Lãi suất và tỷ giá hối đoái tăng vọt, các doanh nghiệp quay cuồng trong khó khăn “chưa từng có"
BÀI LIÊN QUAN
Để giảm đà "chững" lại của xuất khẩu cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại ở những thị trường ngáchXuất khẩu “online” giúp doanh nghiệp bội thuMirae Asset: Xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam vẫn rất khả quanKhông có đơn hàng xuất khẩu
Được biết, cách đây vài ngày, Công ty TNHH Tỷ Hùng - doanh nghiệp sản xuất giày da xuất khẩu thuộc Quận Bình Tân (TP.HCM) đã có thông báo chấm dứt hợp đồng với 1.185 lao động trong tổng số 1.822 lao động hiện có.
Thông báo cũng đã nêu rõ ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, các đối tác gặp khó khăn và công ty không có đơn hàng sản xuất. Mặc dù đã cố tìm nhiều biện pháp nhưng công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và không thể khôi phục được hoạt động như kế hoạch đã đề ra. Chính vì thế mà công ty đã buộc phải thu hẹp việc sản xuất cũng như chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Cũng tương tự, Công ty TNHH Việt Nam Samho (H.Củ Chi, TP.HCM) cũng là đơn vị trong ngành giày gửi thông báo đến Sở Lao động Thương Binh Xã hội TP. Hồ Chí Minh về phương án cắt giảm 1.400 lao động cùng với lý do đơn hàng bị sụt giảm.
Chuối tươi Việt Nam "rộng đường" xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Trong năm 2021, xuất khẩu chuối của Việt Nam đã đem về 260 triệu USD. Còn trong quý 3/2022, xuất khẩu chuối sang thị trường Trung Quốc cũng đã tăng mạnh từ đó đưa Việt Nam vượt qua Philippines trở thành đất nước xuất khẩu chuối lớn nhất vào thị trường Trung Quốc. Cùng với Nghị định thư vừa được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc về thương mại chuối thì xuất khẩu chuối của nước ta sẽ có thể tăng trưởng đột phá trong những năm sắp tới.Xuất khẩu viên nén gỗ sớm đạt 1 tỷ USD trong tương lai gần
Trong bối cảnh nguồn cung khí đốt khan hiếm, nhu cầu viên nén gỗ tăng đột biến đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu viên nén gỗ lớn thứ 2 thế giới, tuy nhiên trước cơ hội lớn này ngành sản xuất gỗ nói chung và viên nén gỗ nói riêng đang gặp nhiều thách thức.Trong khi đó thì dù chưa đến mức phải đóng cửa và cho công nhân nghỉ việc hàng loạt nhưng Công ty TNHH gỗ Lee Fu (thuộc KCN Tam Phước, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) cũng thông tin bởi không có đơn hàng nên hiện nay doanh nghiệp sản xuất cầm chừng và công nhân phải nghỉ vào ngày thứ bảy. Chính vì thế mà phía chủ doanh nghiệp đã thông báo dự kiến sẽ nghỉ Tết kéo dài khoảng 1 tháng hay đến hơn 1 tháng tùy vào tình hình.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết: "Hiện chỉ có cách là doanh nghiệp cũng cố gắng đa dạng hóa, mở rộng thêm thị trường xuất khẩu. Ví dụ như một số thị trường Nam Mỹ vẫn xuất khẩu tốt và dù số lượng ít nhưng bù đắp được phần nào hay phần đó khi các thị trường lớn đã giảm mạnh".
Cũng theo bà Xuân, tình trạng sụt giảm đơn hàng xuất khẩu diễn ra ở tất cả các doanh nghiệp của ngành này và không ngoại trừ đơn vị nào. Bình quân, lượng hàng cũng đã giảm khoảng 30% so với hồi đầu năm. Cụ thể như kim ngạch xuất khẩu da giày vào tháng 9 chỉ còn 2 tỷ USD trong khi đó tháng 8 đạt mức 2,6 tỷ USD. Có thể thấy, tình hình sụt giảm đơn hàng sang quý 4/2022 càng nặng hơn và có thể sẽ tiếp tục kéo dài đến giữa năm 2023. Nguyên nhân là vì lạm phát cao khiến cho sức mua ở các thị trường lớn như Mỹ, EU lao dốc đã khiến cho các đối tác tồn kho lớn và không thể đặt hàng mới. Đây chính là hai thị trường xuất khẩu chính và chiếm đến hơn 70% kim ngạch xuất khẩu chính, chiếm đến 70% kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam nên dù một số thị trường nhỏ vẫn có thể duy trì được thì vẫn không sao bù đắp nổi mức thiếu hụt.
Và thông thường như mọi năm, thời điểm hiện tại doanh nghiệp xuất khẩu sang những thị trường truyền thống đã ký đơn hàng đến hết quý 2/2023 nhưng với tình hình hiện nay, ngay cả khách hàng cũng chậm lại để đánh giá tình hình. Mặc dù vậy, do kim ngạch xuất khẩu của ngành trong 9 tháng năm 2022 đã đạt khoảng 21 tỷ USD nên khả năng vẫn sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu cả năm từ 23 - 25 tỷ USD. Khó khăn nhất chính là lo cho hoạt động của doanh nghiệp đầu năm mới. Từ tháng 9 đến nay, ngành dệt may cũng đã rơi vào tình trạng tương tự khi đơn hàng sụt giảm mạnh.
Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM - ông Phạm Xuân Hồng cho biết, việc sụt giảm đơn hàng mặc dù đã được dự báo trước nhưng tốc độ quá mạnh vượt ngoài dự kiến của các doanh nghiệp. Bức tranh hoạt động hiện nay trái ngược hoàn toàn với các tháng đầu năm. Lúc đó, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động, tăng ca thì hiện nay đã phải cho nghỉ bớt, bỏ tăng ca và chỉ làm 5 ngày/tuần.
Nhìn chung, tình hình khó khăn không ngoại trừ một đơn vị nào và nhất là các công ty xuất khẩu chính vào thị trường EU thì mức giảm cũng đã mạnh hơn. Nhưng đa số các doanh nghiệp cố cầm cự bằng các giải pháp trên. Lúc đó thì dù công nhân bị giảm thu nhập so với hồi đầu năm nhưng vẫn duy trì được việc làm và không bị thất nghiệp.
Doanh nghiệp trong nước “chật vật” với lãi suất tăng vọt
Hiện nay, khó khăn không chỉ bao trùm các công ty xuất khẩu mà các doanh nghiệp trong nước cũng “lao đao”. Giám đốc Công ty vận tải Kim Phát - ông Nguyễn Ngọc Thanh cho biết, lãi suất vay của công ty vừa được ngân hàng thông báo điều chỉnh lên 12 - 13%/năm so với mức 8 -9%/năm trước đó. Cùng với đó là hạn mức tín dụng vay của công ty cũng đang bị ngân hàng cắt giảm. Nhưng điều quan trọng nhất đó là khi chi phí tài chính gia tăng thì lượng đơn hàng đã giảm hơn 50% so với thời điểm quý 2/2022 khiến cho doanh nghiệp không biết xoay sở thế nào.
Hơn thế, nhiều doanh nghiệp cũng cạnh tranh bằng cách hạ cước vận tải biển khiến cho công ty khó lại càng thêm khó. Chính vì thế mà Kim Phát cũng buộc phải cắt giảm khoảng 20% lao động và sẽ còn tiếp tục thực hiện nếu như tình hình chưa thay đổi. Ông Thanh chia sẻ thêm, hiện nay đã nhìn thấy trước đó là người lao động sẽ khó có thưởng tết và doanh nghiệp cũng chỉ đặt mục tiêu duy trì đến hết năm. Còn bước sang năm 2023 như thế nào thì ông chưa nghĩ đến.
PGS - TS Ngô Trí Long cho biết: “Dự báo trong năm 2023, những vấn đề này vẫn chưa thể chấm dứt. Chính vì thế mà bản thân của mỗi công ty phải tự tái cơ cấu về mọi mặt từ nhân sự đến tài chính và quản trị rủi ro hay bám sát diễn biến vĩ mô để có thể thích ứng. Dự báo tình hình các doanh nghiệp co cụm, cắt giảm lao động có thể sẽ còn diễn ra trong thời gian vài tháng tới. Chính phủ vẫn tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ kinh tế chính sách nhưng có một số chương trình cần đẩy nhanh hơn nữa như gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp”.
Trong khi đó, là đơn vị thường xuyên nhập khẩu thì chuỗi Siêu thị hải sản Hoàng Gia cũng ước tính mỗi tháng phải chi thêm vài tỷ đồng khi tỷ giá USD/VND liên tục có sự gia tăng. Giám đốc chuỗi siêu thị Hải sản Hoàng Gia - ông Trần Văn Trường cho biết, chi phí đầu vào gia tăng nhưng không dám tăng giá bán ra bởi sức mua đang ở mức thấp. Trong bối cảnh này thì công ty buộc phải gồng mình để có thể duy trì hoạt động và nhất là với chi phí tăng thêm bởi vì tỷ giá.
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cũng nói rằng hầu như không có giải pháp chung trong bối cảnh quá khó khăn như hiện nay. Và bản thân của các doanh nghiệp nếu đã mất cân đối về tài chính thì lại càng khó hơn các đơn vị khác. Và khi lạm phát ở trên thế giới vẫn đang ở mức cao thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn sẽ tiếp tục nâng lãi suất thì mỗi doanh nghiệp cũng sẽ phải tự ứng biến và cố gắng xây dựng kịch bản cho riêng mình để duy trì được hoạt động.