meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc mạnh, phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế toàn cầu

Thứ tư, 20/07/2022-16:07
Nền kinh tế Trung Quốc giảm mạnh trong quý II vừa qua đã phản ánh tổn thất to lớn mà các đợt phong tỏa chống dịch Covid-19 gây ra và phủ thêm bóng đen lên triển vọng phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Theo Vneconomy, số liệu thống kê kinh tế được Bắc Kinh công bố ngày 15/7 cho thấy bối cảnh mối lo suy thoái kinh tế toàn cầu. Mối lo này bị đẩy lên cao khi các nhà hoạch định chính sách tại nhiều nền kinh tế lớn đẩy nhanh và mạnh việc thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát. Lãi suất tăng cao liền đặt ra sức ép lớn lên người tiêu dùng và doanh nghiệp, giữa lúc họ đang phải đương đầu với thách thức từ cuộc chiến giữa Nga - Ukraine và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng.


Người bộ hành bên ngoài một trung tâm thương mại ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Người bộ hành bên ngoài một trung tâm thương mại ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Hãng tin Reuters dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này giảm 2,6% trong quý II so với quý I, thấp hơn nhiều so với mức dự báo giảm 1,5% mà giới phân tích đã đưa ra trước đó và mức tăng trưởng 1,4% đạt được trong quý I/2022.

Nếu so với cùng kỳ năm 2021, GDP quý II của Trung Quốc chỉ tăng 0,4%, không đạt được dự báo tăng 1%. Trong quý I/2022, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tăng trưởng 4,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong nửa đầu năm 2022, GDP Trung Quốc tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng cả năm là 5,5% mà Chính phủ nước này đề ra.

"Nền kinh tế Trung Quốc đang có nguy cơ rơi vào trạng thái "stagflation" - tình trạng tăng trưởng trì trệ kết hợp lạm phát cao. Tuy nhiên, giai đoạn tồi tệ nhất đã qua, đó là quý II. Có thể loại trừ khả năng kinh tế Trung Quốc suy thoái, nghĩa là không có chuyện nền kinh tế nước này giảm 2 quý liên tiếp", chuyên gia kinh tế trưởng Toru Nishihama của Dai-ichi Life Research Institute đưa ra nhận định.

"Với sự giảm tốc của tăng trưởng, Chính phủ Trung Quốc có thể phải triển khai các biện pháp kích thích kinh tế để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng đang trở nên ì ạch. Tuy nhiên, các rào cản đối với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đang cao, vì việc kích cầu sẽ thổi bùng lạm phát. Cho tới nay, lạm phát ở Trung Quốc vẫn được kiềm chế ở mức thấp".

Phong tỏa toàn phần hay một phần đã được áp dụng tại các trung tâm kinh tế của Trung Quốc trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua, bao gồm tại trung tâm tài chính Thượng Hải. Trong quý II, GDP của Thượng Hải giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Đến nay, các biện pháp phong tỏa đã được dỡ bỏ hoặc nới lỏng. Các dữ liệu thống kê của tháng 6 cũng cho thấy có sự cải thiện. Tuy nhiên, giới phân tích không kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh. Trung Quốc vẫn đang theo đuổi chính sách chống dịch Zero Covid trong bối cảnh nước này tiếp tục có những đợt dịch bùng phát. Thị trường bất động sản Trung Quốc đang sụt giảm mạnh và triển vọng tăng trưởng kinh tế của toàn cầu tiếp tục đi xuống.


Container hàng Trung Quốc chờ bốc dỡ tại cảng Long beach, Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Container hàng Trung Quốc chờ bốc dỡ tại cảng Long beach, Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Việc một số địa phương tái áp phong tỏa và sự xuất hiện của biến chủng phụ BA.5 có tốc độ lây lan cao đang khiến cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc lo ngại về một thời kỳ bấp bênh kéo dài.

Giới phân tích cũng cho rằng PBOC có dư địa hạn chế để tiếp tục nới lỏng chính sách, vì việc nới lỏng có thể dẫn đến sự tháo chạy của các dòng vốn khỏi Trung Quốc, nhất là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các nền kinh tế lớn khác đang đẩy mạnh việc tăng lãi suất để kìm lạm phát. Bên cạnh đó, lạm phát ở Trung Quốc, dù chưa "nóng" như ở nhiều quốc giá khác nhưng cũng đang tăng, đặt ra những hạn chế khác đối với việc nới lỏng chính sách tiền tệ.

Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters dự báo rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chỉ đạt 4% trong năm 2022, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5,5%.

Các số liệu khác công bố vào ngày thứ Sáu cho thấy sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng 3,9% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm 2021, tăng tốc so với mức tăng 0,7% đạt được trong tháng 5 nhưng thấp hơn mức dự báo tăng 4,1%.

Doanh thu bán lẻ tăng 3,1% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất trong 4 tháng qua, tốt hơn mức dự báo tăng 0% và mức giảm 6,7% ghi nhận được trong tháng 5.

Đầu tư tài sản cố định tăng 6,1% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức dự báo tăng 6% nhưng thấp hơn mức tăng 6,2% đạt được trong 5 tháng đầu năm nay.

Về tình hình thị trường việc làm vẫn mong manh. Tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc từ mức 5,9% trong tháng 5 giảm xuống còn 5,5% trong tháng 6. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ lập kỷ lục ở mức 19,3% trong tháng 6, cao hơn nhiều so với mức 18,4% trong tháng 5. 


Công nhân làm việc tại một nhà máy lắp ráp ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nhân làm việc tại một nhà máy lắp ráp ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Đang phục hồi mong manh, ngành bất động sản của Trung Quốc đang "đói" vốn lại gặp phải sức ép từ việc người mua nhà trên toàn quốc dừng việc thanh toán các khoản vay thế chấp nhà cho tới khi các công ty bất động sản nối lại việc xây dựng các dự án đã bán trước đó.

Theo số liệu thống kê mới nhất cho thấy, giá nhà ở nước này giảm 0,5% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm 2021 và mạnh hơn mức giảm 0,1% ghi nhận được trong tháng 5.

Đầu tư bất động sản giảm 9,4% trong tháng 6, sau khi giảm 7,8% trong tháng 5. Doanh số bất động sản tháng 6 giảm 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái, theo tính toán của Reuters.

Những con số này cho thấy "rất khó để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5,5% cả năm nay như Chính phủ Trung Quốc đề ra", các nhà phân tích Capital Economics đưa ra nhận định. "Để đạt mục tiêu đó, cần phải có sự tăng tốc mạnh mẽ trong nửa sau của năm nay và đó là điều rất khó xảy ra".

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

10 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

10 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

10 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

10 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước