Năng lực hành vi là gì? Tìm hiểu về năng lực hành vi
BÀI LIÊN QUAN
Năng lực hành vi là gì? Một số lưu ý quy định về năng lực hành viLuật sư trí tuệ nhân tạo có thể thay thế con người hay không?Kỹ năng tư duy - Năng lực quyết định thành công trong thời đại 4.0Năng lực hành vi là gì?
Năng lực hành vi là từ ngữ liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Năng lực hành vi là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Các cá nhân bằng năng lực hành vi của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như tự chịu trách nhiệm về hành vi ấy.
Năng lực hành vi được thực hiện sau năng lực pháp luật. Khi đến độ tuổi theo quy định của pháp luật thì con người mới có quyền thực hiện hành vi năng lực.
Ví dụ: Ông A sở hữu một chiếc xe máy. Ông có quyền để sử dụng hay cho, tặng, bán… cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Việc để sử dụng hay cho tặng, bán… chính là năng lực hành vi.
Quy định về năng lực hành vi dân sự của các cá nhân
Căn cứ vào khả năng nhận thức của từng đối tượng và những vấn đề có liên quan, pháp luật quy định phạm vi năng lực cho từng đối tượng cụ thể. Đối tượng có năng lực hành vi đầy đủ, đối tượng có năng lực hành vi không đầy đủ, đối tượng có năng lực hành vi hạn chế và đối tượng mất năng lực hành vi.
Đối tượng có đầy đủ năng lực hành vi là gì?
Đối tượng có đầy đủ năng lực hành vi phải là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Những người này phải có khả năng nhận thức được đầy đủ hành vi của mình. Họ có quyền tham gia vào các giao dịch dân sự với tư cách là cá thể độc lập, và tất nhiên họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với hành vi của mình.
Đối tượng có năng lực hành vi không đầy đủ
Cá nhân có năng lực hành vi không đầy đủ hay năng lực hành vi một phần là những người được giới hạn về hành vi dân sự. Nói cách khác họ chỉ có thể xác lập trong một giới hạn hành vi nhất định. Đó là những đối tượng nào và được quy định theo các mức độ nào?
- Người từ sáu tuổi đến dưới mười lăm tuổi khi thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện pháp luật của họ đồng ý. Trừ các giao dịch để phục vụ nhu cầu hàng ngày.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi được thực hiện các giao dịch dân sự. Riêng giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản hay động sản phải được sự đồng ý của người đại diện pháp luật của họ.
Như vậy, người có năng lực hành vi một phần hay chưa đầy đủ là những người từ sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi. Những người trong độ tuổi này có nhận thức bình thường sẽ được thực hiện các hành vi dân sự có giá trị nhỏ. Còn các giao dịch dân sự có giá trị lớn phải có ý kiến của người đại diện pháp luật của họ.
Đối tượng không có năng lực hành vi là gì?
Đối tượng không có năng lực hành vi ở đây là những người dưới sáu tuổi. Độ tuổi này hành vi nhận thức của một đứa trẻ là rất khó xác định. Ở độ tuổi này mọi giao dịch của trẻ đều phải do người đại diện tiến hành. Vì trẻ chưa đủ nhận thức và lý trí để hiểu được hành vi và hậu quả hành vi của mình.
Đối tượng bị mất năng lực hành vi là gì?
Mất năng lực hành vi ở đây được hiểu là đã từng có năng lực hành vi nhưng sau đó bị mất đi. Mất năng lực hành vi dân sự thì đồng thời cũng mất luôn năng lực pháp luật. Đó là những trường hợp nào?
- Cá nhân đã chết hoặc được tòa án công bố là đã chết. Khi được công bố là đã chết thì không thể thực hiện các giao dịch dân sự và không có trách nhiệm trong bất kỳ giao dịch dân sự nào.
- Cá nhân bị mất nhận thức do bệnh tâm thần và các bệnh khác. Họ không thể nhận thức được hành vi của cá nhân. Vì thế họ không thể thực hiện giao dịch dân sự cũng như không phải chịu bất kỳ trách nhiệm dân sự nào.
Tất nhiên, để xác định một người mất năng lực hành vi dân sự cần có các thủ tục pháp lý có liên quan và phải có kết luận cũng như quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Mọi giao dịch dân sự của người này đều do người đại diện pháp luật của họ thực hiện.
Đối tượng bị hạn chế năng lực hành vi
Những đối tượng bị hạn chế hành vi dân sự là những người nghiện ma túy hay sử dụng chất kích thích. Những người này thường nhận thức không ổn định về hành vi, có thể gây ra những hậu quả từ hành vi của mình.
Người bị hạn chế năng lực hành vi khác với người năng lực hành vi chưa đầy đủ. Người có năng lực hành vi chưa đầy đủ là người có độ tuổi từ sáu đến dưới mười tám tuổi. Những người này khi đến tuổi mặc nhiên sẽ được pháp luật công nhận đầy đủ năng lực hành vi.
Ví dụ: Anh A là người nghiện ma túy và thường xuyên gây gổ với mọi người hay đập phá tài sản. Người đại diện của anh A là cha mẹ, vợ… có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định hạn chế năng lực hành vi của anh A, với điều kiện các thủ tục pháp lý đầy đủ, cần thiết theo yêu cầu của tòa án.
Phân biệt năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự
Năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự là những năng lực trong lĩnh vực dân sự. Thế nhưng hai năng lực này hoàn toàn khác nhau theo quy định của pháp luật.
Về thời điểm: Năng lực pháp luật dân sự được tính từ khi cá nhân sinh ra cho đến lúc chết đi. Còn năng lịch hành vi dân sự là khi cá nhân đến một độ tuổi nhất định theo quy định, có nhận thức bình thường sẽ được pháp luật công nhận hành vi dân sự.
Về quy định: Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Còn năng lực hành vi dân sự bị hạn chế trong các nhóm đối tượng.
Ví dụ: Năng lực pháp luật của cá nhân là có quyền được khai sinh từ khi sinh ra, có họ tên…Năng lực hành vi dân sự là đủ mười tám tuổi sẽ được bầu cử hay đăng ký kết hôn đối với nữ.
Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam
Người nước ngoài được hiểu là người có quốc tịch ở một quốc gia khác nhưng đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài là khả năng của người nước ngoài do pháp luật quy định bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác lập theo pháp luật của nước mà họ là công dân. Nếu không có quốc tịch thì hành vi dân sự của người nước ngoài được xác lập theo nước họ cư trú. Việc xác định cá nhân bị mất hành vi dân sự của người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam được tiến hành theo pháp luật Việt Nam.
Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân
Pháp nhân không phải là con người nên không được quy định về năng lực hành vi dân sự. Pháp nhân là một tổ chức nên hành vi nhân sự của pháp nhân sẽ được thực hiện theo năng lực hành vi nhân sự của người đại diện.
Theo quy định của bộ luật Dân sự, mọi hoạt động của pháp nhân tiến hành thông qua hành vi của cá nhân đại diện. Tuy nhiên năng lực hành vi của pháp nhân cũng được thực hiện thông qua hành vi của cá nhân thông qua quyền hạn được pháp nhân giao cho cá nhân đó.
Lời kết
Bài viết trên đã làm rõ năng lực hành vi là gì? Qua đó, chúng ta cũng nắm được quy định về hành vi dân sự cho mỗi cá nhân chúng ta như thế nào. Từ đó mỗi người thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật.