Làn sóng doanh nghiệp phá sản có thể là “quân domino” tiếp theo sau cuộc khủng hoảng ngân hàng
BÀI LIÊN QUAN
Vừa nhận hỗ trợ 30 tỷ USD, một ngân hàng lớn của Mỹ vẫn không thoát khỏi khủng hoảngĐằng sau cuộc khủng hoảng gây chấn động toàn cầu của Credit SuisseLiệu cú sập SVB có phải điềm báo về một cuộc khủng hoảng như năm 2008?Theo Nhịp sống thị trường, chúng ta có thể nghĩ rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ đang tiếp tục phai mờ là một cách để ngăn chặn những hệ lụy của tình trạng tài chính dư thừa, mà bằng chứng mới đây nhất là làn sóng nhiều ngân hàng bị ồ ạt rút tiền. Thế nhưng, dường như điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy đến. Sau làn sóng rút tiền ồ ạt, việc các doanh nghiệp phá sản có thể sẽ là “đại dịch” tiếp theo.
Từ cú sập của SVB và Signature Bank tại Mỹ rồi đến vụ Credit Suisse phải bán mình đã khiến thị trường tài chính bị sốc. Sau đó, lãi suất tăng đã gây nên hiện tượng nhiều doanh nghiệp nặng nợ phá sản, và hiệu ứng tương tự sẽ tiếp tục xảy ra.
Tại châu Á, mối nguy ngày càng hiện diện đặc biệt rõ ràng bởi đây là nơi nợ của doanh nghiệp (và có một vài trường hợp là cả nợ của các hộ gia đình) đã tăng mạnh trong một vài năm gần đây. Nhóm này có nợ tiến tới bằng hoặc vượt quá cả nợ chính phủ.
Vào năm 2022, Văn phòng nghiên cứu vĩ mô ASEAN +3 đã đưa ra báo cáo lưu ý nợ của các doanh nghiệp phi tài chính trong nhóm các quốc gia Đông Nam Á có thêm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã tăng thêm nhiều rủi ro khiến tính ổn định của hệ thống tài chính bị đe doạ.
Nợ của các doanh nghiệp phi tài chính trên toàn cầu tính đến cuối năm 2021 là 88.000 tỷ USD, lần đầu tiên con số này vượt quá GDP. Con số này vào năm 2022 đã giảm nhẹ, tuy nhiên lãi suất tăng đang gây nên những diễn biến tồi tệ hơn. Trong năm ngoái, từ mức gần 0, hay thậm chí còn có lãi suất âm tại một số quốc gia, lãi suất đã nhanh chóng bước vào chu kỳ tăng mạnh chưa từng có trong nhiều thập kỷ gần đây.
Trong một báo cáo năm 2021 của IMF, nguyên nhân lớn nhất khiến tỉ lệ vay nợ tăng mạnh ở các quốc gia phát triển và mới nổi là các điều kiện tài chính dễ dãi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng lãi suất cơ bản từ tháng 3 năm ngoái, từ gần 0 lên mức 4,75-5%. Và sau đó, nhiều ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đã tiếp bước theo Fed.
Theo nhận định của chuyên gia phân tích tài chính Jesper Koll trong một buổi hội thảo gần đây, điều tồi tệ sẽ xảy ra khi lãi suất tăng. Toàn bộ mọi thành phần của nền kinh tế, từ các hộ gia đình, doanh nghiệp đến chính phủ đều sẽ phải chịu chi phí đi vay cao hơn. Trong trường hợp tồi tệ nhất, những người vay thế chấp để mua nhà có thể sẽ mất nhà, trong khi các doanh nghiệp thì phải đối mặt với nguy cơ phá sản, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Những diễn biến tưởng chừng như rất dễ đoán này lại gây khó cho các lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà phân tích thị trường khiến họ không thể nhận ra. Nigel Green, giám đốc quỹ đầu tư deVere cho biết chúng ta thường nhìn đời thông qua lăng kính màu hồng. Chính sách tiền tệ lỏng lẻo là một điều hiển nhiên và nhà đầu tư đang ngày càng bị thuyết phục bởi điều đó. Họ muốn xây dựng danh mục đầu tư của mình với tiền rẻ.
Tuy nhiên, chúng ta có thể như đang đánh giá quá thấp những hệ lụy tiêu cực từ việc các Ngân hàng trung ương từ chối chịu những đau đớn trong ngắn hạn nếu đúng là như vậy. Trong khi, đây lại là cách để bảo vệ sức khỏe của hệ thống tài chính trong tương lai.
Nhìn về quá khứ có thể thấy, các nhà quản lý đã liên tục bỏ qua những bài học rút ra được từ cuộc khủng hoảng tài chính trong suốt mấy chục năm gần đây. Sau khi xảy ra bong bóng dot-com, chủ tịch Fed thời điểm đó là Alan Greenspan lại áp dụng nới lỏng chính sách tiền tệ để có thể giải cứu nền kinh tế. Và rồi, chính tiền rẻ đã làm bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Bất chấp sự sụp đổ của hệ thống tài chính, thế giới đã đảo ngược được một cuộc suy thoái kinh tế, mà lãi suất siêu thấp chính là vũ khí được lựa chọn để làm được điều đó. Đây là thứ thổi phồng giá của nhiều loại tài sản.
Trong bối cảnh các Ngân hàng trung ương ì ạch tiến tới mục tiêu lạm phát, thế giới đã từng lo ngại về tình trạng giảm phát. Thế nhưng, bức tranh lạm phát đã lập tức thay đổi sau khi các chính phủ đua nhau bơm tiền ở thời đại dịch. Sau cùng, các ngân hàng trung ương đã phải đột ngột tăng lãi suất mạnh tay vì lạm phát tăng quá nóng.
Không có gì là quá bất ngờ khi nhiều thứ tồi tệ đã xảy ra do lãi suất tăng, như giá các loại tài sản mang lại thu nhập cố định sụp đổ, kinh tế giảm tốc, và nhiều nhà băng lâm vào khủng hoảng.
Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Một cuộc khủng hoảng nợ quy mô lớn có thể xảy ra do gánh nặng nợ của các doanh nghiệp. Và những hệ lụy từ sự việc này khó có thể lường trước được. Dường như bức tranh chỉ trở nên rõ ràng khi “đoàn quân các công ty xác sống” - vốn đang được duy trì sự sống bằng thanh khoản được bơm vào từ các Ngân hàng trung ương bắt đầu tiến lên và tỉ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng vọt.
Mặt khác, có lẽ các cường quốc đang quá bận rộn với chiến tranh công nghệ hay cuộc chiến thương mại. Trước khi thế giới thực sự nhận ra rủi ro mà hệ thống tài chính đang phải đối mặt, hệ thống này sẽ phải tự siết chặt kỷ cương.