meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Liên tiếp “khai tử” các dự án treo là tín hiệu tốt cho thị trường BĐS

Thứ tư, 22/02/2023-13:02
Tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh trên cả nước, hàng loạt các dự án chậm triển khai, thiếu điều kiện pháp lý, chưa xác định được đất đã bị thu hồi. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là tín hiệu tốt cho thị trường BĐS.

Các dự án treo liên tiếp bị "khai tử"

Thời gian gần đây, chính quyền các tỉnh, thành liên tục đưa ra các văn bản về việc thu hồi hàng loạt các dự án bất động sản treo, chậm triển khai, chưa xác định được đất, thiếu các điều kiện pháp lý. Đây được xem là một trong những động thái mạnh mẽ để góp phần hạn chế tình trạng “găm” đất gây lãng phí tài nguyên.

Tại Hà Nội, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, trong năm 2023, TP.Hà Nội sẽ rà soát, đánh giá 750 dự án bất động sản để thu hồi. TP dự kiến sẽ dừng 4 dự án thu hồi trên 2.500 ha và chấm dứt hoạt động đối với 60 dự án chưa xác định đất.

Có thể nói, tình trạng các dự án treo, chậm triển khai tại Hà Nội hiện nay không ít. Kể cả đó là những khu vực được coi là “đất vàng”. Các dự án bất động sản cả chục năm không được triển khai, cỏ mọc um tùm. Không ít dự án biến thành sân bóng nhân tạo, bãi đỗ xe…thậm chí là nơi đổ rác. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp khác có tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm lại không có quỹ đất để phát triển nhà ở và tình trạng thiếu nguồn cung đẩy giá nhà ở lên cao.


Nhiều dự án bất động sản cỏ mọc um tùm.
Nhiều dự án bất động sản cỏ mọc um tùm.

Còn nhớ, vào thời điểm cuối năm 2022, UBND TP.Hà Nội đã thu hồi 23 dự án bất động sản bỏ hoang. Theo đó, 23 dự án này bị UBND thành phố đã có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng và chấm dứt hoạt động dự án. Huyện Thạch Thất được xem là địa phương “quán quân” có các dự án bị thu hồi. Điều này cũng khá dễ hiểu vì trước đó, trong một thời gian ngắn, huyện Thạch Thất liên tiếp xảy ra nhiều cơn sốt đất. Các chủ đầu tư dự án ùn ùn đổ về đây để xin đầu tư, phát triển dự án.

Tại TP.HCM, cơ quan chức năng của TP này cũng có những động thái rất mạnh mẽ đối với dự án chậm triển khai. Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TNMT TP.HCM nói rằng, hiện nay trên toàn thành phố có 357 dự án chậm triển khai. Trong năm 2022, Sở TN&MT đã tham mưu và cấp thẩm quyền quyết định huỷ bỏ 169 dự án, tiếp tục xem xét những dự án còn lại trong năm 2023. Vị này khẳng định, đối với các dự án chậm tiến độ, kéo dài thời gian vì lý do không chính đáng Thành phố cương quyết xử lý.

Cách đây không lâu, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng tiến hành “khai tử” hàng loạt dự án treo. Theo đó, UBND tỉnh này đã quyết định thu hồi đất tại 21 dự án với tổng diện tích gần 90 ha. Điều đáng nói là trong 21 dự án bị thu hồi này có rất nhiều doanh nghiệp lớn. Đó là Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Vinaxuki của Công ty TNHH MTV ô tô Vinaxuki Thanh Hóa; Khu công nghiệp Hoàng Long của Tập đoàn FLC... Đây đều là những dự án trước đó được kỳ vọng sẽ giúp tỉnh này thay da đổi thịt. Chưa dừng lại ở đây, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, qua các đợt thanh tra đã phát hiện 164 dự án chậm tiến độ quá 24 tháng. Trong số này sẽ có rất nhiều dự án trong diện phải thu hồi.

Tương tự, Đồng Nai cũng là một trong những tỉnh ở phía Nam có tốc độ tăng giá bất động sản khá cao trong nhiều năm qua. Từ thời điểm dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được manh nha đến khi khởi công, hàng loạt các dự án bất động sản đã đổ về đây. Mới đây, UBND huyện Long Thành cho biết, qua rà soát, 16 dự án khu dân cư, tái định cư đã bị hủy bỏ vì quá thời hạn thực hiện. Ngoài ra, 8 khu đất đầu tư BT (hợp đồng xây dựng – chuyển giao) cũng bị hủy vì không thực hiện được. 

