meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lãi suất tăng cao khiến dư nợ hộ gia đình khó xoay sở

Thứ sáu, 28/10/2022-14:10
Cùng với sự gia tăng liên tục của lãi suất huy động, đã tạo đà đẩy lãi suất cho vay tăng vọt. Tại nhiều ngân hàng thương mại, lãi suất cho vay doanh nghiệp tăng 1 - 2%/năm và cho vay cá nhân tăng tới 2 - 4%/năm so với đầu năm, chủ yếu dòng vay vốn hướng vào các khoản đầu tư, mua nhà đất ở thực của nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

“Cuộc đua” gia tăng lãi suất cho vay

Nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản (BĐS) chứng kiến những áp lực về nguồn cung khan hiếm; các biện pháp kiểm soát dòng vốn của cơ quan quản lý khiến thị trường chững lại, tính thanh khoản thấp. 

Thị trường ảm đạm những tháng cuối năm bởi lạm phát trong và ngoài nước có xu hướng gia tăng, giá nguyên vật liệu thế giới đắt đỏ, chi phí vận chuyển tăng cao khiến nguồn cung gián đoạn cùng với tác động tiêu cực của chính sách tiền tệ, tài khoá nới lỏng từ năm 2020 đã đẩy lãi suất lên một mặt bằng giá “chót vót” gây hoang mang với nhiều nhà đầu tư, người tiêu dùng BĐS. 

Nhưng đó vẫn chưa phải mức lãi suất cuối cùng. Thiếu hụt “room” tín dụng, nhiều Ngân hàng đã cạn dư địa, việc giải ngân giờ đây phụ thuộc nhiều vào tiến độ thu hồi nợ và điều kiện cần là người vay phải mua kèm gói bảo hiểm có trị giá lên tới 30 - 50 triệu đồng hoặc cao hơn. Do đó nếu cộng thêm khoản chi phí này, lãi suất thực tế còn cao hơn.


“Cuộc đua” gia tăng lãi suất cho vay!
“Cuộc đua” gia tăng lãi suất cho vay!

Đặt trong thời điểm lãi suất vừa cao lại vừa khó vay, một số nhà băng thậm chí đã dừng chương trình ưu đãi lãi suất năm đầu. Trường hợp tại TP Bank, khách vay mua xe phải chịu lãi suất thả nổi ngay từ năm đầu tiên với mức 13,3% - tức bằng biên độ 4,1% cộng với lãi suất cơ sở 9,2% một năm. Tại BIDV, lãi suất khoản vay mới áp trong năm đầu cũng đã tăng từ 7% lên 9,5% - tương đương với mức lãi suất thả nổi tại nhà băng này.

Ở những ngân hàng có vốn nước ngoài, thường có lãi suất ưu đãi nhất thị trường cũng không đứng ngoài “cuộc đua” tăng lãi suất cho vay. Nhân viên tín dụng khách hàng cá nhân của Shinhan Bank cho biết, mức lãi suất cho vay đã tăng lên 8,9% trong ba năm đầu và sau đó thả nổi khoảng 10,5-11% mỗi năm. Cùng thời điểm này năm ngoái, nhà băng này cho vay khách hàng cá nhân chỉ 5,5-9% một năm, tùy từng chương trình. Diễn biến này cũng tương tự tại nhóm các nhà băng nhỏ, thậm chí lãi suất cho vay còn cao hơn.

Lãi suất tăng khiến nhiều hộ gia đình “khó thở”

Giữa bối cảnh lạm phát toàn cầu, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service đánh giá cao lợi ích từ các khoản cho vay đã giúp nhiều khách hàng cá nhân, chủ yếu là các hộ gia đình vượt qua sự gián đoạn kinh tế của đại dịch giai đoạn trước. Tuy nhiên, đặt trong thời điểm hiện tại, đón chờ họ lại là các khoản dư nợ lớn khi lãi suất ngày càng tăng cao, khiến họ khó mà xoay sở.

Con số mà báo cáo của Moody's ghi nhận được tính đến quý 2/2022, các khoản dư nợ hộ gia đình toàn cầu cao hơn 8 nghìn tỷ USD so với mức trước đại dịch, rơi vào khoảng 57 nghìn tỷ USD. “Việc vay nợ gia đình trong thời kỳ đại dịch đã làm giảm bớt tác động của suy thoái kinh tế, nhưng nó đã dẫn đến một khoản nợ lớn về sau”, chuyên gia từ Moody’s cho biết.

Báo cáo chỉ ra rằng lãi suất ngày càng cao được ví như " một lực cản đối với chi tiêu tiêu dùng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày" do các hộ gia đình phải chi trả thêm một phần lớn hơn trong thu nhập của họ cho các khoản lãi suất tăng cao. Đặc biệt, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi xu hướng này nằm ở các hộ gia đình có thu nhập thấp, điều kiện kinh tế hạn hẹp.

