Thương hiệu smartphone Trung Quốc từng được Sơn Tùng làm đại diện sắp bị “đá” khỏi châu Âu
Người dùng hiện tại sẽ không thể truy cập được các trang website của Oppo nếu đang ở Đức. Trang web này sẽ chỉ hiện thông báo: Thông tin sản phẩm hiện không có sẵn.
Đây là một diễn biến bất thường bắt nguồn từ khi nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc thua vụ kiện bản quyền với “ông lớn” Nokia. Nhà cung cấp thiết bị viễn thông Phần Lan trước đó đã cáo buộc Oppo sử dụng các bằng sáng chế công nghệ nhưng không trả tiền bản quyền. Tháng 8/2022, một tòa án tại Đức đã ra phán quyết ngừng kinh doanh smartphone của Oppo tại quốc gia này.
Oppo đã thâm nhập thị trường châu Âu kể từ năm 2008 và Đức là một thị trường trọng điểm của họ. Do đó, đối với phán quyết này chính là một đòn mạnh đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
“Ông lớn” Nokia vẫn tiếp tục gửi đơn kiện bổ sung tới các quốc gia khu vực châu Âu, có nghĩa là smartphone Oppo có thể bị cấm bán tại những thị trường khác ngoài Đức. Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh quốc tế của hãng Oppo - Billy Chan cho biết, châu Âu là khu vực quan trọng, công ty kỳ vọng sẽ cung cấp cho người tiêu dùng tại đây những sản phẩm sáng tạo trong tương lai. Tuy nhiên, “lùm xùm” với Nokia đã khiếm tham vọng này biến mất.
Ghi nhận lợi nhuận từ mảng điện thoại không cao, Samsung sẽ làm gì trong 10 năm tới?
Thực tế, điện tử tiêu dùng và di động không còn là mảng mang về nguồn lợi lớn cho Samsung. Nhiều nghi vấn đặt ra, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc có thể làm gì trong vòng 10 năm tới?Ra mắt điện thoại “cục gạch” 4G của Việt Nam có giá rẻ nhất thị trường
Khi Việt Nam thực hiện tắt sóng 2G, một số người dân có thể sẽ lựa chọn những mẫu điện thoại “cục gạch” 4G như dưới đây.Giá bán điện thoại thông minh cao kỷ lục
Công ty nghiên cứu Counterpoint Research vừa công bố giá bán trung bình (ASP) của thị trường smartphone cao cấp toàn cầu đã tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 400 USD lên mức 780 USD trở lên vào quý 2/2022.Không chỉ châu Âu, nhà sản xuất nội địa Trung Quốc còn phải đối mặt với thách thức tại Ấn Độ. Vào tháng 7 vừa qua, chính phủ Ấn Độ đã quyết định án phạt 43,8 tỷ Rupee (khoảng 550 triệu USD) đối với những chi nhánh của Oppo tại nước này về tội danh trốn thuế.
Khoản phạt này chỉ là một phần trong loạt hoạt động nhằm trấn áp đối với những nhà sản xuất smartphone Trung Quốc, bắt nguồn từ những căng thẳng địa chính giữa hai quốc gia này. Được biết, vào tháng 4/2022, Xiaomi cũng bị thu giữ 725 triệu USD.
Thương hiệu Oppo thành lập vào năm 2004 tại Đông Hoàn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Công ty ban đầu là bộ phận nghe nhìn được tách từ nhà sản xuất điện tử BKK. Nhà sáng lập và là giám đốc điều hành Oppo - Tony Chen trước đó từng là giám đốc điều hành tại BKK.
Vivo - Thương hiệu smartphone giá rẻ khác của Trung Quốc cũng là một nhánh của BKK, tuy nhiên được làm việc dưới các nhóm quản lý riêng biệt và phải cạnh tranh với nhau trên thị trường.
Những ngày đầu, Oppo chỉ kinh doanh máy nghe nhạc MP3, đến năm 2011 mới bắt đầu bán smartphone phân khúc giá rẻ với các thiết kế nổi bật cùng nhiều tính năng phức tạo.
Tới thị trường Việt Nam, Oppo tung ra các chiến lược marketing gần như là phủ sóng khắp các chương trình truyền hình với những gương mặt đại diện hot nhất showbiz Việt. Điều này đã đem tới thành công không hề nhỏ cho thương hiệu nội địa Trung này. Tuy ra đời sau những thương hiệu khác, nhưng hãng điện thoại đến từ Trung Quốc lại được giới trẻ ưa thích, nhất là học sinh - sinh viên vì ngoại hình đẹp và giá thành rẻ.
Thời gian qua, chớp thời cơ khi Huawei bị bủa vây bởi hàng loạt lệnh trừng phạt thì Oppo đã nắm bắt cơ hội thu hút lượng lớn khách hàng từ đối thủ này. Năm 2016, Oppo vươn lên thành thương hiệu dẫn đầu thị trường smartphone Trung Quốc.