Vào tháng 7/2022, UBND huyện Nhơn Trạch đã thu hồu 16 dự án thuộc xã Long Tân vì quá 3 năm chủ đầu tư không tiến hành triển khai thu hồi đất. Trong đó có một dự án có diện tích lên đến 95ha là Khu dân cư Long tân 1.

Chỉ thu hồi đất là chưa đủ

Tình trạng chủ đầu tư xin dự án rồi bỏ đó đang tác động tiêu cực đến việc phát triển của thị trường bất động sản. Bởi khi đó, do không triển khai, tài nguyên đất bị lãng phí, gây sốt nóng bất động sản gần khu quy hoạch dự án. Quan trọng nhất là khi giao đất cho một doanh nghiệp kiểu “xí chỗ ăn phần”, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu thực sẽ thiếu mặt bằng để triển khai dự án.

Trao đổi với PV, GS. Đặng Hùng Võ khẳng định, đối với các dự án treo, chậm tiến độ, không chỉ thu hồi lại đất là xong mà cần phải có những chế tài kiên quyết hơn. Theo đó, nếu chậm 1 năm phạt tiền sử dụng lên đến 25% tiền sử dụng đất phải nộp. Khi phạt đến mức này, chắc chắn chủ đầu tư sẽ phải có cách khắc phục đối với dự án của mình để tránh phạt.

Theo GS. Võ, nếu áp dụng được quy định này, ngân sách nhà nước vừa được hưởng lợi. Các nhà đầu tư vì sợ phạt cao nên có thể phải phát triển dự án hoặc chuyển dự án sang cho doanh nghiệp khác có tiềm lực hơn để triển khai. Khi đó, người dân địa phương sẽ có cơ hội sở hữu nhà. “Hiện nay có tình trạng các chủ đầu tư cố tình găm đất. Việc phạt nặng sẽ giúp hạn chế tình trạng này. Nhưng về lâu dài, cơ quan chức năng cần đưa ra một chiến lược phát triển tổng thể về đất đai”, GS. Đặng Hùng Võ nói.


GS.Đặng Hùng Võ.
GS.Đặng Hùng Võ.

Ông Võ nói thêm, việc các địa phương liên tiếp thu hồi các dự án treo là tín hiệu tốt cho thị trường. Bởi chúng ta có thêm quỹ đất để phát triển nhà ở, vừa khai thác hiệu quả được tài nguyên đất. Từ đó, người mua nhà sẽ có thêm nguồn cung, có thêm sự lựa chọn.

Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Nguyễn Thanh Nam (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, Luật Đất đai năm 2013 có quy định về thời hạn là 24 tháng không sử dụng đất, dự án sẽ bị thu hồi đất và tài sản trên đất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, rất nhiều dự án chậm triển khai đến cả thập kỷ nhưng vẫn không bị cơ quan chức năng thu hồi. Điều này cho thấy vấn đề thực thi pháp luật tại nhiều địa phương đang gặp vấn đề.

“Theo tôi, việc thu hồi đất của dự án chậm triển khai sau 24 tháng không sử dụng đất là chưa đủ. Đối với doanh nghiệp, nếu chậm triển khai dự án vì lý do không chính đáng sẽ bị tăng tiền thuế sử dụng đất mỗi năm. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp nào cố tình xin dự án để găm đất ngoài thu hồi đất, tăng thuế sử dụng đất thì cần phải có thêm biện pháp năng hơn. Đó là kiểm tra chặt chẽ, thậm chí là không giao đất khi họ xin dự án mới. Còn đối với cơ quan chức năng hữu quan, cũng cần quy trách nhiệm cho họ nếu họ không xử lý rốt ráo hoặc không xử lý các dự án treo, chậm triển khai. Chỉ đến khi các chế tài mạnh hơn được áp dụng thì mới hạn chế được dự án tồn tại trên giấy”, Luật sư Thanh Nam nhấn mạnh.

Cát Tho
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

1 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

1 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

1 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

1 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước