Ngành bán dẫn của Việt Nam thu hút hàng tỉ USD đầu tư từ các công ty đa quốc gia
BÀI LIÊN QUAN
Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn đã đi quaCăng thẳng trên thị trường bán dẫn: Các công ty chip Trung Quốc loại bỏ lao động Mỹ sau những quy định mớiNhu cầu chip nhớ sụt giảm, nhiều ông lớn ngành bán dẫn Hàn Quốc đối mặt với quý 3/2022 đầy ảm đạmTrên diễn đàn chính sách quốc tế East Asia Forum tuần nàn, tại bài viết "Vietnam climbs the chip value chain" (tạm dịch: Việt Nam leo lên chuỗi giá trị chip), hai nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Thanh và Lê Phan từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) của Việt Nam cho biết hệ sinh thái bán dẫn của nước ta đang thu hút hàng tỉ USD đầu tư từ nhiều công ty đa quốc gia.
Đầu tư vào ngành bán dẫn của Việt Nam
Tổng giám đốc Công ty Samsung Electronics (Hàn Quốc) Roh Tae Moon hồi tháng 8 đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và công bố về khoản 850 triệu USD để sản xuất linh kiện bán dẫn ở Thái Nguyên.
Các tác giả nhận định: “Với khoản đầu tư này, Việt Nam sẽ trở thành một trong 4 nước cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ sản xuất chất bán dẫn cho Samsung - nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất toàn cầu. Điều này cho thấy Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị chất bán dẫn”.
Intel tham vọng soán ngôi Samsung và TSMC trên thị trường chip
Có thể thấy, cuộc chiến trong lĩnh vực sản xuất chip theo hợp đồng đang nóng dần lên khi mà Intel đặt mục tiêu phá vỡ thế độc tôn của TSMC và Samsung.Tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn đã đi qua
Tình trạng nguồn cung chip bán dẫn cần thiết dùng trong nhiều lĩnh vực điện tử từ điện thoại thông minh ô tô đến đồ gia dụng đã xảy ra từ hồi đầu năm 2020. Thế nhưng, đã chấm dứt trong quý 3 năm nay. Điều này cho thấy chu kỳ tăng trưởng của ngành bán dẫn bắt đầu chậm lại.Cuộc chiến tranh giành ngôi vị dẫn đầu của 3 ông lớn ngành chip
Thời điểm hiện tại, có 3 công ty trên thế giới sản xuất chip logic tiên tiến là TSMC, Samsung cùng với Intel. Trong 5 năm nữa, chắc chắn sẽ có 1 trong 3 công ty này vươn lên vị trí dẫn đầu. Rất có thể, những thay đổi về địa chính trị sẽ mang đến cho Intel cơ hội mà họ đang chờ đợi.Các tác giả đã chỉ ra rằng Việt Nam vốn dĩ không phải là cái tên mới trong ngành bán dẫn. Được thành lập vào năm 1979, nhà máy bán dẫn đầu tiên của Việt Nam (Z181) sản xuất và xuất khẩu những linh kiện bán dẫn sang khối Xô Viết trong Chiến tranh Lạnh.
Sau đó, sự tan rã của Liên Xô và lệnh cấm vận thương mại đã khiến nỗ lực đầu tiên của Việt Nam trong việc phát triển khả năng sản xuất chất bán dẫn chấm hết.
Thế nhưng, theo nhận định của 2 nhà nghiên cứu, Việt Nam vẫn mong muốn tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp bán dẫn trên toàn cầu. Các tác giả khẳng định rằng “Với các nhà lãnh đạo Việt Nam, chất bán dẫn là đại diện cho lợi ích an ninh quốc gia và cơ hội kinh tế”.
Vì sao Việt Nam có sức hút?
Theo các tác giả, chính sách khuyến khích dành cho các dự án công nghệ cao của Việt Nam không phải là lý do duy nhất.
Việt Nam có lợi thế hơn so với những quốc gia láng giềng trong khu vực nhờ nguồn nhân lực tài năng kỹ thuật trẻ cùng chi phí tương đối thấp. Tại Việt Nam, hơn 40% sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng đang học chuyên ngành khoa học kỹ thuật. Hơn nữa, Việt Nam thuộc top 10 quốc gia có nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật nhất.
Nhà nghiên cứu Lê Phan và Nguyễn Hải Thanh nói thêm: “Các công ty bán dẫn nhìn ra Việt Nam là một lựa chọn đầy hứa hẹn cho chiến lược Trung Quốc + 1 của họ”.
Tại Việt Nam, cụm sản xuất phía Bắc chỉ cách trung tâm sản xuất của Trung Quốc - TP Thâm Quyến 12 giờ lái xe. Điều này đảm bảo sự gián đoạn chuỗi cung ứng tối thiểu cho các công ty muốn chuỗi cung ứng đa dạng.
Ngoài ra, Việt Nam cũng là một trong những nền kinh tế mở nhất toàn cầu với 15 FTA - Hiệp định thương mại tự do, một chính phủ ổn định và môi trường kinh doanh ngày càng cải thiện.
Nhóm tác giả cho rằng, một điểm công khác khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn các công ty công nghệ đang kiếm tìm một nơi có rủi ro thấp để sản xuất và xuất khẩu chính là tính trung lập về địa chính trị.