Lưu Trữ Đám Mây Là Gì? Lợi Ích Và Tính Năng Khi Sử Dụng
BÀI LIÊN QUAN
Google Drive là gì? Ưu điểm, tính năng và cách sử dụng hiệu quảTổng hợp những điều bạn cần biết về Public CloudPrivate Cloud - hình thức lưu trữ đám mây phổ biến nhất hiện nayLưu trữ đám mây là gì?
Bạn có bao giờ thắc mắc lưu trữ đám mây là gì không? Lưu trữ đám mây hay Cloud storage là một thuật ngữ dùng để chỉ về các hành động lưu giữ,quản lý, sắp xếp, chia sẻ, sao lưu dữ liệu của cá thể sở hữu nó trên một hệ thống lưu trữ bên ngoài ổ cứng được duy trì bởi các nhà cung cấp (hoặc bên thứ ba). Dịch vụ này cho phép người dùng , khách hàng có thể truy cập được tất cả các tệp tin của họ từ xa tại bất kỳ vị trí địa lý nào trên Trái Đất.
Tức là, thay vì lưu trữ thông tin vào ổ cứng máy tính, laptop của bạn hoặc các thiết bị lưu trữ cục bộ khác như usb, thì bạn lưu nó vào 1 hệ cơ sở dữ liệu từ xa. Máy tính, laptop của bạn sẽ được kết nối với hệ cơ sở dữ liệu đó thông qua internet, nhờ kết nối internet, bạn sẽ truy xuất được dữ liệu mình cần thông qua các ứng dụng desktop hoặc ứng dụng web online.
Lấy một ví dụ đơn giản như sau: Nếu bạn đang tải một cái gì đó lên Google Drive của mình thì đó chính là bạn đang tải 1 tệp dữ liệu lên kho lưu trữ đám mây – cloud storage rồi đó. Và trong trường hợp này thì Google chính là bên cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây cho bạn.
Ưu - Nhược điểm của lưu trữ đám mây
Ưu điểm của lưu trữ đám mây
Vậy thì ưu điểm của lưu trữ đám mây là gì?
Đối với doanh nghiệp
- Chi phí đầu tư thấp: Thay vì bỏ một số tiền lớn ra mua phần cứng, ổ cứng và dự trù thêm một khoản phí để bảo trì,mở rộng trì sau này. Thì với lưu trữ đám mây bạn có thể xoá bớt hoặc thêm không gian lưu trữ theo nhu cầu và chỉ trả tiền cho những lưu trữ mà mình sử dụng.
- Quản lý thông tin dễ dàng: Bằng cách sử dụng tính năng quản lý của dịch vụ cloud lưu trữ đám mây, bạn dễ dàng thực hiện công việc quản lý thông tin, vô cùng dễ dàng phân quyền, quản trị thành viên, chia sẻ dữ liệu cá nhân, nội bộ.
- Giảm thiểu thời gian triển khai: Với tính năng lưu trữ đám mây, các quản trị viên chỉ cần xác định số lượng dữ liệu và tổng dung lượng lưu trữ cần thiết cần dùng. Rồi tập trung làm việc khác thay vì cứ loay hoay triển khai lưu trữ riêng cho công ty.
- Khôi phục thiệt hại: Sử dụng lưu trữ đám mây chính là bạn đã có 1 bản copy dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp. Trường hợp không may dữ liệu bị hư hỏng hoặc mất bạn vẫn sẽ còn bản copy này.
Đối với cá nhân
- Băng thông: Tùy vào các dịch vụ, nhưng đại đa số băng thông đều cao. Thay vì gửi mail cho sếp,bạn mất khoảng thời gian để tải tập tin lên (giới hạn 25MB) thì bạn chỉ cần dán 1 link đến tập tin mà bạn lưu trữ, chia sẻ quyền xem thế là xong, cực kỳ dễ dàng và tiện lợi.
- Sử dụng dễ dàng: Như đã nói ở trên, các dịch vụ lưu trữ đám mây đều cung cấp giao diện ứng dụng cho máy tính hoặc là ứng dụng web online. Giao diện đều thân thiện và nhiệm vụ của bạn đó là kéo/thả dữ liệu của bạn từ ổ lưu trữ cục bộ vào ổ cứng lưu trữ đám mây mà thôi.
- Tính truy cập cao: Mọi dữ liệu được chứa ở đám mây có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào thông qua internet.
- Tiết kiệm chi phí: Không chỉ riêng doanh nghiệp mà cả cá nhân, thay vì tốn cả triệu mua ổ cứng di động chẳng hạn, bạn chỉ tốn hơn 1,000 vnđ để có 1GB dữ liệu trên mây mỗi tháng và chỉ phải trả cho những gì mình dùng .
Nhược điểm của lưu trữ đám mây là gì?
Với những ưu điểm vượt trội thì vẫn không thể tránh khỏi những điểm không mong muốn, vậy nhược điểm của lưu trữ đám mây là gì?
- Băng thông: Băng thông sử dụng để tải về các dữ liệu có giới hạn và nó sẽ tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ, có nơi hỗ trợ băng thông rất lớn lên đến vài GB hoặc là không giới hạn, tuy nhiên thì có vài nơi chỉ hỗ trợ một vài GB mà thôi, đặc biệt là ở các tài khoản miễn phí.
- Bảo mật: Mối lo ngại này thường xuất hiện ở các doanh nghiệp hơn khi mà các dữ liệu của mình được sử dụng chung cùng một nơi lưu trữ với các doanh nghiệp khác, hơn nữa trong khi di chuyển dữ liệu từ cục bộ lên đám mây cũng có thể sẽ bị tân công và lấy cắp thông tin.
