meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất đầu tháng 7/2022 

Thứ ba, 05/07/2022-23:07
Tiếp nối xu hướng tăng lãi suất từ cuối năm 2021 tới nay, mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở một số ngân hàng đã đạt mức hơn 7% một năm như SCB, NamABank, CBBank.

Theo VnExpress, tiếp nối xu hướng từ cuối năm 2021 đến nay, trong tháng 7/2022, có ít nhất 10 ngân hàng đã thực hiện tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, với mức điều chỉnh cao nhất lên tới 0,9 - 1,2% một năm. Đây là đợt điều chỉnh đồng loạt lần thứ 2 trong năm nay, lần điều chỉnh trước đó là giữa tháng 5/2022, đồng thời trong đợt điều chỉnh này không ghi nhận ngân hàng nào giảm lãi suất. 

Gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn

Gói tiền gửi tiết kiệm này không có thời hạn ấn định, do đó mức lãi suất tiết kiệm của ngân hàng chỉ khoảng 0,1 - 0,2% áp dụng tại quầy và 0,2 - 0,25% gửi tiền trực tuyến. 

Đối với hình thức gửi tiền tiết kiệm này, ngân hàng VietinBank có mức lãi suất 0,25% áp dụng cho gửi tiền trực tuyến và là mức cao nhất so với các ngân hàng.


Trong tháng 7/2022, có ít nhất 10 ngân hàng đã thực hiện tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
Trong tháng 7/2022, có ít nhất 10 ngân hàng đã thực hiện tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Theo ghi nhận, đợt điều chỉnh lãi suất tiết kiệm lần này biên độ điều chỉnh có sự phân hóa mạnh. Lãi suất với kỳ gửi ngắn hạn (1 - 3 tháng) chỉ được tăng phổ biến 0,1% một năm, nhiều ngân hàng giữa nguyên lãi suất đối với kỳ gửi này. Đối với kỳ gửi dài hạn, trong đợt tăng lãi suất này đa phần các ngân hàng đều tăng lãi suất thêm từ 0,3% một năm trở lên. Hầu hết các ngân hàng đều có sự cạnh tranh lãi suất tiền gửi gay gắt ở gói tiền gửi tiết kiệm dài hạn. 

Gửi tại quầy

Kỳ hạn gửi 1-3 tháng, mức lãi suất cao nhất là 4% tại các ngân hàng gồm SCB, GPBank, PGBank, ACB, VIB. Các ngân hàng cón lại có mức lãi suất dao động từ 3,3% - 3,95%. Ngân hàng, Techcombank có mức lãi suất thấp nhất là 2,85% cho kỳ hạn 1 tháng, ngân hàng Vietcombank là 3,3% cho kỳ hạn 3 tháng. 

Kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng CBBank có mức lãi suất cao nhất so với các ngân hàng còn lại là 6,8%. Ở kỳ hạn gửi tiền này, các ngân hàng thuộc nhóm Big4 (gồm Vietinbank, BIDV, Agribank, Vietcombank) có mức lãi suất thấp nhất là 4%. 

Kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là SCB với mức lãi suất 7,3%. Mức lãi suất thấp nhất là 5,39%/năm thuộc về ngân hàng MBBank.

Tại các kỳ hạn dài hơn như 18, 24 tháng, ngân hàng SCB có mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng cao nhất là 7,3%/năm cho kỳ hạn 18, 24 và 36 tháng.


Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng gửi tại quầy của một số ngân hàng.
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng gửi tại quầy của một số ngân hàng.

Gửi trực tuyến (online) 

Kỳ hạn gửi 1 tháng, nhiều ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao nhất lên đến 4% gồm SCB, VietABank, ACB, HDBank, VIB. 

Kỳ hạn 3 tháng, các ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi trung bình từ 3,85% - 4%. Ngân hàng Vietcombank có mức lãi suất thấp nhất là 3,3%. 

Kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất lên đến 6,9% là ngân hàng CBBank. Mức lãi suất thấp nhất ở mức 4% tại các ngân hàng thuộc nhóm Big4 gồm Vietinbank, Agribank, BIDV, Vietcombank. 

Kỳ hạn 12 tháng, SCB hiện là ngân hàng có mức lãi suất cao nhất lên đến 7,3%. Mức lãi suất thấp nhất 5,3% tại kỳ hạn này thuộc về ngân hàng MBBank. 

Tại các kỳ hạn dài hơn 18 - 36 tháng, ngân hàng SCB có mức lãi suất tiết kiệm là 7,55%. Đây là mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất được ghi nhận trong tháng 7/2022.


Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng gửi online của một số ngân hàng.
Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng gửi online của một số ngân hàng.

Cuộc đua tăng lãi suất 

Ngay đầu tháng 7, đã ghi nhận các động thái tăng lãi suất của nhiều ngân hàng. Trong đó, quán quân lãi suất tiết kiệm ở kỳ hạn 12 tháng là ngân hàng SCB với mức 7,3% một năm ở cả hai kênh giao dịch tại quầy và online. 

