meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Năm 2023, thị trường bán lẻ sẽ tiếp tục sôi động

Thứ tư, 01/02/2023-08:02
Theo ghi nhận, sau thời gian hai năm liên tục sụt giảm bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2022 của nước ta đã bật tăng trở lại. Đây cũng chính là tiền đề để cho các chuyên gia dự báo năm 2023, bán lẻ hàng hóa liên tục sôi động, đóng góp quan trọng vào sự phục hồi chung của nền kinh tế.

Năm 2022, bán lẻ hàng hóa tăng trưởng

Theo Hà Nội mới, đánh giá về thị trường trong nước, Bộ Công Thương nhận định rằng hoạt động sản xuất, sinh hoạt đã dần phục hồi, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của 100 triệu dân tăng trưởng trở lại. Song song với đó, nguồn cung hàng hóa ở trong nước dồi dào, giá cả không có biến động lớn cũng đã tạo tiền đề cho hoạt động thương mại ở trong nước sôi động. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê cũng cho thấy rằng tổng mức bán lẻ hàng hóa cũng như doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong năm 2022 đạt mức 5.679,9 nghìn tỷ đồng, so với năm 2021, tăng 19,8%. Tại Hà Nội thì tổng mức bán lẻ hàng hóa cũng như doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức 697,7 nghìn tỷ đồng, so với năm 2021 tăng 25,2%.


Theo ghi nhận, sau thời gian hai năm liên tục sụt giảm bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2022 của nước ta đã bật tăng trở lại. Đây cũng chính là tiền đề để cho các chuyên gia dự báo năm 2023, bán lẻ hàng hóa liên tục sôi động, đóng góp quan trọng vào sự phục hồi chung của nền kinh tế.
Theo ghi nhận, sau thời gian hai năm liên tục sụt giảm bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2022 của nước ta đã bật tăng trở lại. Đây cũng chính là tiền đề để cho các chuyên gia dự báo năm 2023, bán lẻ hàng hóa liên tục sôi động, đóng góp quan trọng vào sự phục hồi chung của nền kinh tế.

Cũng theo kết quả khảo sát doanh nghiệp bán lẻ do Vietnam Report thực hiện thời gian gần đây, ghi nhận có 53,8% số doanh nghiệp bán lẻ đạt được hiệu quả kinh doanh bằng và cũng vượt mức trước đại dịch. Cũng tương tự, trong 15.000 nhà bán lẻ ở trên nền tảng quản lý cũng như bán hàng Sapo thì 37,72% có tăng trưởng doanh thu (năm 2021 ghi nhận là 23,88%) và 6,36% có doanh thu tăng trưởng trên mức 30%.

Đáng chú ý, trong thời gian qua, thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã chứng kiến được sự tăng tốc của doanh nghiệp trong việc ứng dụng về số hóa. Theo bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho hay, thương mại điện tử của Việt Nam tiếp tục phát triển và trở thành kênh phân phối quan trọng. Năm 2022 ghi nhận doanh thu thương mại điện tử bán lẻ ở Việt Nam tăng trưởng 20% so với năm 2021 còn quy mô thị trường ước đạt mức 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa cũng như dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Mặc dù vậy thì thống kê cũng cho thấy rằng quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa cũng như doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong năm 2023 mới đạt mức khoảng 82% quy mô so với trước khi xảy ra dịch COVID-19. Cũng theo Bộ Công Thương, lý do chính là hệ thống chợ đầu mối, trung tâm logistics, kho chứa hàng hóa chưa thể theo kịp nhu cầu phát triển đã làm tăng chi phí thương  mại cũng như hạn chế tính cạnh tranh. Ngoài ra thì hạ tầng thương mại nông thôn chậm phát triển, mối liên kết ở trong chuỗi cung ứng hàng hóa chưa được chặt chẽ nên thị trường dễ bị biến động. Đáng chú ý đó là tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn còn đang diễn biến rất phức tạp. 


Trong thời gian qua, thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã chứng kiến được sự tăng tốc của doanh nghiệp trong việc ứng dụng về số hóa
Trong thời gian qua, thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã chứng kiến được sự tăng tốc của doanh nghiệp trong việc ứng dụng về số hóa

Nhiều tín hiệu mang tính tích cực

Theo các chuyên gia, trong năm 2023, kinh tế của nước ta sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên ngành bán lẻ vẫn sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ. Bộ Công Thương cũng đưa ra nhận định lạc quan rằng, ngành bán lẻ Việt Nam hiện đang có quy mô thị trường là 142 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025 và đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội. Kết quả khảo sát 15.000 nhà bán lẻ ở trên nền tảng quản lý và bán hàng Sapo cũng cho thấy rằng 74,5% kỳ vọng rằng thị trường năm 2023 cũng sẽ tiếp tục phục hồi, tăng trưởng và hơn 36% dự định sẽ mở rộng quy mô kinh doanh cùng hơn 29% dự định đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh,...


Theo các chuyên gia, trong năm 2023, kinh tế của nước ta sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên ngành bán lẻ vẫn sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ
Theo các chuyên gia, trong năm 2023, kinh tế của nước ta sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên ngành bán lẻ vẫn sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ

Thực tế cho thấy, có nhiều doanh nghiệp đang tiến hành đẩy mạnh đầu tư, phát triển hệ thống phân phối và là những tín hiệu tích cực của thị trưởng bán lẻ thời gian tới. Theo đó, Tập đoàn Central Retail (Thái Lan) cũng sẽ tăng đầu tư vào thị trường bán lẻ, ghi nhận tăng điểm bán từ 40 tỉnh, thành phố hiện nay lên đến 55 tỉnh, thành phố. Còn Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) cũng đặt kỳ vọng từ nay đến năm 2025 có thể triển khai thêm 16 dự án tại Việt Nam, trong đó sẽ có 3-4 dự án tại Hà Nội. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp này cũng sẽ cho ra mắt các mô hình bán lẻ mới để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như tạo đà phát triển ở trong tương lai. Theo ông Nguyễn Trọng Tuấn - Giám đốc vận hành hệ thống bán lẻ WinMart thông tin: “Năm 2022, WinMart đã tiến hành mở rộng quy mô bằng việc khai trương hàng trăm siêu thị cũng như cửa hàng trên toàn quốc. Đến hiện tại, hệ thống bán lẻ WinMart cũng đã có hơn 3.500 siêu thị, cửa hàng WinMart/WinMart+/Win ở 63 tỉnh, thành phố”.

Để có thể đẩy mạnh việc phát triển thị trường ở trong nước, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông cho rằng, dự thảo đề án tái cơ cấu ngành Công Thương từ nay cho đến năm 2030 là đặt ra mục tiêu tái cơ cấu thị trường ở trong nước theo hướng phát triển nhanh và bền vững. Theo đó thì các mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế đêm, kinh tế xanh, kinh tế du lịch, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử cũng sẽ được khuyến khích và ưu tiên phát triển. Giá trị tăng thêm của thương mại ở trong nước cũng tăng bình quân là khoảng 9-9,5%/năm. Ngoài ra, hệ thống phân phối cũng chuyển dịch sang các loại hình phân phối hiện đại và ưu tiên vùng nông thôn, miền núi đồng thời khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh tiến hành đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

3 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

3 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

3 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

3 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

3 giờ trước