Kỹ thuật viên là gì? Bí quyết để trở thành một kỹ thuật viên giỏi
BÀI LIÊN QUAN
Giải đáp thắc mắc: “Kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?”Các kỹ thuật khai phá dữ liệu phổ biến hiện nayBạn có hiểu kỹ thuật viên là gì?
Kỹ thuật viên hay nhân viên, chuyên viên kỹ thuật là một thuật ngữ dùng để chỉ những người có trình độ tay nghề về kỹ thuật và làm việc trong một môi trường liên quan đến kỹ thuật không quy định về bằng cấp.
Chúng ta có các kỹ thuật viên cơ khí, kỹ thuật viên điện tử hay kỹ thuật viên công nghệ thông tin. Kỹ thuật viên khác với kỹ sư chuyên nghiệp bởi kỹ sư chuyên nghiệp là những người có trình độ cao hơn trong ngành kỹ thuật.
Khái niệm kỹ thuật viên thường được dùng cho những ai tốt nghiệp các trường cao đẳng nghề và các trường trung cấp nghề hay chưa tham gia bất kỳ chương trình kiểm tra năng lực trình độ kỹ sư nào khi nộp đơn vào một công việc tại một doanh nghiệp cụ thể.
Tay nghề chính là nhân tố quan trọng nhất với một kỹ thuật viên. Trong thời buổi công nghệ phát triển hiện nay, cả kỹ thuật viên và kỹ sư đều có cơ hội làm việc ngang nhau chứ không thiên vị cho kỹ sư sẽ có mức lương cao hơn.
Đến đây, chắc chắn bạn cũng đã hiểu kỹ thuật viên là gì và phân biệt được sự khác nhau giữa kỹ thuật viên và kỹ sư rồi phải không nào? Vậy làm thế nào để có thể trở thành một kỹ thuật viên giỏi?
Những bí quyết cần có để trở thành một kỹ thuật viên giỏi?
Kỹ thuật viên là gì và làm thế nào để dân kỹ thuật có thể trở nên thành công được dù không sở hữu bằng kỹ sư những ngôi trường đại học danh tiếng là những câu hỏi rất thường gặp hiện nay. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn làm được điều đó.
Kỹ năng làm việc nhóm
Sinh viên kỹ thuật thường có khả năng thiên bẩm về tư duy và phân tích logic thường và hay ưu tiên lựa chọn phương án “làm việc độc lập cho khỏe” hơn là hào hứng hợp tác cùng một nhóm nào đó. Tuy nhiên, để trở thành một kỹ thuật viên giỏi, ngoài việc định nghĩa được kỹ thuật viên là gì thì bạn còn phải là người làm việc nhóm cực kỳ nhiều.
Dĩ nhiên, dù bạn có giỏi đến đâu thì cũng không thể tự mình kiêm luôn cả khâu thiết kế, lắp ráp và sửa chữa một chiếc ô tô hay giải quyết sự cố chập điện trong thành phố được đúng không nào? Do đó, bạn cần phải rèn luyện các kỹ năng này ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường nếu mong muốn trở thành một kỹ thuật viên lành nghề trong tương lai.
Trải nghiệm qua các dự án
Nếu bạn may mắn theo học các trường đào tạo về kỹ thuật có tiếng như Đại học công nghiệp hay Đại học Bách khoa thì việc tham gia các dự án của một kỹ thuật viên tương lai đã bắt đầu được nhen nhóm ngay từ năm thứ hai đại học qua các thầy cô.
Bằng việc nhận đề tài và làm chung cùng nhóm và được sự góp ý, hướng dẫn bổ sung của các giảng viên sẽ giúp các bạn mở mang được rất nhiều điều mới mẻ. Hơn thế nữa, những dự án này sẽ chính là tiền đề để “tia” nhà tuyển dụng khi bạn trình bày trong CV xin việc, ngay cả khi bạn không có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế.
Nếu không có điều kiện tham gia các dự án hay theo học các ngành kỹ thuật ở cấp chương trình đào tạo nghề thì bạn phải cố gắng trải nghiệm làm thêm nhiều thật nhất tại các xí nghiệp liên quan đến ngành học và sẵn sàng ứng tuyển ngay sau khi khóa đào tạo kết thúc.
Trau dồi kỹ năng tư duy và phân tích
Bạn biết rằng, đặc thù của dân kỹ thuật là luôn xoay xung quanh xây dựng, vận hành, thiết kế, bảo trì hệ thống thiết bị. Để có thể giải quyết được những điều đó, bạn phải động não rất nhiều. Do đó, tư duy khoa học, logic và sáng tạo được đánh giá rất cao vì tầm quan trọng của nó.
Sử dụng thành thạo máy tính
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thời điểm hiện tại, bất kỳ ngành nào nói “không” tin học thì đều là một bất lợi. Điều này cũng thật là tệ nếu như mong muốn trong tương lai của bạn là trở thành một kỹ thuật viên lành nghề.
Không chỉ là các kỹ năng tin học văn phòng cơ bản như word, excel mà dân kỹ thuật bắt buộc phải am hiểu các phần mềm mô phỏng hệ thống phức tạp và giải quyết sự cố trong các hệ thống đó một cách trơn tru nhất.
Tính toán một cách chính xác và nhanh chóng
Bên cạnh việc tham gia thực hiện những dự án kỹ thuật và có mặt trong khâu thiết kế, vận hành thì một kỹ thuật viên lành nghề còn phải trực tiếp tham gia tính toán các số liệu.
Sở hữu khả năng tính toán nhanh là một lợi thế lớn bởi vì chỉ một sai sót rất nhỏ thôi cũng có thể kéo theo những hậu quả liên hoàn trong cả dây chuyền sản xuất.
Những thiết bị kỹ thuật có tính ứng dụng cao trong đời sống nên việc tính toán chính xác và vạch ra trước trên các bản vẽ là điều không thể thiếu. Sự cố thu hồi hơn một triệu xe của Honda vì lỗi túi khí và lỗi chân phanh hay vụ thua lỗ hàng triệu đô la vì che dấu hở chân ga là những hậu quả mà việc tính toán thiếu chính xác để lại.
Tìm cho mình một thần tượng
Bên cạnh, những kỹ năng cần thiết, một bí quyết thành công cho các sinh viên khối ngành kỹ thuật rất đáng xem xét được chỉ ra bởi Giáo sư Edward Crawley trong chương trình về “Rèn luyện kỹ năng lãnh đạo cho kỹ thuật viên” là tìm cho mình một thần tượng.
Không khó để bạn có thể tìm ra cho mình được một thần tượng trong lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật. Nếu đang nuôi dưỡng ước mơ trở thành một kỹ thuật viên thì Bill Gates hay Steve Jobs là những gợi ý không tồi. Họ chính là người truyền cảm hứng cho bạn trong mỗi lần đối mặt với những dãy code phức tạp.
Ví dụ nếu bạn là fan của những ô tô thì Dean Kamen - cha đẻ của hãng chế tạo phương tiện giao thông hai bánh trên cơ chế cân bằng Segway chính là thần tượng tốt cho bạn.
Việc thần tượng ai đó và áp dụng những thói quen tốt, phong cách làm việc của họ vào sẽ làm tinh thần bạn phấn khởi hơn và loại bỏ đi cảm giác buồn chán đấy.
Tổng kết
Qua những chia sẻ trong bài viết kể trên, chúng tôi đã chỉ ra cho các bạn thấy kỹ thuật viên là gì và những bí quyết cần có để trở thành một người kỹ thuật viên giỏi. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên kỹ thuật hiện nay đang cực kỳ lớn, nhất là trong thời kỳ hội nhập và công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay. Nếu bạn có đam mê với những khối ngành kỹ thuật và muốn trở thành một kỹ thuật viên thì đừng ngại thử sức với nó. Kỹ thuật viên có thể đem đến cho bạn một cơ hội việc làm đáng mơ ước đó.