Lý do H&M đóng cửa hàng lớn nhất ở Thượng Hải
BÀI LIÊN QUAN
Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc có thể không quay lại được “thời kỳ huy hoàng” dù có đầy tiềm lực trong taySự lao dốc của thị trường bất động sản Trung Quốc khi người dân không còn "hào hứng" mua nhàNgoài Apple, H&M và IKEA đồng loạt ngừng bán hàng tại NgaTheo chia sẻ từ tờ SCMP, thương hiệu thời trang Thuỵ Điển H&M đã đóng cửa hàng lớn nhất của mình tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc). Nguyên nhân được cho là bởi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng giảm sút trước các lệnh phong tỏa, nhằm kiểm soát dịch Covid-19 ở Trung Quốc. Đồng thời, tập đoàn thời trang này cũng đang hứng chịu những chỉ trích dữ dội khi từ chối sử dụng bông ở Tân Cương.
Đại diện của H&M Trung Quốc cho biết, một số cửa hàng của họ đã tạm ngừng hoạt động. Các cửa hàng bán lẻ của hãng này tại tỉnh Sơn Đông và khu vực Nội Mông cũng xác nhận, họ buộc phải đóng cửa theo yêu cầu từ các chủ cho thuê mặt bằng và không rõ liệu việc đóng cửa này có lâu dài hay không.
Ngoài ra, truyền thông Trung Quốc cũng cho biết, các cửa hàng bán lẻ của H&M ở tỉnh Hắc Long Giang và Giang Tô cũng đã được lệnh đóng cửa.
Trong khi đó, các tìm kiếm về H&M trên bản đồ di động Baidu và ứng dụng chia sẻ xe của Didi Chuxing đều hiển thị trang trống. Điều này khiến cho người tiêu dùng khó khăn khi tìm kiếm địa chỉ của các cửa hàng bán lẻ này.
Vụ lùm xùm này đã khiến doanh thu của H&M tại thị trường Trung Quốc sụt giảm 28% trong 3 tháng 3, 4, 5 năm 2021. Cụ thể, từ tháng 3 đến tháng 5, doanh thu của H&M tại Trung Quốc đạt 189 triệu USD, giảm 74 triệu USD so với cùng kỳ 2020. Sự suy giảm này chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu 5,4 tỷ USD trong giai đoạn này, nhưng là bận tâm đáng kể ở một trong những thị trường thời trang đang phát triển nhanh.
Tập đoàn bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới gia nhập thị trường Trung Quốc từ năm 2007 với cửa hàng đầu tiên tại thành phố Thượng Hải và nhanh chóng nhân rộng quy mô. Tính đến năm 2021, thương hiệu thời trang này đã có hơn 500 cửa hàng tại Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại con số cửa hàng hiển thị trên website chỉ còn là 376.
Hơn nữa, đã gần 1 tháng kể từ khi thành phố Thượng Hải dỡ bỏ lệnh phong tỏa nhằm chống dịch Covid-19, khách hàng vẫn chưa hào hứng hay quay trở lại các trung tâm thương mại để mua sắm. Hiện tại, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn đang "quay lưng" với các sản phẩm của H&M sau vụ việc liên quan tới lao động vùng Tân Cương.
Đầu tháng 3, H&M cũng tạm ngừng bán hàng tại Nga vì "sự an toàn của khách hàng và đồng nghiệp" khi chiến sự ở Ukraine bùng nổ. Theo các số liệu mới nhất, Nga là thị trường lớn thứ 6 của H&M, chiếm khoảng 4% doanh số của tập đoàn trong quý IV/2021.
Bên cạnh H&M, các thương hiệu quốc tế khác đã công khai từ bỏ việc sử dụng bông của Tân Cương như Zara, Nike và Adidas cũng bị ảnh hưởng khi người dân Trung Quốc kêu gọi tẩy chay và người nổi tiếng tại nước này từ chối hợp tác.
Tuy nhiên, sự phản đối với H&M, tập đoàn bán lẻ đầu tiên của nước ngoài bày tỏ lo ngại, đặc biệt gay gắt. Không như các thương hiệu khác, các sản phẩm của thương hiệu này vẫn vắng bóng tại các sàn thương mại điện tử lớn tại Trung Quốc như Tmall và JD.com.