Mirae Asset: Chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng trong dài hạn
BÀI LIÊN QUAN
Các công ty chứng khoán nhận định về VN-Index như thế nào trong tháng 8?4 yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán trong tháng 8Chứng khoán Việt Nam thường biến động ra sao trong các tháng 8?Theo Nhịp sống kinh tế, báo cáo chiến lược thị trường của Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam chỉ ra rằng, đà hồi phục của thị trường trong tháng 7 bị ảnh hưởng khá nhiều do lo ngại về khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu. Với độ mở hiện nay đã lên hơn 200% GDP, nền kinh tế Việt Nam đang được nhận xét là dễ bị tổn thương và rất nhạy cảm với những biến động từ bên ngoài.
Tuy nhiên, với số liệu kinh tế Mỹ mới được công bố vào cuối tháng 7 (GDP quý 2/2022 giảm ít hơn dự kiến, cùng triển vọng kinh tế hồi phục mạnh mẽ vào quý 3) đã phần nào giúp giảm bớt tâm lý bi quan về nhu cầu tiêu dùng của thế giới, góp phần cởi bỏ tâm lý bi quan trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đội ngũ phân tích cho rằng, những bất ổn gần đây do các sự kiện địa chính trị trên thế giới càng giúp những ưu điểm của Việt Nam nổi bật hơn nữa. Nếu so sánh với các thị trường lân cận cũng như các thị trường phát triển trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất hấp dẫn nhờ các yếu tố tích cực như: (1) Tình hình vĩ mô được kiểm soát tốt (tỷ giá, lạm phát...), (2) lãi suất chưa tăng mạnh, (3) GDP tăng trưởng cao đi kèm với khả năng sinh lời lớn (POE trên 15%), (4) hiện đang giao dịch tại định giá thấp.
Bên cạnh đó, việc khối ngoại trở lại mua ròng trong bối cảnh Mỹ tăng lãi suất và đồng USD tăng rất mạnh trong 7 tháng đầu năm 2022. Cụ thể, khối này đã quay lại mua ròng suốt 4 tháng qua với giá trị lũy kế đạt 288 triệu USD, trước đó họ đã bán ròng 2,7 tỷ USD trong năm 2021 và bán 307 triệu USD trong quý 1. Giá trị mua ròng của khối ngoại phần lớn do dòng vốn ETF đã đã chọn trở lại Việt Nam bất chấp Mỹ tăng lãi suất và đồng USD tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2022. Có thể thấy, bối cảnh vĩ mô cũng như định giá thị trường chứng khoán đang là điểm sáng hấp dẫn đối với những nhà đầu tư nước ngoài.
Mặt khác, mức chênh lệch giữa tăng trưởng EPS của thị trường Việt Nam và lãi suất huy động bình quân 12 tháng của các ngân hàng thương mại hiện đang được nới rộng hơn so với các nước trên thế giới. Điều này cho thấy rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang được giao dịch tại mức định giá khá thấp.
Đáng giá về triển vọng trong thời gian tới, kết quả thống kê của Mirae Asset chỉ ra, suất sinh lời của VN-Index thông thường có mối tương quan thuận chiều với tăng trưởng EPS. Theo đó, đội ngũ phân tích dự báo tăng trưởng EPS năm 2022 khoảng 17,5% so với cùng kỳ (thận trọng hơn mức đồng thuận hiện tại của thị trường là 21%).
Tuy nhiên, so với thời điểm cuối năm 2021, VN-Index đã giảm 17%. Điều này đồng nghĩa với định giá của Vn-Index đã chiết khấu đáng kể các rủi ro liên quan. Thống kê cho đến thời điểm hiện tại, lợi nhuận nửa đầu năm của các công ty niêm yết vẫn duy trì mức tăng trưởng hai chữ số. Hơn thế, triển vọng GDP quý 3 cũng rất lạc quan, được các tổ chức tài chính dự báo từ 10% so với cùng kỳ dựa trên mức nền thấp của quý 3/2022. Trên cơ sở này, đội ngũ phân tích kỳ vọng VN-Index vẫn tiếp đà hồi phục trong các tháng tới.
Đâu là những yếu tố hỗ trợ đà tăng của thị trường?
Kết thúc 7 tháng đầu năm, P/E trailing của VN-Index ở quanh mức 12,8 lần, thấp hơn nhiều so với mức P/E trung bình 5 năm 16,1x. Công ty Chứng khoán Tiên Phong (Tien Phong Securities, TPS) đánh giá tăng trưởng toàn thị trường cho cả năm 2022 dự kiến trên 20% và mức P/E forward định giá hiện tại chỉ tương đương 11,5x.
Với kỳ vọng đà giảm của VN-Index đã kết thúc, đội ngũ phân tích TPS đưa ra 3 kịch bản về biến động thị trường trong tháng 8/2022. Bên cạnh đó, kịch bản này còn dựa trên nhận định các thông tin tiêu cực đã bão hòa và khó lặp lại các cú sốc thông tin như giai đoạn đầu năm.
Trong ngắn hạn, rất khó để dự báo chính xác biến động của thị trường, song TPS vẫn đánh giá thị trường chung đang khả quan nhờ 3 yếu tố:
Thứ nhất, lạm phát toàn cầu có khả năng tạo đỉnh. Theo đó, lạm phát tại các nền kinh tế lớn như Mỹ hay EU… có thể hạ nhiệt từ quý 3 do giá một số mặt hàng quan trọng như dầu thô, cước vận tải biển, phân bón, than cốc… đã điều chỉnh mạnh. Ngoài ra, việc nhiều Ngân hàng trung ương thế giới đã thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua việc nâng lãi suất và giảm quy mô bảng cân đối kế toán cũng góp phần giúp hạ nhiệt lạm phát.
Thứ hai, cường độ thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed ở mức kỳ vọng. Trong cuộc họp cuối tháng 7 vừa qua, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã bỏ bỏ phiếu tăng lãi suất thêm 75 điểm phần trăm lên mức mục tiêu 2.25%-2.5%, mức trước khi nới lỏng chính sách tiền tệ. Thị trường dự báo Fed sẽ nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp được tổ chức vào ngày 20-21/09/2022 tới đây. Việc nâng lãi suất đúng với kỳ vọng của nhiều tổ chức được cho là sẽ giúp Fed duy trì chính sách tiền tệ mềm mỏng để cùng lúc vừa kiềm chế lạm phát vừa duy trì tăng trưởng kinh tế. Chính điều này đã tạo ra cú hích giúp thị trường chứng khoán toàn cầu cũng như Việt Nam có sự phục hồi mạnh mẽ ở tuần cuối tháng 7.
Thứ ba, thông tin vĩ mô trong nước tích cực. Tiếp đà lạc quan khi GDP quý 2/2022 tăng trưởng vượt xa mức dự báo trung bình từ các tổ chức nghiên cứu thế giới. Ngày 30/7 vừa qua, bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra dự báo và cho biết mục tiêu năm 2022 là tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 7% và kiểm soát lạm phát tăng dưới 4%.