meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lần đầu tiên có tới 3 tỷ phú Việt Nam lọt Top 1000 người giàu nhất thế giới

Thứ tư, 09/03/2022-18:03
Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã đón nhận thêm 2 tỷ phú nữa góp mặt trong danh sách 1000 người giàu nhất thế giới. Đặc biệt, trong số 3 người đó còn có 1 người là phụ nữ. 

Theo số liệu thống kê của Forbes, đầu tháng 3/2022 tổng tài sản ròng của các tỷ phú USD Việt Nam đã tăng từ 18,3 tỷ USD lên 19 tỷ USD. Trong đó, có 5/6 tỷ phú Việt Nam được ghi nhận tài sản ròng đã gia tăng nhanh trong ít ngày, dấu hiệu tích cực này đến từ việc giá trị cổ phiếu trên sàn chứng khoán của các tỷ phú đã tăng mạnh từ hồi đầu năm.

Nếu như hồi đầu tháng 3 ông Trần Đình Long – Chủ tịch tập đoàn Hoà Phát vừa mới gia nhập câu lạc bộ 1000 tỷ phú giàu nhất thế giới thì mới đây bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air (VJC) là người tiếp tục góp mặt trong danh sách này. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã có 3 tỷ phú nằm trong danh sách 1000 người giàu nhất Châu Á là ông Phạm Nhật Vượng, ông Trần Đình Long và bà Nguyễn Thị Phương Thảo.


Ba tỷ phú Việt Nam cùng lúc xuất hiện trong danh sách 1000 tỷ phú giàu nhất thế giới
Ba tỷ phú Việt Nam cùng lúc xuất hiện trong danh sách 1000 tỷ phú giàu nhất thế giới

Theo số liệu thống kê, tổng tài sản ròng bà Thảo sở hữu đã lên 3,1 tỷ USD, tăng 200 triệu USD chỉ trong ít ngày, nhờ vào diễn biến tích cực của cổ phiếu VJC trên sàn niêm yết. Với việc vượt mốc 3 tỷ USD giá trị tài sản đã đưa bà Thảo góp mặt trong danh sách 1000 người giàu nhất hành tinh và hiện đang xếp vị trí thứ 988, tăng vọt 125 bậc so với đầu tháng.

Như vậy, đây là lần đầu tiên Việt Nam có cùng lúc đến tận 3 tỷ phú USD gia nhập nhóm 1000 người giàu nhất hành tinh. 

Ông Phạm Nhật Vượng – tỷ phú giàu nhất Việt Nam

Năm 2013, ông Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên góp mặt trong danh sách 1000 tỷ phú đô la giàu nhất thế giới. Thời điểm đó khối tài sản của ông Phạm Nhật Vượng được ước tính khoảng 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại khối tài sản của ông Vượng đã gia tăng gấp nhiều lần và nằm trong vị trí top 400 các tỷ phú giàu nhất thế giới.

Thậm chí hồi tháng 4/2021, giá trị tài sản ròng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã từng chạm mốc 9 tỷ USD đưa ông Vượng vươn lên vị trí thứ 245 trên toàn cầu trong danh sách những người giàu nhất hành tinh. Tại thời điểm đó, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng nhanh là nhờ vào đà tăng giá của cổ phiếu Vingroup. Đã có lúc cổ phiếu Vingroup tăng tới 25% trong khi VN-Index chỉ tăng 6%.


Tập đoàn Vingroup ngày càng phát triển lớn mạnh
Tập đoàn Vingroup ngày càng phát triển lớn mạnh

Song, từ đầu năm 2022 đến nay, cổ phiếu của Vingroup liên tục giảm giá khiến người đầu tư phải hoang mang. Hồi cuối tháng 1 cổ phiếu của Vingroup ở mức 97.000 đồng/cổ phiếu, thì hiện tại trong chốt phiên giao dịch cuối tháng 2 đã giảm xuống chỉ còn 77.000 đồng/cổ phiếu.

Đây chính là nguyên nhân khiến cho giá trị vốn hóa của Tập đoàn Vingroup trên sàn chứng khoán xuống dưới 300.000 tỷ đồng chỉ còn 294.000 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2020. Như vậy, Vingroup đã tụt xuống vị trí thứ 3 xếp sau cổ phiếu của Vietcombank và Vinhomes. Tuy nhiên tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn giữ vững “ngôi vương” người giàu nhất Việt Nam.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968, quê gốc tại tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1987, ông thi đỗ vào trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội. Với thành tích học tập xuất sắc, ông đã được Chính phủ cử sang nước Nga để tiếp tục nghiên cứu về ngành Địa chất học khi chỉ mới 18 tuổi. Đây chính là bước ngoặt lớn giúp ông Vượng có được sự nghiệp thành công như hiện nay.

