Machine-To-Machine (M2M) là gì? Vai trò quan trọng của nó trong doanh nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Dịch máy là gì? Từ A - Z về Machine Translation dành cho bạnVirtual machine là gì? Một số loại Virtual machine được sử dụng phổ biến hiện nayBig Data và Machine Learning, những điều không phải ai cũng biếtMachine-To-Machine là gì? M2M là gì?
Kể từ khi Internet ra đời, công nghệ đã dần thay đổi cách con người giao tiếp với nhau và với thế giới xung quanh. Ngày nay, thế giới được kết nối gần hơn bao giờ hết, nhờ vào Machine-To-Machine và Internet of Things .
Machine-To-Machine, viết tắt là M2M, có nghĩa đen là 'Máy đến Máy'. Machine-To-Machine mô tả sự tương tác của hàng tỷ thiết bị và máy móc được kết nối với internet và với nhau. Các thiết bị và máy móc này được tích hợp các khả năng tính toán, cho phép chúng thu thập dữ liệu từ thế giới xung quanh và chia sẻ dữ liệu đó tới các thiết bị được kết nối khác, tạo ra một mạng lưới hoặc hệ thống thông minh.
Điều này có nghĩa là máy móc có thể giao tiếp và chia sẻ thông tin với nhau mà không cần tác động của con người.
Machine-To-Machine (M2M) hoạt động như thế nào?
M2M được sử dụng để thu thập và truyền dữ liệu giữa các ứng dụng cụ thể thông qua công nghệ không dây (LTE, WiFi, BLE, ZigBee, RFID). Thông thường, một ứng dụng sẽ sử dụng nhiều hơn 1 công nghệ không dây.
Thông qua các công cụ này, bạn có thể kết nối các sản phẩm có tính di động hoặc cố định, chẳng hạn như tàu hỏa, thiết bị gia dụng, thiết bị y tế, màn hình, v.v. và hoàn thành các tác vụ bao gồm cảm biến hoặc thu thập dữ liệu, truyền dữ liệu không dây và hệ thống quản lý thông tin.
Mục đích của công nghệ này là sử dụng các cảm biến để thu nhận dữ liệu và tải dữ liệu đó lên mạng.
Các thành phần chính của hệ thống Machine-To-Machine (M2M) gồm cảm biến, mạng không dây (RFID, Wi-Fi hoặc liên kết mạng di động…) và phần mềm tự động (được lập trình để giúp các thiết bị tập trung và phân tích dữ liệu). Sau đó, hệ thống sẽ truyền đạt lại các dữ liệu này và kích hoạt các hành động tự động (được lập trình sẵn để xử lý tình huống).
M2M giúp giảm thời gian chết của thiết bị, nhờ đó giảm chi phí bảo trì, rút gọn quy trình làm việc bằng cách chủ động giám sát và sửa chữa thiết bị trước khi chúng bị hỏng hoặc khi cần thiết.
Lợi ích
Các lợi ích chính quan trọng gồm:
- Giảm chi phí duy trì bằng cách giảm thiểu thời gian bảo trì và thời gian dừng hoạt động.
- Tăng doanh thu bằng cách tự bảo trì sản phẩm tại chỗ.
- Cải thiện dịch vụ khách hàng bằng cách giám sát và bảo trì thiết bị theo thời gian thực trước khi thiết bị bị lỗi hoặc khi cần thiết.
Machine-To-Machine (M2M) trong cuộc sống hàng ngày
Machine-To-Machine (M2M) ở xung quanh chúng ta. Công nghệ này có thể tồn tại trong nhà, trên đường, theo chúng ta mua sắm, tập thể dục và giải trí. Dưới đây là một vài ví dụ về công nghệ M2M mà bạn có thể bắt gặp hàng ngày:
- Đi lại: nếu chuyến tàu của bạn vô tình bị hủy do thời tiết xấu, trong lúc bạn đang ngủ, chiếc đồng hồ thông minh của bạn sẽ tính toán thêm thời gian mà bạn cần đi để di chuyển bằng cách thức khác và đánh thức bạn đủ sớm để bạn không bị trễ giờ làm việc.
- Nhà thông minh: bộ điều nhiệt được kết nối có thể tự động bật chế độ sưởi khi nhiệt độ phòng giảm xuống dưới mức nhất định.
- Sức khỏe và thể chất: thiết bị đeo được (Wearable Technology) có thể theo dõi số bước bạn đi trong một ngày, theo dõi nhịp tim và đếm lượng calo để xác định chế độ ăn uống và tìm hiểu xem bạn có đang thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng hay không.
Machine-To-Machine (M2M) trong kinh doanh
M2M cũng mang lại lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp. Các thiết bị được kết nối thu thập thông tin về mọi điểm kinh doanh - từ phát triển sản phẩm, sản xuất, chuỗi cung ứng cho đến điểm bán - có thể được sử dụng để xác định và loại bỏ các điểm kém hiệu quả. Dưới đây là một số ví dụ:
- Theo dõi tài sản thông minh: các cảm biến nhúng và GPS định vị có thể theo dõi tài sản của bạn. Một đội xe tải giao hàng được kết nối có thể chia sẻ vị trí, nội dung và trạng thái sửa chữa của họ.
- Dự đoán bảo trì: các cảm biến trên thiết bị của bạn sẽ phát hiện lỗi, tự đặt hàng các linh kiện thay thế và lên lịch sửa chữa trước khi thiết bị thực sự hỏng.
Machine-To-Machine (M2M) trong cơ sở hạ tầng của thành phố
Quản lý giao thông: những chiếc ô tô được kết nối có thể cảm nhận vị trí của nhau trên đường, hiểu khoảng cách của chướng ngại vật và các phương tiện khác; thậm chí chia sẻ dữ liệu về chỗ đậu xe có sẵn cho các phương tiện và bộ phận quản lý giao thông. Các nút cảm biến được đặt trong mỗi chỗ đậu xe có thể gửi dữ liệu đến một ứng dụng cập nhật thông tin liên tục trên ô tô thông qua đám mây. Công nghệ cho phép người lái xe biết vị trí đỗ xe còn trống, tuyến đường nào đang tắc, từ đó, giúp giảm tắc nghẽn, cũng như tiết kiệm thời gian và nhiên liệu.
Tòa nhà kết nối: tòa nhà thông minh nắm bắt thông tin như tầng nào của tòa nhà thường xuyên có người ở, giúp xác định nơi có thể giảm sử dụng năng lượng (ví dụ: chiếu sáng và hệ thống điều hoà) mà không ảnh hưởng đến cư dân trong tòa nhà.
Machine-To-Machine (M2M) trong lĩnh vực y tế
Các thiết bị được kết nối đã làm cho thế giới trở nên thuận tiện hơn và cũng an toàn hơn. M2M có ứng dụng đặc biệt nhiều trong lĩnh vực y tế, nơi các phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả kết hợp với các giải pháp truyền dữ liệu nhanh chóng có thể cứu sống bệnh nhân. Đối với những người bị bệnh tim hoặc tiểu đường, việc theo dõi 24/7 đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Ngày càng có nhiều thiết bị cung cấp khả năng M2M hoặc IoT giúp cải thiện các phương pháp chăm sóc sức khỏe.
Phân biệt M2M và IoT
Vậy sự khác biệt cơ bản giữa Machine-To-Machine (M2M) và Internet of Things (IoT) là gì?
M2M tạo ra một hệ thống để các máy móc kết nối với nhau, nó cho phép người dùng dễ dàng theo dõi hiệu suất hoạt động, tạo thành một hệ thống các thiết bị thông minh có thể thu thập các dữ liệu để cải thiện quá trình sản xuất hơn nữa.
Điều này giải thích cho sự hình thành của IoT (Internet Vạn Vật) - kết nối giữa thế giới vật lý với thế giới số. Trong thực tế, khái niệm IoT rộng hơn M2M mặc dù, IoT được phát triển từ ý tưởng công nghệ M2M.
Dù cả hai có chung đặc tính là hỗ trợ trao đổi cùng truyền tải thông tin trong một hệ thống mạng, nhưng chúng lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Như đã đề cập bên trên, M2M thường là sự kết nối giao tiếp phân lập điểm với điểm (point-to-point) của các thiết bị máy móc. Trong khi đó, IoT có thể được tích hợp vào quy mô lớn hơn để cải thiện sự linh hoạt của các hành động phản hồi. Khả năng giao tiếp đa cấp độ này của IoT giúp nó tinh chỉnh hoạt động và thu thập các dữ liệu bên trong có giá trị.