- Ứng dụng: Một khuyết điểm đối với các cá nhân đó là nếu sử dụng dịch vụ nào thì bạn buộc phải cài, sử dụng các ứng dụng liên quan đến nhà cung cấp đó mà không được sử dụng các dịch vụ khác.
- Phụ thuộc hoàn toàn vào Internet: Tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào Internet, với tình trạng đứt cáp diễn ra thường xuyên trong khoảng thời gian gần đây thì đôi khi bạn sẽ rất “Ức Chế” và “ Khó Chịu” khi phải mất hàng giờ đồng hồ chỉ để tải vài trăm MB dữ liệu về.
Phân loại lưu trữ đám mây
Dịch vụ lưu trữ đám mây là gì? Chúng ta có thể phân thành 4 loại như sau:
Personal Cloud
Chúng ta thường sử dụng loại hình thức này trong cuộc sống hằng ngày, để đảm bảo bảo mật và an toàn cho dữ liệu trên smartphone của mình. Bạn chẳng may làm rơi mất điện thoại thì cũng không cần phải lo mất số danh bạ hay có thể truy cập file backup trên cloud để cài đặt, đưa lại thiết bị mới một cách vô cùng thuận tiện.
Public Cloud:
Loại hình này sẽ cung cấp tài nguyên như máy chủ hoặc storage cho bạn sử dụng thông qua internet. Với Public Cloud thì toàn bộ tài nguyên bao gồm ứng dụng, phần cứng… đều do nhà cung cấp dịch vụ này quản lý, nói cách khác là “tài nguyên dùng chung” vì đúng như cái tên nó xây dựng mục đích là phục vụ công cộng. Bạn chỉ cần bỏ tiền ra mua dịch vụ, việc bảo mật dữ liệu của bạn cứ để họ lo. Ưu điểm chính là phục vụ được đại đa số cộng đồng.
Private Cloud:
Đây là loại hình dành cho các doanh nghiệp, các công ty vừa và lớn. Vì đây là một mô hình triển khai riêng biệt, với phần cứng mà doanh nghiệp thuê sẽ được đặt tại công ty hoặc đặt tại nhà cung cấp mà họ mua (hoặc thuê) mà sẽ không phụ thuộc bất cứ phần cứng nào đang chạy dịch vụ khác của bên nhà cung cấp. Với cơ chế đồng bộ 2 chiều, rất thích hợp với ứng dụng lớn như database hay hệ thống ERP vì độ trễ thấp, hiệu xuất cao. Ưu điểm lớn nhất đó là lưu giữ thông tin nội bộ cực kỳ tốt, không bị bên thứ 3 là nhà cung cấp can thiệp vào (mặc dù tất cả nhà cung cấp đều sẽ cam kết là không can thiệp dữ liệu khách hàng).
Hybrid Cloud:
Đó là sự kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud. Cho phép ta lựa chọn môi trường Public hay môi trường Private linh hoạt cho ứng dụng. Mang đến cho doanh nghiệp nhiều các lựa chọn triển khai hơn vì sự linh hoạt mạnh mẽ kết hợp ưu điểm của cả hai loại hình này. Nhược điểm là chi phí khá tốn kém và thời gian triển khai chắc chắn sẽ tốn khá nhiều thời gian.
Một số dịch vụ lưu trữ đám mây nổi bật hiện nay
Cùng tìm hiểu một số dịch vụ lưu trữ đám mây là gì nổi bật nhất hiện nay nhé
Google Drive – Dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí lớn nhất thế giới
- Dung lượng lưu trữ miễn phí 15GB / tài khoản
- Dung lượng lưu trữ tối đa lên tới 30TB / tài khoản
- Dung lượng giới hạn cho một file lưu trữ upload lên là 5TB
Dropbox – là dịch vụ lưu trữ đám mây thông dụng nhất hiện nay
- Cung cấp phần mềm lưu trữ đám mây miễn phí với 2GB / tài khoản người dùng
- Chương trình giới thiệu bạn bè sử dụng để tăng dung lượng lưu trữ miễn phí (tăng lên đến 16Gb)
OneDrive – Dịch vụ lưu trữ đám mây của Microsoft
- Dung lượng miễn phí 5GB
- Tích hợp trực tiếp vào Windows
iCloud – Ứng dụng lưu trữ đám mây có mức giá cạnh tranh của Apple
- 5GB bộ nhớ miễn phí
- Tích hợp chặt chẽ với các nền tảng của Apple
Box – Dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây đa năng
- Dung lượng miễn phí lên đến 10Gb
- Được hỗ trợ bởi rất nhiều ứng dụng
Fshare – Dịch vụ chia sẻ và lưu trữ file trực tuyến lớn nhất tại Việt Nam
- Được phát triển trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing), Fshare là dịch vụ lưu trữ ,chia sẻ dữ liệu trực tuyến tốc độ cao, đảm bảo dung lượng, hệ thống lưu trữ rất tốt nhất tại các trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế của FPT Telecom.
Ngoài ra còn rất nhiều dịch vụ lưu trữ dữ liệu khác: NextCloud, SpiderOak, iDrive, pCloud, ..
Với các thông tin trên, bạn có thể trả lời được câu hỏi “lưu trữ đám mây là gì?”, công dụng cũng như một số dịch vụ lưu trữ đám mây. Bạn có thể lựa chọn cho mình dịch vụ tốt nhất để lưu trữ tài liệu của mình.