Căng thẳng trên thị trường bán dẫn: Các công ty chip Trung Quốc loại bỏ lao động Mỹ sau những quy định mới
Theo nguồn tin thân cận với Naura Technology Group, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu này đã yêu cầu những nhân viên Mỹ đang làm việc trong doanh nghiệp này tại Trung Quốc tạm dừng việc tham gia phát triển linh kiện và máy móc nhằm tuân thủ những hạn chế mà phía Washington đưa ra với sự tham ra của công dân Mỹ tại những cơ sở sản xuất bán dẫn quan trọng tại Trung Quốc đại lục.
Nguồn tin trên cho biết thêm trong một thông báo nội bộ, doanh nghiệp này có trụ sở tại Bắc Kinh đã yêu cầu những kỹ sư người Mỹ của họ dừng làm việc trong các dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty.
Thông báo này được đưa ra ngay sau khi Cục Công nghiệp và An ninh Mỹ công bố về quy định hạn chế "khả năng tiếp cận của công dân Mỹ trong việc hỗ trợ phát triển hoặc sản xuất" chip trong một số cơ sở sản xuất chất bán dẫn được đặt ở Trung Quốc mà không có giấy phép.
Công ty Naura Technology Group hiện tại vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề này. Bên cạnh đó, các nhân viên có quốc tịch Mỹ làm trong công ty này cũng chưa trả lời về những bình luận trên.
Hạn chế mới nhất đối với lao động người Mỹ trong công cuộc phát triển các sản phẩm của ngành chip tại Trung Quốc là một phần của quy định lớn hơn do Chính phủ Mỹ ban hành, gồm những biện pháp kiểm soát xuất khẩu rất nghiêm ngặt và rộng rãi, để làm chậm lại ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc.
Những nhà cung cấp thiết bị chip của Mỹ bắt đầu rút nhân viên người Mỹ của mình ra khỏi các cơ sở sản xuất ngành bán dẫn tại Trung Quốc. Trong đó gồm cả nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu của họ là Yangtze Memory Technologies. Những thông tin này theo các nguồn tin được tổng hợp và đăng trên tờ The Wall Street Journal.
Thương hiệu smartphone Trung Quốc từng được Sơn Tùng làm đại diện sắp bị “đá” khỏi châu Âu
Nhà sản xuất smartphone đến từ Trung Quốc - Oppo đang khẩn trương tìm hướng đi mới tại thị trường quốc tế sau khi rơi vào vụ lùm xùm bản quyền với Nokia.Xuất khẩu rau củ Việt Nam gặp khó vì “Zero Covid” của Trung Quốc
Kể từ đầu năm cho đến nay, Trung Quốc liên tục áp dụng chính sách Zero Covid khiến cho việc xuất khẩu rau quả của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Điều đáng nói, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam, điều này khiến cho kim ngạch của toàn ngành trong 9 tháng vừa qua đã giảm xuống đáng kể.Việt Nam là nhà cung cấp hạt tiêu số 1 cho thị trường Trung Quốc trong tháng 8
Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc trong tháng 8 sau khi vượt qua Indonesia. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu ghi nhận gần 1,1 triệu USD, giảm 32% so với tháng 8 năm ngoái.Đầu tuần này, một đại diện của công ty Naura cho biết trên một hồ sơ trên thị trường chứng khoán, rằng công ty con của họ là Beijing Naura Magnetoelectric Technology - Một trong những công ty thuộc danh sách chưa được xác định của Bộ Thương mại Mỹ.
Phía Naura Technology đã hạ thấp hành động từ phía Mỹ khi cho rằng, công ty con của họ chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng doanh thu hàng năm. Giá cổ phiếu của Naura trong tuần này cũng giảm đi khoảng 20%.
Quyết định của chính phủ Mỹ sẽ áp dụng đối với tất cả các cá nhân mang quốc tịch Mỹ. Được biết, đây là một phần của lệnh trừng phạt thương mại đánh vào Trung Quốc với mục đích chống lại quốc gia này. Đây cũng là dấu mốc của quá trình căng thẳng leo thang so với những biện pháp trước đó vốn chỉ có lệnh cấm vận hàng hóa và công nghệ.
Động thái mới nhất này gây ra làn sóng chấn động cho toàn ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc - nơi có nhiều doanh nhân, giám đốc điều hành cao cấp và nhà khoa học mang quốc tịch Mỹ.
Các công ty chip Trung Quốc đánh giá về hồ sơ C-suite đang niêm yết trên các sàn chứng khoán, chỉ ra rất nhiều tên tuổi nổi tiếng làm việc trong ngành bán dẫn của Trung Quốc có quốc tịch Mỹ. Hầu hết những người này là công dân nhập tịch, được sinh ra tại Trung Quốc tuy nhiên đã học tại các trường đại học ở Mỹ hoặc làm trong ngành công nghiệp chip của Mỹ.
Tính tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có công ty Trung Quốc nào công bố về số lượng hoặc tỷ lệ nhân viên Mỹ ở bảng lương của họ. Phía Naura tiết lộ, tất cả các Giám đốc điều hành cấp cao của doanh nghiệp này đều là công dân Trung Quốc.
South China Morning Post đưa tin, hiện vẫn chưa nắm bắt được có bao nhiêu nhân viên quốc tịch Mỹ đang làm việc tại Naura - Nhà máy chuyên sản xuất máy lắng đọng hơi hóa chất, đây là công đoạn quan trọng trong sản xuất chip liên quan tới việc lắng những màng mỏng lên các tấm silicon.