh nghiệp sản xuất đồ uống. Bởi vậy, địa phương đã từ chối tiếp nhận đầu tư.

Khu công nghiệp Hanssip cũng từng mất đi hợp đồng với Tập đoàn Dệt may TAL (Đức). Nguyên nhân là do những quy định có liên quan đến thu hút đầu tư có chọn lọc của địa phương mặc dù phía đối tác cam kết xây dựng nhà máy xử lý nước thải khép kín, nhằm đảm bảo về tiêu chuẩn COP26. Sau đó, tập đoàn TAL đã xây dựng nhà máy tại 1 khu công nghiệp ở tỉnh Thái Bình”.

Bên cạnh những quy định nghiêm ngặt về thu hút doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, chủ đầu tư của Hanssip còn gặp những vướng mắc trong việc thu hút đầu tư bởi các vấn đề kéo dài liên quan đến đường nhánh nối QL1A và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ở đoạn qua khu công nghiệp, mặc dù đơn vị này đã tạm ứng trước 60 tỷ đồng chi phí làm đường cho địa bàn huyện Phú Xuyên. Tuy nhiên, đường gom từ khu công nghiệp lên cao tốc vẫn chưa xuất hiện đến thời điểm này dù đã 6 năm trôi qua.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

1 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

1 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

1 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 ngày trước