ACB cũng là một trong những ngân hàng điều chỉnh lãi suất mạnh nhất đầu tháng 7/2022. Với kênh giao dịch tại quầy, nhà băng này tăng 0,9% một năm cho kỳ hạn 1 tháng và 9 tháng, tăng 0,6% một năm cho kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng, tăng 0,8% một năm đối với kỳ hạn 6 tháng. Kênh giao dịch online, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng 0,3 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 6 và 12 tháng, tăng thêm 0,5% một năm cho kỳ hạn 9 tháng. Tuy nhiên, so với các ngân hàng khác thì việc tăng mạnh lãi suất của ACB không giúp ngân hàng này cải thiện được thứ hạng của mình trên bảng tổng sắp lãi suất ngân hàng. 

Một "tay đua" khác là ngân hàng HDBank, với kênh giao dịch tại quầy tăng lãi suất thêm 0,4% một năm cho khách gửi tiền 1 - 3 tháng, tăng 0,3% một năm tại kỳ hạn 6 và 9 tháng, tăng 0,2% một năm với kỳ hạn 12 tháng. Kênh giao dịch online, HDBank điều chỉnh tăng lãi suất tại hầu hết các kỳ hạn, kỳ hạn 1 tháng tăng 0,9% một năm, kỳ hạn 6 tháng tăng 1,2% một năm. Đây là mức tăng lãi suất cao nhất trong đợt này. Tuy nhiên, thứ hạng của HDBank vẫn ở vị trí thấp trong bảng lãi suất tiền gửi đầu tháng 7. 


Đầu tháng 7/2022, một số ngân hàng có mức lãi tiền gửi tiết kiệm trên 7% một năm. Ảnh minh họa.
Đầu tháng 7/2022, một số ngân hàng có mức lãi tiền gửi tiết kiệm trên 7% một năm. Ảnh minh họa.

Trong đợt tăng lãi suất đầu tháng 7 này, đón nhận một "tay đua" mới là ngân hàng TPBank. Ngân hàng tăng 0,2% một năm lãi suất cho tất cả kỳ hạn phổ biến, áp dụng cả giao dịch tại quầy và online.

Nhóm ngân hàng có vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục tăng lãi suất như GPBank, DongABank, CBBank, VietCapitalBank... liên tiếp cập nhật lãi tiền gửi tiết kiệm, góp phần nâng mặt bằng lãi suất chung lên cao hơn.

Lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng 

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia cho biết, lãi suất huy động thời gian qua liên tục tăng, do nhiều ngân hàng cần bổ sung thanh khoản thiếu hụt, khi tăng trưởng tín dụng đang rất tích cực.

Tới ngày 27/5, Ngân hàng nhà nước ước tính, tăng trưởng tín dụng đạt 7,75%, mức cao nhất trong 10 năm qua, gấp đôi mức tăng trưởng trong cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại đã hết room tín dụng nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa nới room khiến cho tín dụng không đẩy thêm được ra ngoài trong những ngày cuối tháng 5/2022. Ông Lực cho biết thêm, một nguyên nhân quan trọng khiến lãi suất huy động tăng mạnh là do lạm phát. 


Dự báo trong những tháng tới, lãi suất tiết kiệm sẽ tiếp tục tăng.
Dự báo trong những tháng tới, lãi suất tiết kiệm sẽ tiếp tục tăng.

TS. Cấn Văn Lực nói: “Lãi suất huy động đầu vào sẽ tiếp tục gia tăng ở một số thời điểm do áp lực lạm phát. Người dân vẫn muốn chuyển dịch kênh đầu tư, thế nhưng các ngân hàng vẫn phải tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi từ dân cư và kể cả doanh nghiệp”.

Theo báo cáo gần đây của VnDirect, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng trở lại kể tử tháng 5/2022. Tính tới đầu tháng 6/2022, mặt bằng lãi suất tiền gửi đã tăng đáng kể, đã có 10 ngân hàng đưa ra mức lãi suất trên 7%/năm. 

Đơn vị này dự đoán lãi suất sẽ được nâng thêm 30 - 50 điểm cơ bản trong năm 2022. Tại kỳ hạn 12 tháng, các ngân hàng thương mại sẽ tăng lãi suất lên mức 5,9 - 6,1% một năm vào cuối năm nay, mức này vẫn thấp hơn mức 6,8% một năm vào giai đoạn trước dịch bệnh. 

Trong trường hợp Thông tư 08/2021 của Ngân hàng Nhà nước không được gia hạn thêm một năm nữa, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay dài hạn sẽ giảm từ 37% xuống 34% bắt đầu từ đầu tháng 10. Như vậy, các ngân hàng sẽ phải giảm nguồn vốn ngắn hạn hoặc tăng cho vay trung và dài hạn để đáp ứng yêu cầu nói trên.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

2 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

2 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

2 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 ngày trước