“Khi tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sẽ gây căng thẳng về mặt tài chính cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương hơn, đặc biệt là những hộ có thu nhập thấp và vùng đệm tài chính hạn chế”, chuyên gia Moody’s bổ sung.


Lãi suất tăng khiến nhiều hộ gia đình “khó thở”...
Lãi suất tăng khiến nhiều hộ gia đình “khó thở”...

Với các hộ gia đình đã sử dụng các khoản nợ của họ để chi trả cho việc đầu tư BĐS, mua nhà đất ở thực còn phải đối mặt với thị trường địa ốc đầy biến động, nhiều rào cản trong định giá nhà đất, tính thanh khoản thấp, giá nhà “tăng ảo”,... khiến nhiều người tiêu dùng thực sự “gặp khó”.

“Rủi ro cao hơn ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, nơi định giá nhà ở bị kéo dài hơn, mức nợ hộ gia đình tăng cao và tỷ lệ nợ hộ gia đình lớn hơn do lãi suất thay đổi,” Moody's cho biết.

Đó là xu thế chung của thế giới, còn tại Việt Nam, điều này cũng không nằm ngoại lệ. Cụ thể, đối với nhóm khách hàng cá nhân, mức lãi suất cho vay mới và khoản vay cũ tại phần lớn ngân hàng hiện đã tăng ít nhất 2% so với đầu năm. Thông thường, trong khoảng 3 tháng đến một năm đầu tiên, các nhà băng sẽ đưa ra các gói ưu đãi lãi suất cho khoản vay mới, trước khi áp dụng mức lãi suất thả nổi. Hiện lãi suất ưu đãi cho khoản vay mới dành cho cá nhân thế chấp đã tăng từ 8 - 9% lên mức tối thiểu 11,5% một năm tại nhóm nhà băng tư nhân và khoảng 10% tại khối ngân hàng có vốn nhà nước.

Anh Minh (TP Hà Nội) ngậm ngùi chia sẻ, “Tôi mới vay 800 triệu mua nhà từ năm ngoái, ngân hàng cũng báo mức lãi suất mới, vợ chồng tôi ngồi tính xong thấy đuối quá, đường nào cũng cực hết, bán nhà trả nợ thì không biết bao giờ mới lại mua được căn nhà mới, cảnh nhà trọ khi con lớn lên đi học cũng khổ, mà gồng gánh trả nợ trả lãi cũng khó khăn với tổng lương 30 triệu nuôi 2 con tại Hà Nội, thật sự khó thở với tình cảnh này.”


Nhiều hộ gia đình phải chi trả phần lớn chi tiêu hàng ngày cho các khoản lãi suất tăng cao.
Nhiều hộ gia đình phải chi trả phần lớn chi tiêu hàng ngày cho các khoản lãi suất tăng cao.

Trong khi đó, chị Linh (TP Hà Nội) cũng cho biết đã "choáng váng" khi nhận được thông báo lãi suất khoản vay mua nhà tăng lên 14%/năm thay vì 8,5%/năm như hiện nay. "Hết thời gian ưu đãi, khoản vay của tôi đang áp dụng lãi suất thả nổi thị trường, nhưng tăng mạnh như vậy tôi cũng không biết phải xoay sở như thế nào! Giờ chắc phải suy nghĩ thu xếp nguồn tài chính khác".

Còn với anh Dũng (TP HCM), sau khoảng thời gian vay trả góp căn nhà mua từ trước dịch Covid-19, cho biết liên tiếp nhận được thông báo tăng lãi suất trong ba tháng gần đây, từ hơn 11% lên 13,5% một năm. Với khoản vay tiền tỷ, mỗi tháng anh phải “đau đầu” nghĩ xem làm sao gia đình mình có thể trả thêm tiền lãi lên đến cả triệu đồng?

Lãi suất khó giảm…

Thông qua báo cáo vừa được gửi đến Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã nhấn mạnh tình hình khó khăn trong giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo Quốc hội thời gian tới. Thách thức đến từ việc các Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đang chuyển dịch theo xu hướng đẩy nhanh tiến trình thu hẹp, nới lỏng chính sách tiền tệ, điều chỉnh tăng lãi suất nhanh và mạnh trước diễn biến lạm phát, khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Nhận định về vấn đề này, lãnh đạo các nhà băng dự báo lãi suất cho vay thời gian tới khó hạ nhiệt và sẽ phụ thuộc nhiều vào tính thanh khoản. Trong đó, diễn biến giải ngân đầu tư công cần được chú trọng, bởi dòng tiền “chảy vào” nhiều thông qua trái phiếu Chính phủ, thu ngân sách vượt kế hoạch trong khi giải ngân đầu tư công chậm khiến thị trường “khan” tiền, áp lực “đè nặng” lên lãi suất cho vay.

Theo thống kê năm 2021, thế giới đã có 113 lượt tăng lãi suất điều hành. Còn tính từ đầu năm đến nay, đã có thêm 269 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu. Trong khối ASEAN, Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan cũng đã liên tục tăng lãi suất và vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước