Ngân hàng gặp khó trong thanh khoản, đua nhau tăng lãi suất
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy xu hướng lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng ở tuần này tăng đột biến, hiện tại đã lên trên ngưỡng cao nhất trong 10 năm. Ở phiên 5/10, lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường đã chạm mốc 8,44%/năm, tăng 0,56 điểm % so với phiên trước đó và cao hơn 3,46% so với thời điểm cách đây 1 tuần.
Xu hướng tăng không chỉ xảy ra với lãi suất qua đêm mà còn ở những kỳ hạn cho vay 1 tuần, 2 tuần và 1 tháng, hiện đã đạt mức tăng dần lần lượt là 9,48%/năm (+3,96%); 8,47%/năm (+3.16%) và 7,69%/năm (+1,76%).
Đặc biệt thực tế cho thấy sẽ có những khoản cho vay với lãi suất cao hơn 8,44% một năm vì những con số trên là mức lãi suất bình quân khoản tiền cho vay chéo giữa các ngân hàng.
Ngân hàng thiếu hụt tiền
Một tuần gần đây ghi nhận lãi suất cho vay liên ngân hàng tăng đột biến. Tiền lãi suất qua đêm từ vùng 5% lên 8%/năm và lãi suất kỳ hạn 1 tuần đến 3 tháng tăng lên ngưỡng 9%/năm từ lúc 5 đến 6%.
Sự gia tăng đột biến của lãi suất liên ngân hàng cho thấy tình trạng căng thẳng cục bộ về thanh khoản của các ngân hàng trong ngắn hạn. Các ngân hàng vừa phải chấp nhận vay mượn nhau với lãi suất rất cao để bù đắp cho phần thiếu hụt vừa phải nâng lãi suất trên thị trường 1 (ngân hàng với cư dân) nhằm huy động nguồn vốn từ thị trường.
Thị trường từ cuối tháng 9 đến nay đón nhận hàng chục đợt điều chỉnh lãi suất tiền gửi của các ngân hàng, bao gồm cả nhóm ngân hàng quốc doanh (VietinBank, Vietcombank, Agribank hay BIDV).
Cụ thể nhóm ngân hàng Big 4 ngày đã đưa ra biểu lãi suất mới sau khi ngân hàng nhà nước tăng lãi suất điều hành, trong đó hầu hết các kỳ hạn từ ngắn đến dài để được điều chỉnh tăng.
Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-5 tháng ở nhóm ngân hàng này hiện dao động 4,1-4,4%/năm, cao hơn 1% so với đầu tháng 9. Đối với kỳ hạn 6-11 tháng và 12 tháng trở lên, lãi suất tương ứng là 4,7-4,8%/năm, cao hơn 0,7-0,8 điểm % và 6,4%/năm, tăng 0,8 điểm %.
Đối với nhóm các ngân hàng tư nhân, lãi suất tiền gửi cũng tăng lên mức mới khi đa số khoản tiền gửi dưới 6 tháng đều có lãi suất chạm trần 5%/năm. Nếu như trước đây chỉ có kỳ hạn dài 12 tháng hưởng mức lãi suất 7% một năm thì hiện tại mức lãi suất này cũng phổ biến với các kỳ hạn 6 tháng.
Nhiều ngân hàng đã nâng mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng lên mức gần 8%/ năm.
Bên cạnh đó các ngân hàng còn tăng lãi suất huy động ở mức cao mới qua chứng chỉ tiền gửi. Nhằm huy động vốn dài hạn, nhiều nhà băng hiện nay còn đang đề xuất mức lãi suất chứng chỉ tiền gửi lên tới 8,4-8,55%/năm. Trong tình trạng hệ thống ngân hàng căng thanh khoản, ngân hàng nhà nước cũng phải chuyển sang bơm ròng tiền đồng thay vì hút ròng.
Cơ quan quản lý tiền tệ từ đầu tuần này đã triển khai mua gần 38 nghìn tỷ đồng tính phiếu kỳ hạn 7 ngày và không thực hiện bất kỳ giao dịch bán nào. Theo đó, nhằm hỗ trợ thanh khoản các nhà băng, cơ quan bơm ra thị trường lượng tiền đồng tương ứng.
Lãi suất tín phiếu NHNN mua vào cũng đã tăng đột biến nên mức 6,5-6,9%/năm ở tuần này, từ 4,5%/ năm hồi đầu tháng 9. Điều này cho thấy các ngân hàng đang phải chi trả mức lãi suất cao hơn nhằm mượn tiền từ nhà điều hành.
Lý do ngân hàng thiếu tiền
Các chuyên gia phân tích cho biết Ngân hàng thương mại gặp căng thẳng về thanh quản và phải tìm nguồn vốn huy động để bù đắp với lãi suất cao xuất phát từ việc lượng lớn tiền đồng bị rút khỏi hệ thống qua kênh bán ngoại tệ của ngân hàng nhà nước.
Theo ước tính của Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), ngân hàng Nhà nước đã bán ra gần 20 tỷ USD trước khi nâng lãi suất điều hành vào hôm 23/9 để có thể kiềm chế đà tăng của tỷ giá USD/VND.
Theo ước tính của SSI, nhà điều hành đã hút ròng hơn 35 nghìn tỷ đồng vào tuần cuối cùng của tháng 9 thông qua kênh bán ngoại tệ. Ước tính Ngân hàng Nhà nước đã bán ra khoảng 1,46 tỷ USD trong tuần gần nhất với giá 23.925 đồng/USD. Ước tính của công ty chứng khoán SSI cho thấy lượng tiền đồng bị rút thông qua kênh bán ngoại tệ là 58 nghìn tỷ đồng trong 2 tuần cuối cùng của tháng 9.
Theo số liệu thống kê từ đầu năm đã có gần 21,5 tỷ USD được bán ra trong đó có cả giao ngay và kỳ hạn. Đã có khoảng 500 nghìn tỷ đồng bị rút khỏi hệ thống ngân hàng qua kênh giao dịch với giá bán 23.400-23.925 đồng/USD.
Mặt khác, theo Tổng cục Thống kê, toàn bộ hệ thống ngân hàng mới đạt khoảng 4,04% tăng trưởng huy động vốn đến ngày 20 tháng 9 so với hồi đầu năm. Thậm chí, số tiền này còn thấp hơn lượng tiền đồng bị rút khỏi thị trường thông qua cạnh bán ngoại tệ.
Trong khi đó, so với hồi đầu năm, tăng trưởng tín dụng vẫn đạt 10,54%, ngang với hơn 1 triệu tỷ đồng đã được đưa ra thị trường thông qua kênh tín dụng. Do vậy, mặt bằng lãi suất huy động trong thời gian qua đã chịu sức ép đáng kể.
Bên cạnh đó nhu cầu vốn của hệ thống ngân hàng ngày càng lớn hơn khiến lãi suất huy động lên ngưỡng cao mới trong bối cảnh ngân hàng nhà nước mới phân bổ thêm hạn mức zoom tín dụng cho 18 ngân hàng lần 1 và 4 ngân hàng ở lần 2.
Theo ông Trần Ngọc Báu, CEO WiGroup, trong khi tăng trưởng huy động thấp chỉ 6 đến 7% một năm thì mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng những năm trở lại đây đạt trung bình 13-14%/ năm. Đây là mức chênh quá lớn nên nhìn chung hệ thống ngân hàng vẫn thiếu vốn.
Nguyên nhân khiến cho chênh lệch huy động và tín dụng cao trong khi lãi suất huy động lại không tăng nhiều trong những năm trước đây là do ngân hàng nhà nước mua vào ngoại tệ với giá 10 đến 15 tỷ/ năm rồi bơm vào hệ thống ngân hàng lượng tiền tương ứng là 300.000 đến 400.000 tỉ đồng. Với số dư này hệ thống ngân hàng đã không gặp nhiều sức ép khi tăng trưởng tín dụng cao hơn so với huy động.