Năm 1993, ông Phạm Nhật Vượng đã quyết định vay mượn để mở công ty Technocom chuyên sản xuất mì gói. Những nguyên liệu sản xuất mì gói được nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam nên chất lượng cực kì tốt, đã làm nên thương hiệu mì “Mivina” được người dân Ukraine (Nga) yêu thích và đón nhận, số lượng bán ra cực kì lớn đã giúp ông Vượng có thêm vốn phát triển kinh doanh.


Ông Phạm Nhật Vượng vẫn giữ vững vị trí người giàu nhất Việt Nam
Ông Phạm Nhật Vượng vẫn giữ vững vị trí người giàu nhất Việt Nam

Sau những thành công từ việc sản xuất mì gói, ông Vượng và các cộng sự mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều sản phẩm săn liền khác như chế biến bột khoai, súp đóng hộp, thịt hộp... Liên tiếp giành được những thành công trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn sẵn, tên tuổi của ông Phạm Nhật Vượng được người dân Nga biết đến và yêu quý. 

Sau quá trình sinh sống và làm việc tại Nga, ông Vượng đã quyết định sẽ bán lại công ty chế biến đồ ăn sẵn của mình cho công ty Nestle Thụy Sĩ với giá 150 triệu USD. Sau đó, ông đã trở về Việt Nam và quyết định đầu tư vào lĩnh vực bất động sản khi nhận thấy đây là tiềm năng phát triển, tập đoàn Vingroup cũng ra đời từ đây và hiện nay trở thành một trong những tập đoàn bất động sản lớn mạnh nhất Việt Nam. 

Ban đầu, Vingroup đã ghi đậm dấu ấn trên thị trường bất động sản với hàng loạt dự án, công trình cao cấp. Về sau Vingroup tiếp tục mở rộng thị trường hoạt động ra các mảng như kinh doanh, bán lẻ, sản xuất xe hơi và mới đây nhất là gia nhập vào thị trường sản xuất xe điện. Những giá trị mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng mang lại cho nền kinh tế nước nhà là rất lớn và đáng được trân trọng.

Ông Trần Đình Long – bứt tốc đột phá gia nhập vào câu lạc bộ tỷ phú thế giới

Ông Trần Đình Long là Chủ tịch tập đoàn thép Hoà Phát và hiện đang là người giàu thứ hai Việt Nam. Cách đây 5 ngày, ông Trần Đình Long cũng đã chính thức gia nhập câu lạc bộ 1000 tỷ phú giàu nhất thế giới khi khối tài sản của ông đã tăng thêm 103 triệu USD nâng tổng giá trị tài sản của ông chủ Hòa Phát chạm mốc 3,4 tỷ USD. Trong đó, nguồn tài sản chính của ông Trần Đình Long được xác định đến từ số cổ phần vị doanh nhân này nắm giữ tại Tập đoàn Hòa Phát. Bên cạnh đó, tài sản của ông Long còn đến từ giá trị cổ phiếu trên sàn chứng khoán. 


Ông Trần Đình Long cũng đã chính thức gia nhập câu lạc bộ 1000 tỷ phú giàu nhất thế giới
Ông Trần Đình Long cũng đã chính thức gia nhập câu lạc bộ 1000 tỷ phú giàu nhất thế giới

Những ngày qua, cổ phiếu HPG ghi nhận đà tăng chóng mặt trên thị trường chứng khoán. Cụ thể, thị giá cổ phiếu này đến cuối ngày 4/3 đóng cửa ở mức 49.800 đồng/đơn vị, tăng 6,2% so với ngày 1/3. Như vậy, với việc nắm giữ hơn 35% vốn tại tập đoàn Hòa Phát, tài sản từ chứng khoán của ông Long và những người thân trong gia đình đã tăng hơn 4.100 tỷ đồng trong giai đoạn này.

Hiện với vốn hóa Tập đoàn Hòa Phát đạt trên 222.750 tỷ đồng, với việc nắm giữ 35% cổ phần thì riêng số tài sản của ông Long và người thân tại doanh nghiệp này đã đạt khoảng 78.000 tỷ đồng, tương đương gần 3,4 tỷ USD quy đổi. Theo Forbes ông Long hiện đang nằm trong top 900 những người giàu nhất hành tinh.

Ông Trần Đình Long sinh năm 1961 tại Hà Nội. Bằng sự thông minh, ham học hỏi và ý chí vươn lên mang đến cho ngành sản xuất thiết bị vật liệu Việt Nam những nguyên liệu tốt nhất đã giúp ông gặt hái thành công với sự nghiệp của mình. Có thể nói ông là doanh thành công ngành thép Việt.


Tập đoàn Hòa Phát trở thành công ty thép hàng đầu Việt Nam
Tập đoàn Hòa Phát trở thành công ty thép hàng đầu Việt Nam

Năm 1992, ông Long cùng với bạn quyết định thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng. Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực chủ yếu là buôn bán đồ cũ được nhập từ Nga về. Năm 1993, ông Trần Đình Long đã có chuyến xuất ngoại đầu tiên đến Nga để tìm hiểu thị trường và nhập hàng bài bản.

Đến năm 1994, khi vô tình thấy được rằng thị trường trong nước đang khan hiếm đồ nội thất và thường phải nhập khẩu với chi phí đắt đỏ, ông Long đã quyết định gia nhập thị trường này. Ông thành lập công ty nội thất chuyên nhập hang số lượng lớn để giảm thiểu chi phí cho người mua từ các nhà cung cấp như: Đài Loan, Malaysia, Singapore…

Năm1996, khi công ty TNHH thiết bị Phụ tùng của ông thường phải mua ống thép về làm giàn giáo, ông nhận thấy việc nhập thép từ Đài Loan về sẽ độn chi phí lên cao, số lượng hạn chế, mà còn không có hang để mua. Nhận thấy đây là một ngành hàng tiềm năng mà chưa có doanh nghiệp lớn nào ở thời điểm đó xuất hiện, nên ông quyết định đầu tư sản xuất thép dựa trên công nghệ của Đài Loan. Công ty thép Hòa Phát được thành lập và đến năm 2007 tập đoàn Hòa Phát trở thành công ty thép hàng đầu Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – nữ doanh nhân Việt Nam mới gia nhập câu lạc bộ tỷ phú thế giới

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là CEO của hãng hàng không Vietjet Air và hiện đang là người giàu thứ 3 Việt Nam. Song, một tin vui là bà Thảo đã chính thức cùng với ông Phạm Nhật Vượng và ông Trần Đình Long bước chân vào top 1000 tỷ phú giàu nhất thế giới. Theo Forbes, tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã tăng lên 3,1 tỷ USD và hiện đang xếp ở vị trí người giàu thứ 987 thế giới.  Trước đó vào năm 2017, bà Thảo cũng từng góp mặt trong danh sách 1000 người giàu nhất thế giới với việc sở hữu tài sản ròng 2,4 tỷ USD, đứng thứ 998 trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới. Như vậy, lần trở lại này bà Thảo đã tăng 11 bậc so với lần trước.


Bà Nguyễn Thị Phương Thảo hiện đang xếp ở vị trí người giàu thứ 987 thế giới
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo hiện đang xếp ở vị trí người giàu thứ 987 thế giới

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ra và lớn lên trong một gia đình ở Hà Nội. Sau đó, bà Thảo thi đỗ đại học Ngoại Thương Hà Nội với thành tích học tập nổi bật bà được sang du học Đông Âu. Trong quá trình sinh sống và học tập tại đây bà Thảo nhận thấy thị trường Đông Âu rất thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm, là một người nhanh nhạy trong kinh doanh nên bà Thảo đã nhập hàng để bán từ hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa, đồng hồ, hàng nông sản của các  nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong (Trung Quốc).

Đồng thời, bà cũng nhận thấy thị trường Việt Nam vẫn còn khan hiếm và cần thiết các mặt hàng như phân bón, sắt thép, thiết bị nên bà đã đưa cả hàng về Việt Nam để bán. Sau 3 năm tích lũy bà Thảo đã để ra được 1 triệu USD khi chỉ mới 21 tuổi.  Trở về Việt Nam, bà Thảo đã dấn thân vào ngành ngân hàng khi tham gia sáng lập và điều hành 2 ngân hàng tư nhân là Techcombank và VIB. Sau đó, bà bỏ vốn đầu tư vào HDBank và trở thành người quản lý. Tuy nhiên, bước ngoặt lớn nhất đưa bà Thảo đến với danh hiệu tỷ phú chính là lập ra hãng hàng không tư nhân Vietjet Air, phá vỡ thế độc tôn của Vietnam Airlines trên thị trường hàng không.


Vietjet Air đã phá vỡ thế độc tôn của Vietnam Airlines trên thị trường hàng không
Vietjet Air đã phá vỡ thế độc tôn của Vietnam Airlines trên thị trường hàng không

Theo số liệu thống kê của Forbes, ngoài 3 tỷ phú hàng đầu Việt Nam này thì một số cái tên khác cũng đang có cơ hội vươn lên để gia nhập câu lạc bộ 1000 tỷ phú giàu nhất thế giới. Ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank hiện sở hữu khối tài sản 2,6 tỷ USD và ông Nguyễn Đăng Quang – chủ tịch Masan Group sở hữu khối tài sản 2,1 tỷ USD. Trong thời gian gần đây, tài sản của 2 vị tỷ phú này đều gia tăng mạnh do xu hướng tăng của giá cổ phiếu TCB và MSN. Đứng ở vị trí thứ 6 là ông Trần Bá Dương và gia đình (sở hữu Tập đoàn Thaco) với việc sở hữu khối tài sản 1,6 tỷ USD.


Câu lạc bộ các tỷ phú giàu nhất Việt Nam
Câu lạc bộ các tỷ phú giàu nhất Việt Nam
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

4 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

4 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

4 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

4 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước