Ngân hàng nào sẽ có lợi nhuận cao nhất trong quý 3 năm nay?
BÀI LIÊN QUAN
Ngân hàng gặp khó trong thanh khoản, đua nhau tăng lãi suấtCác ngân hàng trung ương châu Á chật vật kiểm soát lạm phátThế hệ sau của các đại gia mới là đối tượng được ngân hàng săn đónVừa qua, SSI Research đã báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2022 ước tính của 26 công ty trong phạm vi nghiên cứu. Trong số đó, có 24 công ty dự tính ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận dương trong quý 3 và 2 công ty có dự kiến sẽ có lợi nhuận giảm đi. Trong quý 3 vừa qua, lợi nhuận nhóm ngân hàng vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp NIM chịu sức ép từ tăng lãi suất.
Cụ thể, VCB tạm đứng đầu về lợi nhuận quý 3. So với cùng kỳ lợi nhuận trước thuế trong Q3/2022, VCB đã tăng 29~33%, sẽ đạt 7,4-7,6 nghìn tỷ đồng. Con số được thúc đẩy bởi tăng trưởng dư nợ tín dụng cũng như số dư huy động tương ứng là 15% và 3,5% so với hồi đầu năm.
Theo ước tính, lợi nhuận cho năm 2022 và 2023 là 34 nghìn tỷ đồng và 41 nghìn tỷ đồng tương ứng, lần lượt tăng 23% và 21% so với cùng kỳ.
Loạt ngân hàng tiếp tục tăng mạnh lãi suất tiền gửi
Kể từ cuối tháng 9 đến hết tuần đầu tiên của tháng 10, một số ngân hàng đã thực hiện điều chỉnh lãi suất gửi tiết kiệm với mức tăng rất mạnh.Lãi suất ngân hàng tăng cao: Thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư BĐS chấp nhận "cắt lỗ" khi người mua "ép giá"
Áp lực phải "gồng" gốc, lãi khi lãi suất ngân hàng tăng cao đã khiến một số nhà đầu tư chấp nhận bán cắt lỗ bất động sản khi người mua "ép giá". Đây là các để thu hồi lại vốn trước khi rơi vào tình trạng suy kiệt về tài chính trước khoản nợ phải chi trả mỗi tháng.Vẫn còn khoảng 200.000 tỷ room tín dụng chưa được phân bổ cho các ngân hàng
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế tính đến 26/8 đạt 9,91%, tương đương mức tăng 1.035.008 tỷ đồng so với đầu năm. Với mục tiêu tăng trưởng 14%, trong 4 tháng cuối năm, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế còn có thể tăng thêm 4,09%, tương đương quy mô khoảng 427.163 tỷ đồng.BID xếp ở vị trí thứ 2, với lợi nhuận trước thuế quý 3/2022 ước tính có thể đạt 6 nghìn tỷ đồng, tăng 120% so với cùng kỳ. Con số được thúc đẩy bởi tăng trưởng dư nợ tín dụng và số dư huy động tương ứng là 10,5% và 2% so với hồi đầu năm nay và NIM ổn định so với quý trước.
Ước tính cho thấy BID sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận trước thuế duy trì mạnh mẽ trong phần còn lại của năm trước khi chậm lại vào nửa năm sau. Dự báo lợi nhuận trước thuế hiện tại của BID cho năm 2022 là 21,2 nghìn tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái.
Do hạn mức tín dụng mới được NHNN cấp từ hồi đầu tháng 9, ACB kỳ vọng dư nợ cho vay và số dư tiền gửi tại ACB sẽ tăng lên so với quý trước. Khác với 2 quý đầu năm, việc hoàn nhập dự phòng sẽ không lớn. Bởi vậy, lợi nhuận trước thuế quý 3 năm nay có thể ở ngưỡng 4,7~4,9 nghìn tỷ đồng, tăng 80~87% so với cùng kỳ. Trong khi dư nợ các khoản vay tái cơ cấu có xu hướng giảm, nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 1%.
SSI dự báo lợi nhuận năm nay duy trì ở mức 17 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên điều chỉnh hạ dự báo lợi nhuận trước thuế cho năm sau xuống 19 nghìn tỷ đồng để có thể phản ánh tỷ lệ NIM giữ nguyên trong năm sau.
SSI Research kỳ vọng VPB sẽ có lợi nhuận trước thuế đạt 4,2-4,5 nghìn tỷ đồng trong quý 3/2022, tăng 55-65% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng được thúc đẩy bởi NIM của ngân hàng mẹ được nâng cao so với cùng kỳ và chất lượng tín dụng được quản lý kiểm soát. Trong nửa cuối năm 2022, Ngân hàng mẹ sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên dự báo sẽ giảm tốc vào năm sau vì ngân hàng đã có một khoản lớn thu nhập một lần từ bancassurance vào quý 1/2022.
Với TCB, lợi nhuận trước thuế dự báo tăng trưởng 20-25% so với cùng kỳ, trước sức ép tăng chi phí vốn và nguồn thu nhập kém đa dạng hơn trước.
Mặc dù tin vào triển vọng dài hạn của ngành bất động sản Việt Nam và Techcombank, tuy nhiên một số gián đoạn với quỹ đạo tăng trưởng của cả ngành và TCB có thể do những thay đổi pháp lý tiềm ẩn vào thời điểm hiện tại. Đối với năm sau, dự báo ngân hàng vẫn có thể gặp sức ép về cả tỷ lệ NIM và NPL. Bởi vậy, báo cáo đã tiếp tục điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm với TCB còn 35.700 đồng/ cổ phiếu từ mức 51.000 đồng.
Đối với TPB, ước tính lợi nhuận trước thuế quý 3 của ngân hàng ở mức 2,1 nghìn tỷ đồng (tăng 54% so với cùng kỳ). NIM và tỷ lệ nợ xấu sẽ chịu sức ép phần nào ở giai đoạn này với tốc độ tăng trưởng tín dụng hạn chế.
Tính toán của SSI cho thấy dư nợ cho vay chuỗi giá trị trong lĩnh vực địa ốc giữ khoảng 29% tổng tín dụng, không bao gồm dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của các chủ đầu tư.
Theo dự báo, MBB sẽ ghi nhận tăng trưởng dư nợ tín dụng và số dư huy động lần lượt là 17% và 8% so với đầu năm vào cuối tháng 9. Trong 8 tháng đầu năm, NIM cải thiện khoảng 20 bps, tuy nhiên có thể giảm nhẹ vào tháng 9 sau khi NHNN tăng các lãi suất chính sách và lãi suất huy động tiếp tục tăng. Cụ thể, dự kiến lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đạt 18~18,5 nghìn tỷ đồng (tăng 50~60% so với cùng kỳ).
Kỳ vọng bước sang 2023, MBB sẽ tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm room tín dụng cao hơn những ngân hàng khác. Bởi vậy, ngân hàng có thể ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế vững vàng ở mức 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận trước thuế của HDB trong quý 3/2022 được dự báo ở mức 2,7 nghìn tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ, với mức tăng trưởng tín dụng 18% so với đầu năm và kiểm soát được nợ xấu.
SSI vẫn giữ nguyên ước tính lợi nhuận trước thuế của ngân hàng cho năm nay vào năm sau ở mức 10,2 nghìn tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ) và 12,6 nghìn tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ), với kỳ vọng hạn mức tín dụng khá cao so với nhà băng khác. Theo đó, có thể bù đắp phần nào cho NIM bị siết chặt vào năm 2023.
VIB được dự báo đạt lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 2,7 nghìn tỷ đồng trong quý 3/2022 và 7,8 nghìn tỷ đồng trong 3 quý đầu năm 2022. Theo đó, hoàn thành 74% kế hoạch ĐHCĐ đưa ra. Dự kiến lợi nhuận trước thuế cho năm 2023 sẽ tăng 8,2% so với cùng kỳ, đạt 11,3 nghìn tỷ đồng.
SSI kỳ vọng MSB sẽ đạt lợi nhuận trước thuế là 1,4 nghìn tỷ đồng trong quý 3/2022 so với mức cơ sở thấp trong quý 3 năm ngoái.
MSB được dự báo sẽ ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm nay và năm sau tương ứng là 6 nghìn tỷ đồng (tăng 18,3% so với cùng kỳ) và 6,7 nghìn tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ), không bao gồm 1,8 nghìn tỷ đồng lợi nhuận từ việc thoái vốn khỏi FCCOM. Ước tính lợi nhuận trước thuế năm nay và năm sau giảm đi đa phần do tỷ lệ nợ xấu cao hơn cùng với xu hướng lãi suất huy động tăng khiến chi phí huy động vốn cao hơn và NIM giảm.