meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng trong năm 2023

Thứ tư, 04/01/2023-10:01
Đó cũng chính là quan điểm của TS Trần Du Lịch, Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia về nhận diện khó khăn và lợi thế của kinh tế Việt Nam trong năm 2023.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2023 sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn

Theo Thanh Niên, nói về thách thức, TS Trần Du Lịch cho biết, kinh tế toàn cầu trong năm 2023 sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Những dự báo về khó khăn trong năm 2023 trên thực tế cũng đã manh nha từ quý 4/2022. Chính vì thế mà Quốc hội cũng chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 khiêm tốn 6,5%, so với năm 2022 giảm gần 1,5%. Với một nền kinh tế mở như Việt Nam thì nhận diện khó khăn hay là lợi thế thì đều phải đặt trên bối cảnh toàn cầu. 

Xét về khách quan thì các nền kinh tế lớn ở trên thế giới chưa đến nỗi suy thoái nhưng tốc độ tăng trưởng cũng đã có sự chậm lại ở mức thấp hơn năm 2022. Ngoài ra thì tác động chiến sự Nga - Ukraine về năng lượng, lương thực chưa lường hết được cùng với sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế vẫn còn là một ẩn số. Mặc dù vậy thì điểm tích cực hơn của năm 2023 so với năm 2022 là lạm phát thế giới cùng tăng giá đồng USD được kiềm chế. Chính vì thế mà niềm tin lúc này cũng sẽ lớn hơn. Tổng quan, mặc dù không quá sáng sủa nhưng đến hiện tại không có quá nhiều dự báo nào tiêu cực trong năm 2023. 


TS Trần Du Lịch cũng nhấn mạnh rằng với chính sách hiện nay, nhất là chính sách tiền tệ, phương thức lựa chọn đối tượng là vô cùng quan trọng. Nguồn vốn hữu hạn nên không thể nào dàn trải được mà phải đến đúng chỗ
TS Trần Du Lịch cũng nhấn mạnh rằng với chính sách hiện nay, nhất là chính sách tiền tệ, phương thức lựa chọn đối tượng là vô cùng quan trọng. Nguồn vốn hữu hạn nên không thể nào dàn trải được mà phải đến đúng chỗ

TS Trần Du Lịch nhấn mạnh rằng: “Tôi hy vọng thị trường thế giới sẽ phục hồi tích cực hơn từ quý 3/2023 vì vấn đề này liên quan tới xuất khẩu của Việt Nam”.

Ở thị trường trong nước, khi mở cửa kinh tế vào năm 2022, chúng ta cũng có khả năng phục hồi tốt. Mặc dù vậy thì từ quý 4, một số ngành xuất khẩu suy giảm. Việc giải quyết những vi phạm ở trong thị trường tài chính, bất động sản cũng đã tác động mạnh đến thị trường. Song song với đó là giải ngân đầu tư công - công cụ để phục hồi kinh tế - chậm. Và vấn đề liên quan đến trái phiếu hiện nay cũng chưa được giải quyết xong, đáng chú ý là lãi suất quá cao. Mặc dù đến hiện tại, Ngân hàng nhà nước khống chế mức lãi suất huy động ở mức 9,5% nhưng điều đó cũng không có nghĩa là một số ngân hàng thương mại không vi phạm và cho vay với lãi suất cao hơn bởi nhu cầu thanh khoản. TS Trần Du Lịch cũng cho rằng nếu như năm 2022, kinh tế của Việt Nam rất lo lắng về các tác động khách quan từ bên ngoài thì bước sang năm 2023, thách thức lớn nhất lại là việc xử lý những vấn đề nội tại.

TS Trần Du Lịch nói thêm rằng, khó khăn cũng có thể kéo dài đến giữa năm 2023. Khi đó thì thị trường xuất khẩu cũng bắt đầu khởi sắc trở lại khi một số thị trường thế giới bắt đầu có những tín hiệu tốt. Còn khởi sắc đến đâu thì tùy vào cách mà chúng ta xử lý tốt hay không thị trường chính và thị trường bất động sản, đáng chú ý là phải phục hồi thị trường bất động sản. 

Cũng theo TS Trần Du Lịch, nếu như nhìn tổng thể thì năm 2023 có thể có những yếu tố bất lợi hơn so với năm 2022 nhưng Việt Nam có triển vọng lớn. Xuất khẩu nông sản, thủy sản năm năm chắc chắn cũng sẽ giữ vững phong độ tăng trưởng khi mà chúng ta cũng gỡ được khá nhiều rào cản từ việc tham gia ký kết các hiệp định FTA. Thu hút FDI của năm 2022 cũng khá tốt, nếu như nhiều dự án được triển khai trong năm 2023 sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế. Cũng tương tự, bước sang năm nay, thị trường bất động sản cũng sẽ gỡ được một số dự án trọng điểm để triển khai nhằm tăng nguồn cung và kích thích ngành xây dựng cùng một số ngành khác phát triển. 

Nói về các chính sách hỗ trợ, TS Trần Du Lịch cho biết, đầu tiên và là bước quan trọng nhất chính là phải ổn định được thị trường tài chính. Chúng ta cũng cần phải chấn chỉnh thị trường trái phiếu là đúng, tuy nhiên phải tạo điều kiện cho những doanh nghiệp minh bạch và đáp ứng được đủ điều kiện phát hành trái phiếu bởi vì đây chính là một kênh huy động vốn quan trọng. Nó chia sẻ bớt gánh nặng vốn trung và dài hạn cho hệ thống ngân hàng thương mại. Vì thế mà Chính phủ cũng phải có những động thái rõ ràng để có thể tạo niềm tin cho thị trường.

Ngoài ra thì phải kéo giảm được lãi suất, ví dụ như việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% chưa đạt kết quả như kỳ vọng bởi những doanh nghiệp cần vay và cần tiền thì lại không đạt được tiêu chuẩn tín dụng để có thể vay trong khi các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn thì lại ngại vấn đề thanh, kiểm tra sau này. Chỗ này cũng cần được gỡ. 


đĐiểm tích cực hơn của năm 2023 so với năm 2022 là lạm phát thế giới cùng tăng giá đồng USD được kiềm chế. Chính vì thế mà niềm tin lúc này cũng sẽ lớn hơn, tổng quan, mặc dù không quá sáng sủa nhưng đến hiện tại không có quá nhiều dự báo nào tiêu cực trong năm 2023. Nguồn ảnh: Ảnh minh họa
đĐiểm tích cực hơn của năm 2023 so với năm 2022 là lạm phát thế giới cùng tăng giá đồng USD được kiềm chế. Chính vì thế mà niềm tin lúc này cũng sẽ lớn hơn, tổng quan, mặc dù không quá sáng sủa nhưng đến hiện tại không có quá nhiều dự báo nào tiêu cực trong năm 2023. Nguồn ảnh: Ảnh minh họa

TS Trần Du Lịch cũng nhấn mạnh rằng với chính sách hiện nay, nhất là chính sách tiền tệ, phương thức lựa chọn đối tượng là vô cùng quan trọng. Nguồn vốn hữu hạn nên không thể nào dàn trải được mà phải đến đúng chỗ. Ví dụ như với thị trường bất động sản thì dòng vốn nới room phải dành cho những người có nhu cầu nhà ở và không bơm vào thị trường đầu cơ, dẫn vốn đến những dự án vẫn còn dang dở và có khả năng sẽ hoàn thành và đáp ứng nhu cầu tăng cung thực tế cho thị trường, còn đối với những dự án chỉ tạo nên bán thành phẩm thì chưa cần thiết. Đáng chú ý là không để cho những doanh nghiệp có vai trò lớn trong thị trường gãy đổ. Không chỉ ở Việt Nam và với cả những nền kinh tế lớn trên thế giới, nếu như để những doanh nghiệp lớn, có vai trò lớn ở trên thị trường gãy đổ thì hậu quả sẽ rất lớn.

Còn đối với chính sách xã hội, trong thời gian 6 tháng tới, tập trung lớn nhất chính là hỗ trợ cho các đối tượng công nhân, người lao động thu nhập thấp tạo 4 ngành mà hiện nay giảm lao động mạnh đó là da giày, dệt may, gỗ, điện tử. Cuối cùng chính là quyết liệt giải ngân đầu tư công.

Đầu tư công cũng được kỳ vọng đó là động lực thúc đẩy kinh tế phục hồi hậu COVID-19

Và đầu tư công cũng được kỳ vọng đó là động lực thúc đẩy kinh tế phục hồi hậu COVID-19, tuy nhiên thực tế thì tốc độ giải ngân vô cùng chậm. Lý do cũng như giải pháp đã được đề xuất rất nhiều nhưng chưa có sự chuyển biến. TS Trần Du Lịch chia sẻ rằng, vì sao dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía đông chạy nhanh được như thế? Đó là nhờ có cơ chế đặc thù và đường Vành đai 3 của TP. Hồ Chí Minh cũng vậy. Còn với những dự án không được áp dụng chính sách đặc thù thì mãi ì ạch và không làm được. Điều đó cũng cho thấy những bất cập lớn từ cơ chế và chính sách. Quốc hội cũng đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu sửa luật và sửa đổi những bất cập trong chính sách, đồng bộ những quy định hiện đang chồng chéo, tuy nhiên vấn đề tổ chức thực thi hiện nay là chưa đủ quyết liệt. 

Kế tiếp đó là giải phóng mặt bằng, lâu nay các dự án vướng mắc nhiều nhất là khâu này. Mới đây, chúng ta cũng làm thí điểm ở một vài địa phương, cho phép tác phần đền bù giải phóng mặt bằng thành dự án riêng, những dự án nào ghi vốn tức là đã giải quyết xong phần giải phóng mặt bằng. Cách làm như thế là tốt, hiệu quả nhưng nếu như muốn làm được thì phải cho phép bố trí ngân sách trong việc đền bù riêng để tách dự án ra. Hơn thế, cũng cần chủ trương để có thể tiếp tục nhân rộng cách làm này. 


Nguồn vốn hữu hạn nên không thể nào dàn trải được mà phải đến đúng chỗ. Ví dụ như với thị trường bất động sản thì dòng vốn nới room phải dành cho những người có nhu cầu nhà ở và không bơm vào thị trường đầu cơ, dẫn vốn đến những dự án vẫn còn dang dở và có khả năng sẽ hoàn thành và đáp ứng nhu cầu tăng cung thực tế cho thị trường. Nguồn ảnh: Ảnh minh họa
Nguồn vốn hữu hạn nên không thể nào dàn trải được mà phải đến đúng chỗ. Ví dụ như với thị trường bất động sản thì dòng vốn nới room phải dành cho những người có nhu cầu nhà ở và không bơm vào thị trường đầu cơ, dẫn vốn đến những dự án vẫn còn dang dở và có khả năng sẽ hoàn thành và đáp ứng nhu cầu tăng cung thực tế cho thị trường. Nguồn ảnh: Ảnh minh họa

Cuối cùng chính là phải có chiến lược phát triển các doanh nghiệp xây dựng ở trong nước. Số doanh nghiệp xây dựng nhỏ của Việt Nam là khá nhiều, trong khi doanh nghiệp đủ tầm cỡ để dự thầu những công trình lớn lại ít. Ví dụ như dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành mới đây cũng đã phải hủy đấu thầu và mất thời gian làm lại chỉ vì không có nhà thầu đủ điều kiện. Chính vì thế phải có chính sách phát triển lực lượng doanh nghiệp xây dựng trong nước lớn mạnh, có uy tín. Bên cạnh đó cũng cần có những chính sách đồng bộ liên quan đến vật liệu xây dựng và cơ chế giá. 

TS Trần Du Lịch cũng nói thêm rằng: “Chúng ta cũng không nên quan niệm chỉ chú trọng những dự án lớn ở quy mô quốc gia bởi vì nếu tính tổng vốn đầu tư xây lắp và chia ra tổng thời gian xây dựng thì nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành hay là 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía đông cũng không thể nào đủ sức tác động lớn, kích thích kinh tế trong năm nay. Chính vì thế, cái cần chú trọng ở đây chính là các công trình xây dựng ở địa phương. Số lượng dự án nhiều cũng sẽ tác dụng lan tỏa ngay tại địa phương từ đó góp phần lớn kích thích toàn nền kinh tế nói chung”. 

Cũng theo đó, khó khăn chắc chắn cũng sẽ nhiều những quyết tâm và giải quyết triệt để cũng như đồng bộ để tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững vào những năm sau đó. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước