meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chính phủ Trung Quốc “sờ gáy” ngành livestream, siết chặt quản lý “nghề hốt bạc”

Thứ bảy, 16/07/2022-23:07
Chính phủ Trung Quốc bắt đầu siết chặt kiểm soát liên quan đến livestream. Do đó, những ngôi sao livestream tại quốc gia này đã phải tìm cách “lách luật”.

Zeng là một cô gái trẻ sống tại Trung Quốc, thường có thói quen khó bỏ hàng ngày là dành hàng giờ lướt Douyin. Cô đặc biệt yêu thích những video và nội dung phát trực tuyến của “Luật sư Longfei”. Đây là một nữ streamer có 9 triệu followers, chuyên giải đáp những câu hỏi về pháp lý. Tuy nhiên, “Luật sư Longfei” bất ngờ “biến mất” trong 2 tuần liền từ hồi tháng 5.

Nữ streamer cho biết cô đã bị nhắc nhở vì một số ngôn từ sử dụng trong khi livestream. Những người theo dõi cô cho rằng tài khoản của cô đã bị khóa vì truyền bá năng lượng tiêu cực. Đây là một khái niệm khá mơ hồ nhưng được đề cập thường xuyên bởi chính quyền Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Zeng thấy rất phi lý và khẳng định: “Tôi không nghĩ rằng cô ấy làm gì đi ngược với đạo đức hoặc sai trái. Tôi cho rằng cô ấy đang làm việc rất tốt để giúp đỡ mọi người”.

Ngành livestream nở rộ tại Trung Quốc

Từ năm 2016, ngành livestream đã bắt đầu nở rộ tại đất nước tỷ dân và nhanh chóng thu hút số lượng người xem khổng lồ. Hàng năm, có tới 635 triệu khán giả xem livestream. Các KOL xuất hiện trong các video livestream giống như những người ngôi sao hạng A được xem là “cỗ máy bán hàng” đáng gờm. Họ quảng cáo mọi thứ như son môi, ô tô và thậm chí là cả tên lửa.


Các KOL phải tìm cách "lách luật" để sống sót trên thị trường livestream
Các KOL phải tìm cách "lách luật" để sống sót trên thị trường livestream

Thế nhưng, thời gian gần đây, luật sư Longfei hay streamer hàng đầu như Viya, “ông hoàng son môi” Li Jiaqi lại đang đối mặt với tình cảnh khó khăn vì bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính quyền Trung Quốc. Gần đây, quốc gia này đã đưa ra bộ quy định quản lý những người làm nghề livestream.

Có 31 nội dung được liệt kê trong bộ quy tắc này. Theo đó, nội dung đề cập đến việc cấm xuất hiện trên các video trực tuyến gồm truyền đạo, bạo lực, ngược đãi bản thân và thậm chí là khoe của. Để nói về một số chủ đề như tài chính, luật, y học, giáo dục, những người tạo ảnh hưởng phải có bằng cấp liên quan. Đồng thời, họ không được sử dụng công nghệ deepfake để bôi nhọ nhà lãnh đạo hay cố tình phóng đại những vấn đề nhạy cảm khiến công chúng chú ý.

Quy tắc này được đưa ra khi ngành thương mại điện tử phát trực tiếp (bán hàng qua livestream) đang phát triển với tốc độ chóng mặt tại Trung Quốc. Jingyi Gu, nghiên cứu sinh tiến sĩ về giới streamer Trung Quốc tại Đại học Illinois, nhận định rằng: “Từ bộ luật này, có thể thấy chính phủ Trung Quốc xem nghề livestream giống như một nghề độc lập giống như diễn viên hoặc ca sĩ”.

Kể từ năm ngoái, những ngôi sao livestream hàng đầu đã bị giám sát chặt chẽ về nội dung phát sóng và thuế. Khi quy tắc mới ra đời, lĩnh vực này có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong tương lai.

Gần đây, Trung Quốc đã lan truyền một câu nói nổi tiếng: “Ai rồi cũng phải bán hàng livestream”. Trên thực tế, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như giáo viên, luật sư hay người nổi tiếng đều tham gia chia sẻ video để bán hàng online. Gu nói: “Lĩnh vực livestream tại Trung Quốc phát triển với một tốc độ không tưởng. Trong khi các nước châu  u hay châu Mỹ đều không xem livestream là kênh giải trí hoặc kênh mua hàng chính”.

Chính phủ Trung Quốc “sờ gáy” ngành livestream, siết chặt quản lý “nghề hốt bạc” - ảnh 2

Ng, là người từng phát trực tuyến video dạy tiếng Anh với nhiều nội dung khác nhau từ miễn phí tới tính phí. Cô là một cựu stream giấu tên ở Trung Quốc. Theo chia sẻ, cô cho biết công ty từng muốn biến những giáo viên như cô trở thành ngôi sao.

Cái giá của sự nổi tiếng

Sự nổi tiếng cũng có cái giá phải trả. Giới lập pháp Trung Quốc cũng nhắm đến lĩnh vực văn hóa, nhất là ngành điện điện ảnh và show truyền hình. Hàng loạt diễn viên nổi tiếng cũng biệt tăm trong giới giải trí trong những năm gần đây chỉ sau một đêm vì gặp vấn đề về cáo buộc trốn thuế hoặc dùng chất cấm.

Chính quyền quốc gia càng siết chặt quản lý mạnh tay hơn khi ngành livestream càng có tầm ảnh hưởng. Chuyên gia Jingyi Gu nhận định: “Cách mà Trung Quốc kiểm soát ngành livestream giống hệt như họ đã từng kiểm soát ngành giải trí, truyền thông và lĩnh vực Internet”.

Cựu streamer Ng. tỏ ra bức xúc: “Đối với thị hiếu của xã hội, hiện vẫn chưa có bất kỳ chuẩn mực nào. Bởi vậy, quy định này sẽ khiến các KOL trở nên bối rối không biết phải xuất hiện trong video như thế nào”. Bộ quy tắc của Trung Quốc có đề cập đến việc người nổi tiếng phải ăn mặc phù hợp với thị hiếu và thuần phong mỹ tục.

Zeng cho biết không riêng gì những người làm nghề streamer, chính người xem cũng hoang mang với quy tắc của chính phủ. Họ cho rằng đó là quy định mơ hồ.

Chính phủ Trung Quốc “sờ gáy” ngành livestream, siết chặt quản lý “nghề hốt bạc” - ảnh 3

Bà chia sẻ: “Một nội dung liên quan đến bạo hành, ngược đãi đều có thể được nhận ra. Tuy nhiên, nhiều quy định khác rất khó để xác định. Bởi vậy, quy định này của Chính phủ đã xâm phạm nội dung bổ ích và thiết thực với họ”.

Technology Review cho biết câu chuyện của những người livestream đã chuyển từ việc làm thế nào để có doanh thu trong buổi phát sóng sang việc tìm ra cách để lách luật. Từ đó họ có thể tránh nguy cơ bị khóa tài khoản và vẫn có thể kiếm sống trên thị trường này.

Một streamer giấu tên khác - Zhang cho biết hiện nay những doanh nghiệp truyền thông đã liệt kê danh sách hàng loạt những từ khóa không nên sử dụng trong video. Bởi lẽ, nếu vi phạm những từ khóa này, những nền tảng chia sẻ video điển hình như Douyin sẽ đóng băng tài khoản của họ ngay lập tức.

Zhang chia sẻ rằng tìm cách lách luật là biện pháp để cô sống sót trong ngành nghề livestream mang tính chất cạnh tranh cao này, nhất là trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc đang siết chặt quản lý. “Nếu tuân theo quy định của chính phủ, bạn gần như chẳng thể làm được gì. Tuy nhiên, bạn nhận ra điều lệ có thể châm chước, từ đó sẽ dễ dàng phát triển nội dung của riêng mình theo một cách an toàn nếu đã có kinh nghiệm trong nghề”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

2 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

2 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

2 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

2 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước