meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hướng dẫn trình tự 04 bước láng nền xi măng cho công trình xây dựng

Thứ sáu, 13/05/2022-15:05
Láng nền xi măng là khâu vô cùng quan trọng trong thi công bất kể công trình xây dựng nào. Để quá trình thi công láng nền được diễn ra suôn sẻ và không mắc phải những lỗi kỹ thuật cơ bản, đơn vị thực hiện cần nắm vững trình tự kỹ thuật 04 bước thi công. Bên cạnh đó là những yêu cầu, phương pháp thực hiện tiêu chuẩn. Tất cả những điều trên sẽ được chia sẻ qua bài viết sau đây.

1/ Láng nền xi măng là gì?

Láng nền là bước trải một lớp vữa (hay còn gọi là hồ dầu) lên trên nền gạch, bê tông của một công trình. Tùy theo mục đích sử dụng đơn vị thi công sẽ lựa chọn dùng vữa xi măng kết hợp với nước, sỏi khác nhau. Sau mỗi bước láng nền là một lớp xi măng mỏng phủ lên bên trên để sử dụng ngay. Ngoài ra, có thể dùng thêm gạch hoa, sàn gỗ để lắp lên trên, tăng thêm thẩm mỹ cho lớp nền đã cán.

Vữa (hay còn gọi là hồ dầu) là một hỗn hợp được trộn lẫn giữa xi măng cùng với nước. Vữa được tạo nên bằng cách là nghiền mịn các loại clinker, thạch cao tự nhiên và chất phụ gia. Pha trộn xi măng thành hồ dầu, thực chất là quá trình làm cho cho tính kết dính thủy lực của xi măng phát huy tối đa. Sau đó là quá trình xi măng hóa cứng để tạo ra sự ổn định trong kết cấu và chịu lực. Thế nên, tùy vào mục tiêu sử dụng mà tỷ lệ trộn vữa sẽ khác nhau.


Láng nền là bước trải một lớp vữa lên nền gạch của một công trình
Láng nền là bước trải một lớp vữa lên nền gạch của một công trình

2/ Tỷ lệ trộn vữa láng nền xi măng tiêu chuẩn

Tỷ lệ trộn vữa để láng nền xi măng là một phần định mức khó nhất trong công trình xây dựng. Hiện nay, đa phần tỷ lệ này được tính theo như cảm tính của người thợ thi công nhiều hơn. Cho nên, khả năng xảy ra rất nhiều sai sót vì tính chất của mỗi công trình đều không giống nhau. 

Đối với việc trộn vữa, khối lượng mỗi bao xi măng sẽ quy định ở mức 50kg. Cát sẽ được sàng lọc kỹ trước khi thực hiện trộn. Tùy theo mỗi mục đích sử dụng vữa mà công thức trộn sẽ có sự thay đổi khác nhau.

Công thức trộn xi măng với nước:

  • Tỷ lệ trộn vữa láng nền xi măng chuẩn là khi dùng 1 thùng hoặc xô để chứa nước, ta nên pha khoảng 3 lít nước/1 lần. Sau đó thì sẽ đổ từ từ xi măng vào, vừa đổ vừa khuấy thật đều tay cho đến khi mà thấy hồ dầu bắt đầu quánh lại như keo sữa thì dừng lại.
  • Lưu ý rằng xi măng khi gặp nước sẽ xuất hiện ngay phản ứng thủy hóa, và nó sẽ hút nước rất nhanh. Nếu như trong lúc này pha đã pha quá nhiều mà thi công không hết nhanh thì hồ dầu sẽ dần chuyển sang quá trình bị đông cứng. Điều này làm mất đi tính kết dính ban đầu, như vậy thì rất khó để thi công đảm bảo an toàn và chất lượng.

Công thức trộn xi măng với cát:

  • Với loại mác vữa 200kg/ cm2, công thức sẽ là: 1 xi măng (50kg) kết hợp với 4 cát và 6 nước.
  • Với loại mác vữa 250kg/ cm2, công thức sẽ: là 1 xi măng (50kg) kết hợp với 3 cát và 5 nước.
  • Với loại mác vữa 300kg. cm2, công thức sẽ: là 1 xi măng (50kg) kết hợp 2 cát và 4 nước.

Công thức tiêu chuẩn pha xi măng với nước là 3 lít nước/1 lần
Công thức tiêu chuẩn pha xi măng với nước là 3 lít nước/1 lần

3/ Hướng dẫn trộn vữa láng nền xi măng đúng cách

Để có thể trộn xi măng láng nền đúng cách, ta thực hiện đầy đủ theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định diện tích cần láng nền xi măng để chuẩn bị lượng xi măng và cát phù hợp.
  • Bước 2: Dùng màng lưới để loại bỏ đá, sỏi có trong cát
  • Bước 3: Tiến hành trộn đều cát đã loại bỏ sỏi, đá với xi măng theo tỷ lệ 3:1
  • Bước 4: Đổ vào hỗn hợp đã và trộn đều đến khi thu được lớp vữa sệt là hoàn thành.

4/ Trình tự 04 bước láng nền xi măng cho công trình xây dựng

4.1. Bước 1: Chuẩn bị vữa để láng nền xi măng

  • Đơn vị thi công cần nắm vững tỷ lệ trộn vữa cán nền và kỹ thuật cán nền hiệu quả.
  • Chuẩn bị mặt nền sạch sẽ, chú ý không để lại vật dụng cản trở khi thực hiện láng nền. Đặc biệt là phần vữa hay lớp tường bong tróc rơi trên nền cần láng.
  • Có thể tưới thêm một ít nước để giữ độ ẩm cho mặt nền, giảm độ khô giúp tăng liên kết trước khi thực hiện láng nền xi măng. Và cũng đừng quên phết một lớp mỏng hồ dầu trước khi cán để tạo độ bền và lớp nền mịn nhất.
  • Đảm bảo hoàn thành các khâu chống ẩm, chống thấm, cho nền sau khi láng, để tránh việc lãng phí lớp nền.

4.2. Bước 2: Xác định vị trí cần láng nền xi măng

Để lớp nền đạt được độ bằng phẳng, không lem sang các khu vực xung quanh. Trước khi thực hiện láng cần định vị vị trí láng sao cho chỉn chu nhất.

  • Đầu tiên cần xác định độ cao chuẩn trên tường so với phần nền sắp láng. Thông thường, độ cao thường thấy nhất từ phần mặt nền đến tường là trên 1m.
  • Tiến hành đo mặt mốc cán từ chân tường để tìm ra phần cao độ khi thực hiện láng nền xi măng.
  • Xác định từng điểm sẽ láng mốc trên tường so với mặt sàn. Mỗi mốc cách nhau vừa đủ, nhằm hạn chế sự cố sai lệch đo đạc trong quá trình láng nền.

Cần khảo sát định vị trước khi thực hiện láng nền
Cần khảo sát định vị trước khi thực hiện láng nền

4.3. Bước 3: Thực hiện láng nền xi măng

Sau khi định vị được các mốc nền cần láng, bước tiếp theo là trải hồ dầu ra sàn và bắt đầu láng. Cần chuẩn bị một thanh nhôm tráng nền dài khoảng 3m để giúp mặt nền phẳng và hoàn thành nhanh công đoạn láng này. Dùng thanh nhôm gạt đều mặt hồ, dọc theo các cột mốc đã ghi chú trên tường trước đó.

Thêm phần hồ dầu vào các vị trí bị lõm mà thanh nhôm đã gạt ra. Sau đó dùng xoa thường hay xoa nhám mặt nền tùy theo điều kiện và thói quen của thợ. Thông thường, biện pháp xoa phẳng dùng cho sàn lắp gỗ, nhựa. Đối với xoa nhám thì dùng cho mặt nền lát gạch men hoặc gạch hoa.

4.4. Bước 4: Đánh giá và nghiệm thu công đoạn láng nền xi măng

Mặt nền sau khi được láng có kết quả tốt và được nghiệm thu phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:

  • Mặt bằng của nền nhà bằng phẳng, không xuất hiện vết lồi lõm bất thường.
  • Tỉ lệ mốc đánh dấu trên tường chính xác, không sai lệch chuẩn trong thi công.
  • Phần nền khô, đạt đủ độ liên kết. Nền không có lẫn sạn hay cát to.
  • Phần nền xi măng được láng phải có độ bền, gõ vào không xuất hiện vết nứt hay tiếng rỗng.

Mặt bằng của nền nhà bằng phẳng, không xuất hiện vết lồi lõm
Mặt bằng của nền nhà bằng phẳng, không xuất hiện vết lồi lõm

5/ Cách trộn xi măng để láng nền cho một số vị trí khác

5.1. Cách pha vữa chống thấm cho tường

Trộn xi măng láng nền để làm lớp chống thấm cho tường là bước không thể bỏ qua. Khi xây dựng xong, ngoài việc pha hồ dầu theo đúng với tỷ lệ xi măng: cát = 1:3 ra. Lớp nước xi măng loãng lúc này đồng thời tạo ra một lớp bề mặt bên ngoài, hỗ trợ ngăn nước vô cùng tốt.

Bên cạnh đó, lớp xi măng này cũng thấm vào lớp vữa trát. Như vậy sẽ bổ khuyết cho lỗi xảy ra nếu lúc trộn vữa không được đều. Ngoài ra, nếu sử dụng xi măng trắng thì nó còn giúp để trang trí mặt ngoài đẹp hơn.

5.2. Cách pha vữa để nhét khe hở

Trong quá trình xây dựng, có rất nhiều công đoạn bắt buộc phải dùng tới biện pháp đục phá. Chẳng hạn như: đục khung cửa để lắp bản lề, cắt hố đặt giá hộp điện… Những lúc như vậy sẽ phá hỏng đi khả năng ngăn nước tốt nhất của loại lớp vữa trát tường. Để đảm bảo không xảy ra rò rỉ ở bản lề hoặc là làm chập mạch cháy điện,  cần thiết phải phết một lớp hồ dầu tinh để có thể ngăn chặn điều ấy.

Tỷ lệ trộn hồ dầu để nhét các khe hở này cũng giống như loại ốp gạch. Nên sử dụng loại hồ dầu dạng keo sữa. Nhưng trước khi tiến hành đắp nó lên tường, cần phải phun nước trước để làm gạch no nước. Có như vậy thì khi đắp lên mới không bị cháy hồ dầu.

5/ Những điều cần lưu ý khi thực hiện láng nền xi măng

Một trong lưu ý trong quan trọng nhất không được quên đó là loại bỏ hoàn toàn chất bẩn có trên lớp nền cũ trước khi thực hiện láng nền xi măng. Việc này còn có tác dụng to lớn, bảo đảm độ liên kết của các lớp hồ dầu với bề mặt bên dưới.

Theo kinh nghiệm thực thi của các thợ lành nghề, cần chia nền thành từng ô nhỏ thực hiện riêng để khi láng nền gặp ít rủi ro về bề mặt phẳng hay không. Cuối cùng, với một số nền sau khi khô không được như ý muốn, cần thiết phải chỉnh sửa. Thì lúc này cần sự can thiệp của các máy mài nền chuyên dụng để bảo đảm thẩm mỹ.


Chia nền thành từng ô nhỏ để khi láng nền gặp ít rủi ro
Chia nền thành từng ô nhỏ để khi láng nền gặp ít rủi ro

Trên đây là thông tin cung cấp trình tự 04 bước láng nền xi măng trong thực tế mà các đọc giả thể tham khảo. Với những chia sẻ của bài viết trên đây, hy vọng các đơn vị, thợ thi công sẽ nắm bắt thật kỹ để quá trình láng nền xi măng được thực hiện chỉn chu nhất, đảm bảo hiệu quả cũng như nét đẹp thẩm mỹ cho nền nhà.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

Biệt thự hiện đại 3 tầng phủ lam gỗ lấy ý tưởng từ lũy tre làng

Ngắm toàn bộ không gian Dinh thự Hoàng A Tưởng trước khi thay màu áo mới

Chia tay Đà Lạt mộng mơ, đôi vợ chồng trẻ tìm chốn bình yên trong ngôi nhà nhỏ bên đồi

Quảng Ninh: Ngôi nhà gạch đỏ sở hữu khoảng sân vườn, mặt nước đan xen đón ánh sáng

Thiết kế không gian mở dành cho gia đình 3 thế hệ có chế độ sinh hoạt khác biệt

Khám phá dinh thự cổ Huỳnh Kỳ Trà Vinh đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Ngôi nhà sở hữu không gian kín đáo, ấm áp khác biệt với mặt tiền "hớ hênh"

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

12 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

12 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

12 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

12 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

12 giờ trước