meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kinh tế Trung Quốc hồi phục, mặt hàng nào sẽ được hưởng lợi đầu tiên?

Thứ hai, 01/08/2022-23:08
Trong suốt hai thập kỷ qua, việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng tại Trung Quốc đã trở thành động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời nhu cầu đối với giá thép, đồng và nhôm cũng sẽ tăng cao.

Trung Quốc vẫn tập trung cao vào cơ sở hạ tầng

Vào đầu năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã ra chỉ đạo trong việc quyết tâm dồn toàn lực thúc đẩy cơ sở hạ tầng trong đó có đường sắt và hàng không. Cụ thể Chính phủ nước này sẽ phát hành trái phiếu xây dựng đường sắt trị giá 45 tỷ USD; hàng không 29 tỷ USD và 22,4 tỷ USD cho các khoản vay khẩn cấp đối với ngành hàng không dân dụng, đồng thời sẽ xây dựng và cải tạo lại đường nông thôn mới.

Bộ Tài chính Trung Quốc hiện đang cân nhắc khi cho phép chính quyền địa phương nước này bán 1.500 tỷ nhân dân tệ (tương đương 220 tỷ USD) trái phiếu đặc biệt trong 6 tháng cuối năm để đẩy nhanh việc cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.


Trung Quốc đẩy mạnh bán trái phiếu để cấp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng
Trung Quốc đẩy mạnh bán trái phiếu để cấp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cuối năm 2015 và năm 2020 khi đại dịch COVID-19 bùng phát Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp kích thích đóng vai trò quan trọng trong việc "giải cứu" các hàng hóa công nghiệp bởi nhu cầu của toàn cầu đối với những mặt hàng này sụt giảm nghiêm trọng. 

Tuy nhiên, lần này các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã thận trọng hơn trong việc đưa ra phương án. Khoản ngân sách bổ sung này có thể sẽ tác động đối với nhu cầu kim loại giúp bù đắp khoảng trống ngân sách dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Giá đồng và nhôm có thể tăng mạnh

Theo Xu Xiang chun đưa tin, các nhà phân tích của công ty nghiên cứu Mysteel cho biết, so với các đợt trước, quy mô và tác động từ các biện pháp kích thích năm nay chắc chắn sẽ yếu hơn. Nguyên nhân là do đợt này hoàn toàn dựa vào đầu tư công cho cơ sở hạ tầng. Lĩnh vực bất động sản hiện cũng đang trong quá trình tạo đáy và không có một sự mong đợi nào trong việc đảo ngược chính sách.

Tất cả những dấu hiệu ban đầu đều cho thấy quỹ chủ yếu không dành cho lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc. Thay vào đó là các công trình công cộng. Điều đó sẽ giúp điện khí hóa đường sắt và năng lượng có thể có lợi cho giá đồng và nhôm.

Tại Ấn Độ, do tin tức này, giá cổ phiếu giữa các nhà sản xuất nhôm và thép đều tăng mạnh trong tuần trước. Thực tế cho thấy, trong các trường hợp, giá đã tăng hơn 5% khi các nhà đầu tư nhận thấy rằng, tăng vốn tài trợ là yếu tố tích cực cho các nhà xuất khẩu kim loại của Ấn Độ.


Tăng vốn tài trợ là yếu tố tích cực cho các nhà xuất khẩu kim loại của Ấn Độ
Tăng vốn tài trợ là yếu tố tích cực cho các nhà xuất khẩu kim loại của Ấn Độ

Tuy nhiên, ở những nơi khác, tin tức có kích thích giá kim loại tăng vẫn cần được xem xét. Theo các chuyên gia, giá kim loại sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc liệu rằng, mức tăng do tập trung chi tiêu cho cơ sở hạ tầng có bị ảnh hưởng bởi những tác động từ các khu vực khác hay không.

Cũng theo một số nhà phân tích, các nhận định có phần khá lạc quan hơn được đưa ra. Cụ thể, Goldman Sachs đưa ra dự báo rằng, nhờ các chính sách hỗ trợ, nhu cầu kim loại của Trung Quốc sẽ bắt đầu tăng mạnh trong quý này. Điều này cũng sẽ đẩy giá kim loại trên thị trường quốc tế đi lên. Trước đó Goldman Sachs đã đưa ra dự báo vào cuối năm, giá đồng có thể lên mức 10.500 USD/tấn.

Citigroup cũng đưa ra dự báo nhưng có phần thận trọng hơn, đồng có thể được hỗ trợ giá do việc triển khai kịp thời và dứt khoát các biện pháp kích thích. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp này, giá đồng sẽ tiếp tục giảm mạnh.

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức

Trong quý II, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ suy thoái. Cùng với đó, do ảnh hưởng nặng nề của các đợt bùng phát dịch COVID-19 khiến mục tiêu tăng trưởng 5,5% của Trung Quốc càng trở nên khó khăn hơn.

Tại một số khu vực, nước này vẫn phải tiếp tục chứng kiến số ca nhiễm COVID-19 gia tăng. Cụ thể tại Thượng Hải, ở trung tâm tài chính nhiều đợt xét nghiệm hàng loạt được mở ra. Ngoài ra, sự xuất hiện của các biến thể phụ mới với tốc độ lây lan cao hơn tiếp tục là một thách thức đối với cách tiếp cận nghiêm ngặt "Zero COVID" của nước này.

Nhu cầu kim loại ở quốc gia này đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Đồng thời, thị trường bất động sản cũng vẫn đang trong tình trạng suy thoái kéo dài. Quy mô chi tiêu cho cơ sở hạ tầng cũng không chắc chắn và nhu cầu xuất khẩu đang gặp nhiều vấn đề khó khăn.


Thị trường bất động sản Trung Quốc đang trong tình trạng suy thoái kéo dài
Thị trường bất động sản Trung Quốc đang trong tình trạng suy thoái kéo dài

Mặc dù Goldman Sachs đưa ra nhận xét về các chính sách của Trung Quốc có thể ngăn chặn được sự sụt giảm của thị trường kim loại. Nhưng nhìn chung các nhà quan sát nước này vẫn có sự thận trọng nhất định đối với triển vọng nhu cầu ở Trung Quốc. Bởi đối với mọi kim loại cơ bản, từ kẽm đến nhôm, quốc gia này chiếm khoảng một nửa tiêu thụ của thế giới. Theo dự báo của tổ chức tư vấn và phân tích Wood Mackenzie cho biết, nhu cầu đồng của Trung Quốc sẽ tăng nhẹ vào cuối năm nay.

Hiện bất chấp các hàng rào thuế quan, ngăn cản xuất khẩu nhôm và kẽm Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu nhiều kim loại. Vì vậy, nhu cầu tăng lên ở quốc gia này cũng sẽ không gây ra việc mất nhiều thời gian để những mặt hàng xuất khẩu đó bị tạm ngưng. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra, thì thị trường thiếu hàng tồn kho bên ngoài Trung Quốc sẽ bị chèn ép mạnh, bất chấp giới hạn suy thoái đối với nhu cầu.

Ngoài ra, theo Reuters, tại Trung Quốc, sản lượng thép thô trong tháng 6 giảm 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 90,7 triệu tấn. Nguyên nhân được cho là do thời tiết xấu ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng. So với tháng 5, con số này giảm 6%. Điều này cho thấy đối với thép - vốn được coi là một thước đo sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc cũng đang phải chịu sự giảm tốc trên diện rộng. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

3 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

3 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

3 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

3 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

3 giờ trước