Lùm xùm thương vụ mua lại Twitter, tài sản của Elon Musk “bay” 37 tỷ USD
BÀI LIÊN QUAN
Những kịch bản cuối cùng trong thương vụ Twitter của tỷ phú Elon MuskTwitter nắm lợi thế trong vụ kiện, Elon Musk sắp ra hầu tòaElon Musk "không hề đùa" khi nói sẽ cắt giảm đi 10% nhân sựTỷ phú Elon Musk, mới đây, đã thông báo sẽ “bỏ cọc” và rút lại lời đề nghị mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD. Động thái này của CEO Tesla đã vấp phải sự phản đối của hội đồng quản trị Twitter và khiến Musk vướng phải vụ kiện tụng yêu cầu vị tỷ phú này phải thực thi thương vụ, trong bối cảnh giá cổ phiếu mạng xã hội này lao dốc mạnh những tháng qua.
Những lùm xùm xoay quanh thương vụ này không chỉ khiến cổ phiếu của Twitter lao dốc mà cũng làm tài sản của ông Elon Musk giảm mạnh. Theo Bloomberg Billionaire Index, kể từ khi công bố đề nghị mua lại Twitter hôm 14/4, tài sản của tỷ phú này đã giảm từ 251 tỷ USD xuống còn 214 tỷ USD ngày 13/7.
Phần lớn tài sản của CEO hãng xe điện Tesla đến từ cổ phiếu của Tesla trong khi mã này đang giảm mạnh kể từ khi Musk bắt đầu chiến dịch mua lại Twitter. Để chuẩn bị cho thương vụ thâu tóm Twitter, vị tỷ phú này đã bán tổng cộng 8 tỷ USD cổ phiếu Tesla.
Kể từ khi ký thoả thuận mua lại mạng xã hội Twitter vào hôm 26/4, tỷ phú Elon Musk đã công khai nói rằng thương vụ này có thể bị rút lại. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, đa số các nhà phân tích đều cho rằng đây chỉ là chiến thuật đàm phán của vị tỷ phú này. Bởi, nếu huỷ ngang, ông sẽ phải trả tiền đền bù hợp đồng lên tới 1 tỷ USD.
Tới ngày 8/7, tỷ phú giàu nhất thế giới gây ra cơn địa chấn với Phố Wall và Thung lũng Silicon khi gửi thư chính thức yêu cầu được miễn trừ nghĩa vụ thực hiện thương vụ mua lại Twitter.
Theo những thông tin từ đội ngũ luật sư của Elon Musk, lý do vị tỷ phú ngừng thương vị bởi Musk cáo buộc Twitter không minh bạch khi công bố số lượng tài khoản ma trên nền tảng này.
Ngoài ra, điều khiến Elon Musk phải ngưng việc mua lại bởi nguồn tài chính không đủ. Theo thỏa thuận, ông cam kết sẽ trả 33,5 tỉ USD tiền mặt và Elon Musk cũng nhận được 7,1 tỉ USD tài trợ vốn cổ phần từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhà tỉ phú vẫn phải vay nợ từ các ngân hàng để trả khoản còn lại.
Lý do cuối cùng là để mua được Twitter, Elon Musk phải nhận được sự chấp thuận của các cổ đông Twitter. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 năm nay. Việc Elon Musk có nhận được sự ủng hộ của cổ đông hay không vẫn chưa thể chắc chắn.
Nhưng tình hình thực tế cho thấy, ông đang bị một số cổ đông Twitter kiện vì cách tiếp cận đối với thương vụ mua lại. Có thể, một số cổ đông sẽ không ủng hộ việc nhà tỉ phú mua lại Twitter.
Về phía Twitter, nền tảng mạng xã hội này quyết không để vị tỷ phú này “phủi tay” khi nhanh chóng phát đi thông báo nói rằng quyết tâm chốt thương vụ” với mức giá 54,2 USD/cổ phiếu như đã thỏa thuận với ông Musk trước đó.
Ngoài ra, vào ngày 12/7 vừa qua, nền tảng xã hội này đã đâm đơn kiện lên tòa án Delaware và thuê một đội luật sư để chuẩn bị cho phiên tòa nhằm bắt buộc thực thi thương vụ. Twitter khẳng định không vi phạm bất kỳ nghĩa vụ nào nêu trong thỏa thuận với ông Musk về việc mua công ty.
Theo thoả thuận được mua lại được nộp lên Uỷ ban Chứng khoán Mỹ (SEC), cả hai bên đều được hưởng khoản phí bồi thường chấm dứt hợp đồng trị giá 1 tỷ USD trong vòng 2 ngày làm việc nếu bên còn lại rút lui trước ngày 24/10.
Musk có thể cố gắng để không phải trả khoản phí này với lập luận rằng Twitter đã cung cấp thông tin sai lệch về số lượng tài khoản rác. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng lập luận về tài khoản rác của ông nhiều khả năng không có hiệu lực. Tỷ phú này từng vài lần nói rằng loại bỏ tài khoản ảo là một lý do để ông mua Twitter, vì vậy, việc ông nói rằng mình không biết về vấn đề này là thiếu tin cậy.
“Việc từ bỏ thỏa thuận mà không phải trả phí phạt thường cần đến những lập luận đủ vững chắc. Tôi cho rằng Musk khó đáp ứng được yêu cầu này với mối lo ngại về tài khoản ảo”, Alexander Manglinong của hãng luật Stubbs, Alderton & Markles nhận xét.
Ngày 11/7, một ngày sau thông báo "quay xe" của ông Musk, giá cổ phiếu Twitter giảm 11,3 % xuống còn 32,65 USD/cổ phiếu - giảm hơn 40% so với mức giá thời điểm hai bên ký thỏa thuận mua lại. Đây cũng là mức giảm trong một phiên mạnh nhất mà mã này ghi nhận trong 14 tháng qua.
Sang phiên ngày 12/7, việc Twitter kiện ông Musk và yêu cầu thực thi thương vụ giúp mã này hồi hơn 4,3%, lên mức 34,06 USD/cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu Tesla ghi nhận phiên giảm điểm khi mất 0,54%, đóng cửa ở mức 699,21 USD/cổ phiếu. Tính từ khi thương vụ Twitter được thông báo chính thức hôm 14/4, giá cổ phiếu Tesla đã giảm gần 30%.
Sau khi Twitter khởi kiện vị tỷ phú này, một cuộc chiến pháp lý chắc chắn sẽ nổ ra, trong đó, thẩm phán sẽ quyết định xem liệu Musk có buộc phải hoàn tất thương vụ hay không. Đây hứa hẹn sẽ một “gánh xiếc truyền hình”, và người thắng kẻ thua phải chờ hồi sau mới rõ.
Không nghi ngờ gì nữa, nạn nhân rõ ràng nhất của quyết định “quay xe” này là các cổ đông Twitter. Họ, trong đó có cả những siêu hâm mộ của Musk, đã phải ngậm ngùi chứng kiến cảnh người đàn ông giàu nhất thế giới sử dụng tài khoản Twitter để chê bai đội ngũ nhân viên tương lai và chế giễu nền tảng.
Và có lẽ vì muốn tìm ra một lý do nào đó để tránh phải trả giá quá nhiều, Musk bắt đầu bôi nhọ công ty mà mình từng ca ngợi. Ông tuyên bố mạng xã hội này không phải một “công viên tự do ngôn luận” mà chỉ là nhà máy sản xuất thư rác không hơn không kém. Đã không có bằng chứng nào được đưa ra để chứng minh cho điều đó, và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được rằng Twitter đã "vi phạm nhiều điều khoản về thỏa thuận sáp nhập" như lập luận mà phía luật sư Elon Musk đưa ra.
Sau thông tin Elon Musk "bỏ cọc" thương vụ mua lại, nhân Twitter đã công khai bày tỏ sự bất mãn trên mạng xã hội Twitter. Một số nhân viên cũng đang tỏ rõ sự bất mãn, đồng thời tin rằng “trò đùa’’ của Elon Musk vẫn sẽ làm phiền họ trong thời gian tới.
"Kết thúc phần một. Đúng là kẻ phá đám mà...", Amir Shevat, một nhân viên thuộc bộ phận phát triển sản phẩm chia sẻ trên trang cá nhân ngày 8/7 ngay sau thông báo muốn “bỏ cọc” của Elon Musk. Anh cũng cho rằng lý do "vi phạm nhiều điều khoản về thỏa thuận sáp nhập" mà đại diện pháp lý Elon Musk đưa ra là không thỏa đáng.
"Ngay lúc này đây, sự bối rối và thất vọng đang tràn ngập công ty", một nhân viên Twitter chia sẻ với tờ WSJ. Không thể tin được mọi thứ đã thực sự kết thúc".
"Giá như đây không phải sự khởi đầu của một cuộc đấu tranh kéo dài. Rắc rối khó có thể kết thúc và sẽ tiếp tục trong vô hạn", Jared Manfredi, một nhân viên Twitter cho biết.