meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lãi suất ngân hàng liên tiếp giảm, thanh khoản bất động sản có “hồi sinh”?

Thứ ba, 04/04/2023-07:04
Thời gian qua, tính thanh khoản trong bất động sản đang trở thành cơn “đau đầu tệ hại” của các doanh nghiệp địa ốc. Một trong các nguyên nhân được đưa ra là do lãi suất ngân hàng quá cao dẫn đến các nhà đầu tư, người dân phải đứng ngoài quan sát thị trường, không dám liều lĩnh mua nhà.

Động lực cho người mua nhà

Mới đây, ngày 31/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra thông báo giảm lãi suất điều hành. Ngân hàng Nhà nước khẳng định, các biện pháp hạ lãi suất điều hành nhằm mục đích để các ngân hàng giảm lãi suất huy động, từ đó, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế đẩy nhanh tăng trưởng.

Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 6%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng giữ nguyên ở mức 6,0%/năm.


Việc ngân hàng liên tiếp giảm lãi suất là tín hiệu tích cực đối với thị trường bất động sản.
Việc ngân hàng liên tiếp giảm lãi suất là tín hiệu tích cực đối với thị trường bất động sản.

Tương tự, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 5,0%/năm xuống 4,5%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm… Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 3/4.

Được biết, đây là lần thứ 2 Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất. Và lần này, mức hạ lãi suất đã mạnh mẽ hơn lần thứ nhất. Điều đáng nói, lần giảm lãi suất này lại đúng vào thời điểm các ngân hàng trên thế giới vẫn neo cao mức lãi suất điều hành. Nhiều chuyên gia khẳng định, động thái này của Ngân hàng Nhà nước nhìn qua có thể khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ. Tuy nhiên, nó lại rất hợp lý và phù hợp với diễn biến kinh tế hiện nay.

Anh Trần Mạnh Hùng, nhân viên một văn phòng tại Hà Nội cho biết, gia đình anh có kế hoạch mua nhà vào năm 2022. Tuy nhiên, lãi suất ngân hàng tăng cao chính là rào cản khiến vợ chồng anh phải tiếp tục thuê trọ. “Tôi đã chuẩn bị được  30% tiền mặt, tuy nhiên, khi đi hỏi, các ngân hàng đều đưa ra mức lãi suất cho vay quá cao. Theo đó, họ cho vay với lãi suất 11%/năm trong 12 tháng đầu. Sau đó, lãi suất thả nổi.  Đây là mức lãi suất vượt quá khả năng chi trả của gia đình tôi”, anh Hùng chia sẻ.

Theo anh Hùng, việc ngân hàng liên tiếp hạ lãi suất sẽ là động lực cho người có nhu cầu mua nhà, đặc biệt là người mua nhà trả góp. Khi cân đối được mức thu nhập và lãi suất ngân hàng, nhiều người chắc chắn sẽ đưa ra quyết định mua nhà. Tuy nhiên, anh Hùng cũng nói rằng, trong thời gian tới mua nhà, anh sẽ vay gói tín dụng cố định lãi suất ít nhất 3 năm, mặc dù gói này có lãi suất cao hơn các gói khác. Tính ổn định của lãi suất sẽ giúp phương án tài chính của vợ chồng anh Hùng không bị phá vỡ.

Không giống như anh Hùng, chị Nguyễn Thu Hoài, quê Bắc Ninh vay tiền ngân hàng để mua nhà đúng thời điểm lãi suất 12%/năm. Chị Hoài cho biết, sở dĩ phải vay vào thời điểm đó vì căn hộ chị đã đặt từ trước, chủ đầu tư thúc đóng tiền. Chị Hoài tâm sự: “Thời điểm đó, vợ chồng tôi không còn phương án nào khác nên phải vay với lãi suất cao để nhận nhà. Giờ nghe tin lãi suất đang giảm, chúng tôi cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn bởi tiền lãi hàng tháng sẽ ít đi. Tuy nhiên, tôi cũng chưa biết được ngân hàng tôi đang vay có giảm hay không và giảm bao nhiêu. Vợ chồng tôi tính toán rồi, nếu ngân hàng hiện nđang vay không giảm, hoặc giảm thấp, chúng tôi sẽ về quê  mượn sổ đỏ của ông bà nội để thế chấp trả hết nợ cũ, chấp nhận nộp phạt trả trước hạn. Đến khi nào chung cư có sổ hồng, tôi sẽ ném vào ngân hàng để lấy sổ đỏ của ông bà nội ra”.