Ngoài ra, nếu M2M chủ yếu được các doanh nghiệp sử dụng nhằm cập nhật và quản lý máy móc nội bộ, thì các ứng dụng của IoT được áp dụng song song cho cả doanh nghiệp và khách hàng, giúp khách hàng có thể kết nối dễ dàng với nhà cung cấp dịch vụ.
Nói một cách đơn giản, Machine-To-Machine (M2M) là một công nghệ kinh doanh hỗ trợ việc cải tiến hoạt động, còn Internet of Things cho phép doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng bằng cách tận dụng tính năng theo dõi tài sản và phân tích dữ liệu của nó.
Cấu trúc của hệ thống Machine-To-Machine (M2M)
Hệ thống M2M bao gồm phần cứng và phần mềm, và mỗi thiết bị phần cứng giao tiếp dữ liệu thông qua mạng. Ngoài ra, hệ thống M2M bao gồm một máy chủ lưu trữ và một hệ thống chuyên gia thông minh, và dữ liệu được truyền giữa các thiết bị có thể được xử lý thông qua hệ thống chuyên gia máy chủ lưu trữ.
Một thiết bị hoặc một nhóm thiết bị có khả năng phản hồi các yêu cầu về dữ liệu có trong các thiết bị đó hoặc có khả năng truyền dữ liệu có trong các thiết bị đó một cách độc lập.
Một liên kết truyền thông để kết nối thiết bị hoặc nhóm thiết bị với máy chủ máy tính hoặc một thiết bị khác.
Một phần mềm, quy trình hoặc giao diện mà dữ liệu có thể được phân tích, báo cáo và / hoặc xử lý.
Phần mềm thông minh.
Hệ thống của công nghệ M2M được chia thành ba khối chính:
Nền tảng là phần mềm quản lý doanh nghiệp, để mọi người thuận tiện quản lý thông tin
Giải pháp truyền thông không dây, để con người truyền thông tin đến máy móc
Thiết bị giám sát và thu thập dữ liệu tại chỗ, để quản lý thu thập và giám sát dữ liệu trong môi trường không xác định.
Trong lĩnh vực ứng dụng, công nghệ, M2M thường được kết hợp với cảm biến để thu thập thông tin, và thăm dò môi trường chưa biết. Thông tin thu được sẽ được truyền đến thiết bị, và đến thông tin có sẵn để phân tích.
Tương lai của Machine-To-Machine (M2M)
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, M2M được kỳ vọng sẽ giúp ngày càng nhiều thiết bị có khả năng giao tiếp và kết nối mạng, tạo “đất” cho các ứng dụng như giám sát môi trường và phân tích môi trường, hay cơ hội kinh doanh IoT.
Machine-To-Machine sử dụng các công nghệ như mạng không dây, cảm biến và điện toán thời gian thực để cuộc sống trở nên tiện lợi hơn, đồng thời tạo ra các sản phẩm thân thiện với người dùng. Cho dù là giao tiếp giữa con người và máy móc hay giữa máy móc và máy móc, M2M được sử dụng để tăng cường khả năng tương tác của máy móc, đồng thời cung cấp cho chúng những khả năng thông minh và giống con người hơn.
Do nguyên lý hoạt động của Machine-To-Machine, ứng dụng của công nghệ này sẽ tiếp tục được cải thiện và cung cấp một lựa chọn vô cùng tiện lợi và tiết kiệm chi phí cho người dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể mong đợi ngày càng có nhiều dịch vụ có thể cung cấp trực tiếp cho chúng ta thông qua điện thoại thông minh, phương tiện được kết nối xung quanh chúng ta (ví dụ: đồng hồ thông minh, các thiết bị có sẵn trên đường như sân bay, bệnh viện, trường học…). Tương tác giữa máy với máy đang mở đường cho các giải pháp tích hợp trong tương lai.
Kết luận
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn cũng hiểu được tại sao Machine-To-Machine (M2M), tương tác giữa máy với máy lại có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại. Những ưu điểm cốt lõi của M2M bao gồm :
- Cải thiện hiệu quả hoạt động.
- Giảm chi phí và lợi tức đầu tư cao hơn.
- Đảm bảo chất lượng.
- Mức độ giám sát cao hơn.
- Công nghệ M2M có khả năng mở rộng về bản chất và có thể thích ứng với các nhu cầu cụ thể của một tổ chức.
- Phương pháp này thường chính xác hơn nhiều khi so sánh với quá trình ra quyết định của con người.
Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về lĩnh vực công nghệ còn quá mới mẻ và nhiều tiềm năng phát triển này!