Môi giới bất động sản trong cơn bão thất nghiệp (Bài 5): Nỗi lo những tháng không có thu nhập kéo dài
BÀI LIÊN QUAN
Thực trạng hiện nay: Môi giới bất động sản "hết thời" kiếm tiền dễ, chật vật nửa năm mới bán được một căn hộPGS. TS. Doãn Hồng Nhung: “Quản lý đất đai muốn hiệu quả thì rất cần ứng dụng công nghệ”"Tôi cũng bị rơi vào cơn bão sa thải"
Đã 4 tháng kể từ khi bị cho thôi việc, có lẽ đây là khoảng thời gian có lẽ khó khăn nhất trong cuộc đời tôi. Tôi từng làm môi giới bất động sản, có một công việc có mức thu nhập hàng chục triệu đồng một tháng nên trước đây cuộc sống của tôi tiêu xài khá thoải mái, tự tin gặp bạn bè.
Nhưng, thị trường bất động sản bỗng dưng “sập” một cái, thu nhập của tôi bị giảm, nhiều tháng liền không chốt được giao dịch nào trong khi những chi phí như chạy quảng cáo vẫn phải duy trì, chưa kể tôi đang gánh “còng lưng” vì khoản vay nợ ngân hàng và muôn vàn các chi phí sinh hoạt khác.
Nhớ lại lúc hoàng kim năm 2020, dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng lại là thời điểm công việc làm môi giới giúp tôi “hái” ra tiền nhiều nhất. Thậm chí, có những tháng tôi bán được 3, 4 căn chung cư là chuyện bình thường. Khi ấy tôi còn dự định đến cuối năm 2022, nếu tiết kiệm đủ một khoản tiền sẽ mua một căn chung cư trả góp. Thế nhưng, hiện giờ thì tôi chỉ muốn nhanh chóng có một công việc ổn định để trả được khoản nợ ngân hàng mỗi tháng.
Ròng rã thất nghiệp nhiều tháng cộng thêm khoản nợ từ những cuộc đầu tư dở dang trước đó đã làm ngốn gần hết số vốn tôi dành dụm bấy lâu nay. Có những tháng sau sau khi trả nợ ngân hàng xong, tài khoản của tôi còn không có nổi 1, 2 triệu đồng. Vay mượn cũng vay hết người rồi, nhiều lúc tuyệt vọng lắm! Nhưng cũng không dám gọi điện về cho gia đình để nói tình hình vì sợ bố mẹ lo lắng.
Tôi đã thử ứng tuyển vào nhiều vị trí của các công ty khác nhau nhưng đều không có kết quả, do họ đòi hỏi kinh nghiệm lĩnh vực chuyên sâu. Có lẽ, làm môi giới bất động sản lâu cũng dần làm mất đi cơ hội làm việc ở những ngành nghề khác. Tôi bắt đầu rơi vào trạng thái hoảng loạn và mất phương hướng trầm trọng. Nhiều tháng ở trong nhà khiến tôi càng trở nên u uất, "stress" nặng.
Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều các môi giới ở các sàn khác cũng đang trong hoàn cảnh tương tự. Có người lựa chọn duy trì với nghề và tiếp tục đợi chờ thị trường bất động sản tươi sáng trở lại, có người thì lựa chọn chuyển sang ngành nghề kinh doanh khác để tìm kiếm cơ hội mới. Suy cho cùng, thì tại bối cảnh như hiện nay thì những người làm nghề môi giới là đối tượng chịu tác động nhiều nhất từ thị trường.
Tôi vẫn đang kỳ vọng vào sức nóng lên của thị trường để có thể giải quyết được những khó khăn, vướng mắc này để sớm có thể quay lại với nghề môi giới bất động sản. Có lẽ, tạm thời tôi vẫn sẽ tiếp tục cố gắng bằng cách tìm kiếm một công việc tạm thời như làm sale ô tô, sale sản phẩm,… để trau dồi thêm kinh nghiệm bán hàng, có thêm thu nhập trả các khoản nợ.
Cuộc thanh lọc môi giới bất động sản
Theo các chuyên gia bất động sản, do trước đây thị trường quản lỷ lỏng lẻo, dễ dàng mua bán bất động sản mà không được kiểm soát nên nhiều người lựa chọn chuyển từ các công việc khác sang làm môi giới bất động sản vì những khoản lợi trước mắt. Tuy nhiên, khi thị trường đi xuống đã làm cho “giấc mộng hồng” của nhiều môi giới tan vỡ, dẫn đến tình trạng mất việc ồ ạt của các môi giới hiện nay.
Thực tế là tại Việt Nam có tới hàng trăm ngàn người làm lựa chọn làm môi giới bất động sản nhưng chỉ có vài trăm người là hoạt động chuyên nghiệp, có nhiều giao dịch thành công. Còn đa phần, nhiều người không “trụ” được với nghề lâu dài do thiếu kỹ năng bán hàng, kiến thức bất động sản. Ngoài ra họ còn phải chịu nhiều chi phí để duy trì nghề như tiền quảng cáo, tiền chăm sóc khách hàng,...
Thế nhưng, các ông chủ địa ốc chỉ quan tâm về số lượng nhân viên, kết quả tiền chảy về túi chứ chưa thực sự quan tâm đến chất lượng cũng như đời sống nhân viên. Do đó, nhiều người làm môi giới khi đối diện với cơn khủng hoảng của thị trường sẽ dễ dàng bị cuốn trôi.
Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, không quá khó hiểu khi thị trường bất động sản chứng kiến số lượng môi giới mất việc ngày càng tăng cao. Một phần do quá trình tuyển dụng dễ dãi, ồ ạt tạo quy mô của một số công ty, một phần do chính bản thân của các môi giới chưa thực sự có học hỏi, kiến thức với nghề.
Ông Đính nhận định thêm, đây không chỉ là cuộc thanh lọc giữa các doanh nghiệp bất động sản mà còn thanh lọc các môi giới bất động sản không chân chính để thị trường bất động sản hướng tới minh bạch, ổn định trong tương lai. Tuy nhiên các sàn giao dịch bất động sản vẫn nên giữ cho mình một đội quân môi giới dầy dặn kinh nghiệm để đợi khi thị trường khai sáng trở lại có thể hoạt động kinh doanh lại ngay lập tức.
Để giải quyết tình trạng các môi giới bất động sản không có thu nhập kéo dài trong nhiều tháng như hiện nay, thì bên cạnh việc trông đợi vào các chính sách sắp tới sẽ tháo gỡ được thị trường thì những người làm môi giới bất động sản phải tự tìm cách tái cấu trúc bản thân. Lợi dụng những điểm khó khăn để khai phá những sản phẩm mới, hình thức mới để kinh doanh thu lợi nhuận.
Hiện nay, nhu cầu ở của người dân ở bất cứ giai đoạn nào cũng luôn cao. Vì thế mà những người làm môi giới bất động sản muốn duy trì gắn bó với nghề thì nên chủ động tìm kiếm những sản phẩm phù hợp với ngân sách của khách hàng. Đây là cách để các môi giới có thể vượt qua khó khăn tại thời điểm hiện nay thay vì trông chờ vào việc chỉ bán dự án.
(Còn tiếp)