Tín hiệu tốt cho thị trường BĐS

Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc ngân hàng liên tục giảm lãi suất là tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản và tính thanh khoản của các sản phẩm bất động sản. Điều này có ý nghĩa khá quan trọng cho việc phục hồi thị trường địa ốc.

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng, thời gian qua, Chính phủ đã có rất nhiều hành động để gỡ khó cho thị trường bất động sản. Đó là các quy định mới về trái phiếu, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, gỡ vướng về mặt pháp lý và giờ đây là việc giảm lãi suất. Điều này cho thấy, Chính phủ tạo mọi điều kiện để giúp ngành bất động sản hồi sinh. Và bây giờ, vấn đề còn lại nằm ở việc phát triển, kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp.


Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh.

Dưới góc độ doanh nghiệp, Giám đốc Công ty Bất động sản SENLAND – Kiều Duy Thành cho rằng, lãi suất cho vay thời điểm này nên được kéo xuống dưới 9%/năm sẽ là khá hợp lý. Mức lãi suất này nhiều khả năng sẽ hút được người vay để mua nhà.

“Thời gian qua, lãi suất neo trên đỉnh chính là rào cản lớn nhất khiến tính thanh khoản của thị trường bất động sản đứng im. Bởi hiện nay, hầu hết người mua nhà dù là để ở hay đầu tư đều dùng đến đòn bẩy tài chính. Khi lãi suất cao, đối với giới đầu cơ họ sẽ phải tính toán mức lãi suất hàng tháng so với khả năng sinh lời của sản phẩm. Đặc biệt trong thời điểm bất động sản đang có dấu hiệu chững lại thì chắc chắn nhà đầu tư không dại gì ôm hàng để gồng lãi. Trong khi đó, đối với người dân có nhu cầu thực, việc lãi suất ngân hàng quá cao sẽ khiến phương án tài chính của họ bị vỡ nên phải đứng ngoài quan sát, chờ thời điểm thích hợp mới mua nhà”, ông Thành phân tích.

Cũng theo ông Thành, một vấn đề quan trọng giúp thị trường và tính thanh khoản của thị trường bất động sản có “hồi sinh” hay không chính là nguồn cung. Hiện nay, nguồn cung bất động sản phân khúc căn hộ rất khan hiếm. Khi lãi suất đã neo ở mức hợp lý thì cần có những sản phẩm hợp túi tiền để người dân đủ tài chính để mua được. Việc giảm lãi suất sẽ giúp cả doanh nghiệp và người mua nhà dễ thở hơn, nhưng nguồn cung lại hoàn toàn phụ thuộc vào các doanh nghiệp.

“Nếu hỏi rằng giảm lãi suất có khiến thanh khoản bất động sản bớt trầm lắng không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, để “hồi sinh” bất động sản và thanh khoản bất động sản cần có nhiều yếu tố khác chứ không đơn thuần chỉ là câu chuyện lãi suất. Đó là nguồn cung, đó là chính sách bán hàng của doanh nghiệp, đó là vấn đề giải ngân của ngân hàng…”, Giám đốc Kinh doanh BĐS SENLAND nhấn mạnh.

An Tố Nhi
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sắp có bệnh viện quốc tế quy mô 450 giường tại huyện đông dân nhất TP. Hải Phòng

Ứng dụng tra cứu quy hoạch Meey Map lọt vào “mắt xanh” của các ngân hàng

Hà Nội: Phân lại luồng xe khách để ngăn dừng đỗ trên đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng

Hà Nội: Bổ sung hệ thống biển báo, phân luồng, điều tiết giao thông để giải quyết điểm nóng ùn tắc

Bán vàng trực tuyến sẽ chấm dứt tình trạng người dân xếp hàng mua?

Hà Nội có hơn 60.000 căn hộ chưa được cấp "sổ đỏ" do sai phạm của chủ đầu tư

Điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà tại Hà Nội từ 22/6

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC: Chuyên gia nói gì?

Tin mới cập nhật

Chuyển đổi số - Bước đột phá của doanh nghiệp bất động sản 

37 phút trước

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

12 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

12 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

12 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

12 giờ trước