meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Môi giới BĐS nên làm gì trong thời gian đợi thị trường phục hồi?

Thứ sáu, 03/02/2023-08:02
Trải qua một năm 2022 với nhiều khó khăn, nhiều môi giới bất động sản hi vọng thị trường sẽ sớm hồi phục

Anh Lê Minh Công (35 tuổi, Hà Nội) hiện đang làm môi giới cho một sàn giao dịch bất động sản ở khu vực Hà Nội. May mắn không nằm trong danh sách các lao động bị kí kết thúc hợp đồng hồi tháng 8/2022, thế nhưng từ thời điểm đó tới nay, anh Công hầu như không được nhận lương cứng (khoản cố định không nhiều nhưng trước đó đều được nhận) và cũng không có thưởng Tết.

“Nửa đầu năm 2022, thực tế thị trường có khởi sắc, người làm môi giới như chúng tôi cũng khá vui mừng. Ở 6 tháng đầu năm 2022, có thời điểm tôi thực hiện thành công tới 4 giao dịch/tháng. Thế nhưng nửa sau năm 2022, thị trường đột ngột đảo chiều khiến chúng tôi không kịp trở tay, thanh khoản sụt giảm, nguồn cung hầu như không có… đã có lúc tôi nghĩ rằng hay bỏ nghề chứ không thể cố gắng khi hàng tháng không có thu nhập nhưng vẫn phải rút tiền túi để chạy quảng cáo kiếm khách được”, anh Công chia sẻ.


Việc các môi giới bất động sản bỏ nghề hay tìm việc làm thêm không phải là hiếm gặp ở thời điểm hiện tại (ảnh minh họa)
Việc các môi giới bất động sản bỏ nghề hay tìm việc làm thêm không phải là hiếm gặp ở thời điểm hiện tại (ảnh minh họa)

Theo anh Công, không phải công ty anh mới gặp tình trạng này mà đây là tình hình chung của hầu hết các nhân sự nghề môi giới bất động sản. Hiện tại, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, hiện tại công ty vẫn chưa có thông báo gì mới và anh Công đã quyết định phải tìm thêm công việc khác để làm để tạm thời có thêm thu nhập.

“Tôi vẫn bám thị trường, chờ đợi thời cơ cũng như liên hệ thường xuyên với những khách hàng trước đó để nắm rõ tình hình cũng như nhu cầu từ khách hàng, cũng là để duy trì nguồn khách cho bản thân. Tôi mong rằng, nhà nước có những tháo gỡ vướng mắc để những người làm nghề như chúng tôi vẫn được hoạt động. Và phía công ty cũng mong sẽ có thông báo triển khai các dự án mới để tăng thêm nguồn cung giao dịch và các nhân sự ngành môi giới không lâm vào tình cảm nhàn rỗi như thời gian vừa qua”, anh Công ngập ngừng bày tỏ.

Cũng giống như anh Công, chị Nguyễn Thu Hằng (32 tuổi, Hà Nội) hiện cũng đang là môi giới bất động sản. Khác hẳn nhiều môi giới khác lựa chon các dự án chung cư để sale, chị Hằng lựa chọn phân khúc đất nền.

“Đất nền khá khác với những phân khúc khác khi dữ liệu khách hàng không nhiều như phân khúc chung cư. Thời điểm trước khi quyết định lựa chọn phân khúc đất nền, tôi cũng khá ngần ngừ vì đây không phải là phân khúc được nhiều người lựa chọn. Mặc dù giá đất nền thời gian vừa qua đã ổn định trở lại, khách hàng cũng đã quay trở lại để tham khảo thế nhưng nếu so với thời điểm năm 2020 – 2021, môi giới như chúng tôi vẫn còn gặp nhiều khó khăn”, chị Hằng thẳng thắn.


Thị trường BĐS khó khăn kéo theo việc nhiều môi giới quyết định chuyển việc
Thị trường BĐS khó khăn kéo theo việc nhiều môi giới quyết định chuyển việc

Câu chuyện của anh Công hay chị Hằng thực tế không phải là câu chuyện hiếm gặp của nghề môi giới trong giai đoạn vừa qua. Trải qua một năm 2022 nhiều biến động của thị trường kinh tế nói chung, thị trường bất động sản nói riêng, không ít doanh nghiệp đã buộc phải tái cơ cấu, tinh giản bộ máy cũng như cắt giảm nhân sự. Dữ liệu từ phía Bộ Xây dựng đã cho thấy, cả nước hiện tại có có 1.100 sàn giao dịch BĐS hiện đang hoạt động, thế nhưng đã có khoảng 10.000 nhân viên môi giới đã nghỉ việc hoặc chuyển sang công việc khác để kiếm sống bởi thực tế trên.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam – ông Nguyễn Mạnh Hà đã bày tỏ, giao đoạn cuối năm 2021 – đầu năm 2022, dòng tiền bơm vào thị trường bất động sản cũng như sự phục hồi của nền kinh tế lẫn quá trình đô thị hoá khiến nhu cầu về mua bán bất động sản tăng cao ở hầu khắp các phân khúc. Điều này đã kéo theo sự phục hồi, hoạt động trở lại của các sàn giao dịch BĐS. Thế nhưng tới tháng 5-6/2022, thị trường BĐS dần bị lao dốc và luôn ở trong trạng thái “đắp chăn” vì ảnh hưởng bởi rất nhiều nguyên nhân.

Những quy định thắt chặt tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp hay nhiều lí do khác càng khiến cho thị trường địa ốc đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hệ quả của thực trạng trên là hàng loạt công ty, sàn môi giới phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động. Những công ty còn hoạt động thì cũng bắt buộc phải tái cơ cấu, thu hẹp về quy mô, tinh giản bộ máy nhân sự để “năm im đợi thời cơ sinh tồn”. Nhiều doanh nghiệp đã phải giảm tới 70% nhân sự cũng như nợ lương hoặc cho nhân viên nghỉ không lương.

Trước đó, theo báo cáo thị trường từ phía Batdongsan.com.vn, trên cơ sở phân tích giai đoạn 2008 – 2012, sẽ phải mất tới 1,5 năm từ khi Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất, thị trường BĐS mới bắt đầu đảo chiều và phục hồi. Và nếu chỉ dựa vào lãi suất, nếu có thể điều chỉnh vào quý I/2023 thì phải tới quý II hoặc III/2024, thị trường mới có thể phục hồi. Thế nhưng, việc tín dụng tăng trưởng cũng như chính sách cũng là những yếu tố tác động tích cực tới thị trường. Nếu như việc tín dụng được nới lỏng đầu năm 2023, tới thời điểm cuối năm 2023 thị trường sẽ phục hồi.


Con số 10.000 môi giới nghỉ việc là một con số không hề nhỏ
Con số 10.000 môi giới nghỉ việc là một con số không hề nhỏ

Và trong giai đoạn này, các doanh nghiệp cũng phải cần có những hoạt động tái cơ cấu phù hợp và những môi giới nhà đất cũng nên chuẩn bị tâm lý cho việc này. Và chắc chắn, đây là là một quãng thời gian khó khăn, các môi giới bất động sản cần phải tìm kiếm thêm những công việc tạm thời để có thể mưu sinh.

“Với những môi giới đang nằm im đợi cơ hội và không bỏ cuộc như tôi, hãy bình tĩnh và tranh thủ thời điểm này để hoàn thiện kĩ năng cho bản thân. Việc hoàn thiện về kiến thức cũng như đạo đức nghề nghiệp với bản thân tôi lúc nào cũng cần thiết. Giai đoạn này là giai đoạn sụt giảm giao dịch do nhiều yếu tố khách quan tác động lên. Tôi tin rằng, đây không phải là bối cảnh suy thoái của thị trường và việc đợi thị trường ổn định trở lại để làm việc hiệu quả hơn chắc chắn sẽ cần thời gian”, chị Hằng tâm sự.

Thực tế, Quốc hội và Chính phủ cũng đang tích cực đẩy nhanh các vấn đề pháp lý như sử đổi Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản để có thể khắc khục được nhiều bất cập hiện tại. Việc thành lập Tổ công tác của Chính phủ nhằm tháo gỡ các khó khăn của thị trường bất động sản, từ đó tìm hướng giải quyết vướng mắc cho các doanh nghiệp cũng là một tín hiệu tích cực cho thấy, Nhà nước vô cùng quan tâm tới ngành BĐS – một ngành kinh tế chủ lực kéo theo sự phát triển của các ngành khác. Và chắc chắn, thị trường bất động sản sẽ thoát khỏi khó khăn và bước vào một chu kỳ phát triển mới.

Mai An
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

Kết luận 70% môi giới trên toàn quốc quay trở lại thị trường dễ gây hiểu lầm

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

Thuộc nhóm thu nhập cao nhất Việt Nam, nghề môi giới động sản có thực sự màu hồng?

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

13 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

13 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

13 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

13 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước