meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngành công nghệ đứng trước nguy cơ sụp đổ: Rủi ro làn sóng sa thải, khủng hoảng bán tháo “rình rập”

Thứ năm, 12/05/2022-09:05
Ngành công nghệ toàn cầu đang đối mặt với cuộc đại tu sau 20 năm với những rủi ro về bán tháo và sa thải, nguy cơ sụp đổ như hồi năm 2000 và 2007.

Theo Nhịp sống kinh tế, Bloomberg đưa tin rằng các nhà đầu tư trước đó đã sẵn sàng đối mặt với chiếc “bong bóng phình to” khác kể từ sau sự sụp đổ của dot-com. Tuy nhiên, nhiều năm qua, những gã khổng lồ như Alphabet hay Facebook đã tạo ra sự bành trướng và niềm tin chắc chắn về sự hưng thịnh của ngành công nghệ toàn cầu.

Mới đây, đà lao dốc kỷ lục của phố Wall đã làm dấy lên lo ngại xoay quanh bong bóng thứ 2 một lần nữa. Theo đó, đà bán tháo khiến chỉ số S&P 500 lần đầu tiên thủng mốc 4.000 sau hơn 1 năm ngay trong phiên giao dịch đầu tuần. Điều này nghĩa là giảm 17% từ mức đỉnh trước đó. Trong ngành chính của S&P 500, có tới 10/11 nhóm cổ phiếu đều chìm nghỉm trong sắc đỏ.

Theo chuyên gia của Sanctuary Wealth - ông Jeff Kilburg nhận định rằng đã xảy ra cuộc định giá lại tài sản trên diện rộng. Dòng vốn nhà đầu tư sẽ có sự thay đổi và động lực chủ yếu từ chính sách tiền tệ của FED.

Cuộc khủng hoảng bán tháo

Sự bùng nổ của công nghệ trong suốt 2 thập kỷ qua dường như không chậm lại nếu nói về bản chất và sự đan xen không ngừng của lĩnh vực này.

Thế nhưng, giới đầu tư bắt đầu nhận ra những điều không chắc chắn. Kể từ tháng 11/2021, chỉ số Nasdaq 100 đã giảm khoảng 23%. Đây là thời điểm mà Mỹ bắt đầu các đợt phong tỏa kéo dài do Covid. Nasdaq sẽ càng trở nên bi kịch nếu tiếp trục trượt thêm vài điểm phần trăm nữa.


Ngành công nghệ toàn cầu đang trải qua ‘cuộc đại tu’ sau 20 năm
Ngành công nghệ toàn cầu đang trải qua ‘cuộc đại tu’ sau 20 năm

Ở một mặt khác, kể từ đầu năm, những cổ phiếu FAANG, bao gồm Meta Platforms, Apple, Amazon, Netflix và Google, đã bốc hơi khoảng 2 nghìn tỷ USD giá trị. Trong số đó, chỉ riêng 3 phiên giao dịch mới nhất đã mất 1 nghìn tỷ USD.

Trước đây, phố Wall chưa từng đi qua cuộc khủng hoảng đại dịch nào mà người dân phải ở nhà. Vì vậy mà không có số liệu tham chiếu. Hiện tại, nhà đầu tư và các công ty đang cố gắng kiểm soát sự bùng nổ trong nhu cầu người dùng - họ bị dồn nén lâu ngày giờ đang đổ xô ra chi tiêu và mua sắm.

Thế nhưng, trong khi những công ty trước đây chịu tổn thất nặng do covid giờ đây gặp lại vận may thì những “con cưng” của Silicon Valley lại ở trong cảnh ngộ ngược lại. Spotify Technology chính là một ví dụ điển hình. Cổ phiếu công ty truyền phát nhạc trực tuyến này chỉ được giao dịch ở 105 USD - đây là mức thấp nhấp trong lịch sử ở phiên giao dịch thứ 6 tuần trước. Con số này đã giảm 57% kể từ đầu năm nay, mặt dù mức tăng trưởng theo quý có phần khả quan hơn.

Kể từ đầu năm, Zoom cũng mất 45% giá trị, cho dù doanh thu hàng quý tăng trường đều đều. Điều này nghe có vẻ lạ bởi lẽ các doanh nghiệp còn tiếp tục dùng sản phẩm của Zoom cho các cuộc họp và ngay cả khi nhân viên đã trở lại văn phòng làm việc.

Câu chuyện về MainStreet cũng rất thích hợp để kể trong thời điểm này. Đây là công ty chuyên về ứng dụng công nghệ cho các dịch vụ tài chính có trụ sở tại San Jose. Hồi cuối năm ngoái, sau khi huy động vốn được hàng chục triệu USD, công ty này đã đưa tất cả nhân viên đi nghỉ dưỡng tại Maui, Hawaii. Niềm vui chưa được trọn vẹn thì khủng hoảng chịp gia tăng chỉ một tháng sau. Xung đột giữa Nga và Ukraine cùng nhiều vấn đề khác khiến lĩnh vực công nghệ đắm chìm trong sự bi quan.


Đà bán tháo khiến chỉ số S&P 500 rơi thủng mốc 4.000 lần đầu tiên sau hơn 1 năm
Đà bán tháo khiến chỉ số S&P 500 rơi thủng mốc 4.000 lần đầu tiên sau hơn 1 năm

MainStreet chỉ huy động được rất ít mà không phải hàng chục triệu USD như kỳ vọng ở lần gọi vốn thứ 2. Công ty này buộc phải sa thải 50 nhân viên (⅓ nhân sự công ty) vào cuối tuần trước.

Theo nhà sáng lập Amazon - tỷ phú Jeff Bezos: “Có thể chúng ta đánh giá thấp lần biến động này. Những chúng có thể chưa lộ rõ và sẽ sớm khiến chúng ta phải nhận bài học đắt giá”.

Làn sóng sa thải trên quy mô lớn 

Theo đó, một đợt sa thải tồi tệ sẽ sớm xảy ra, từ gã khổng lồ đến những công ty startup.

Theo David Sacks, người đồng sáng lập quỹ Craft Ventures, rất có thể ngành công nghệ sắp có cuộc điều chính lớn lần thứ 3 sau những lần suy thoái ở giai đoạn 2007-2009. 

Bằng chứng chính là việc Meta bất ngờ thông báo ngừng tuyển kỹ sư mới vào nghề và hạn chế kỹ tầm trung đến cao cấp.Business Insider cho biết đó là lần đầu mà Meta đóng băng bộ máy tuyển dụng.

Tuyên bố này chỉ được đưa ra 1 tuần sau khi có kết quả kinh doanh quý I của Meta. So với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận giảm 21% và tốc độ tăng trưởng chỉ đạt mức thấp.

Theo ông David Wehner, Giám đốc tài chính của Meta: “Hầu hết các bộ phân đều bị ảnh hưởng”.

Về vấn đề nhân sự, Meta không phải là công ty duy nhất chịu cảnh này. Business Insider cho hay một làn sóng sa thải nhân viên đang bủa vây khắp Mỹ, từ Netflix đến công ty khởi nghiệp như Peloton.

David Wehner, Giám đốc tài chính của Meta thừa nhận rằng tập đoàn này đang thừa nhân viên. Đây được cho là sự thay đổi bất thường, bởi Amazon trước giờ vẫn được biết đến là một công ty liên tục "khát" nhân sự để đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày một tăng.



Các công ty FAANG đã mất khoảng 2 nghìn tỷ USD giá trị kể từ đầu năm
Các công ty FAANG đã mất khoảng 2 nghìn tỷ USD giá trị kể từ đầu năm

Bởi vậy, một vài chuyên gia cảnh báo nguy cơ sụp đổ mà ngành công nghệ có thể sẽ đối mặt. 

Keith Hwang, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư công nghệ Selcouth Capital Management chia sẻ với tờ Business Insider rằng: “Những gì đã xảy ra khi bong bóng dot-com bắt đầu, nơi mà mọi công ty khởi nghiệp không thể gọi vốn. Mọi thứ đi từ việc sa thải rồi sụp đổ dần”.

Will Price, nhà sáng lập công ty đầu tư công nghệ Next Frontier Capital nói: “Cuộc chiến tranh giành nhân tài công nghệ rất khắc nghiệt, song nếu nó giảm tốc, đồng nghĩa rằng các công ty đang đi xuống’’.

Thế nhưng, đây có thể là lần điều chỉnh cốt yếu để cổ phiếu công nghệ trở về đúng giá trị thực sau thời gian tăng trưởng điên cuồng do đại dịch, nếu nhìn theo chiều hướng tích cực.

Nitish Mittal, chuyên gia của công ty nghiên cứu Everest Group chia sẻ đây là sự điều chỉnh cần thiết sau thời gian bùng nổ một cách thiếu tính bền vững.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

21 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

21 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

21 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

21 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước