meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kiệt sức kiếm sống: Ngày đứng dây chuyền nhà máy, tối bưng bê nhà hàng

Thứ bảy, 18/06/2022-23:06
Nữ công nhân làm bưng bê cho các quán ăn, tiền công được khoảng 150.000-200.000 đồng/buổi. Thời gian làm từ 18h-22h, vừa rời quán ăn là Hoài tất tả chạy vội đi đón con gửi ở nhà hàng xóm. Cô kiệt sức sau một ngày quần quật làm việc để kiếm sống.

Công nhân tranh thủ làm thêm, chật vật kiếm từng đồng

Theo Vietnamnet, 11h đêm, khi đứa con 8 tháng tuổi chìm vào giấc ngủ thì Thanh Hoài (công nhân tại Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam, quận Bình Tân, TP HCM) mới kết thúc một ngày làm việc quần quật theo đúng nghĩa đen.

Hoài là mẹ đơn thân. Cuộc sống của cô công nhân trong những ngày này càng chật vật hơn khi giá cả hàng hóa leo thang. Hoài đã chấp nhận hy sinh thời gian bên con nhỏ để đi phục vụ cho quán ăn sau giờ làm trong nhà máy. Mức lương công nhân khoảng 7 triệu đồng/tháng không đủ "che" cho hai mẹ con trong cơn "bão giá". Tiền gửi con, tiền sữa, tã đã ngốn hơn 4 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền thuê trọ và chi phí sinh hoạt khác. Cô buộc phải đi làm thêm vào buổi tối.

Nữ công nhân làm bưng bê thời vụ cho các quán ăn, tiền công từ 150.000-200.000 đồng/buổi. Thời gian làm từ 18h-22h, đều như vắt tranh, rời quán ăn là Hoài chạy vội đi đón con gửi ở nhà hàng xóm.

"Sáng chiều làm công ty, tối làm bưng bê. Nhiều hôm về đến phòng trọ mệt quá chỉ muốn đặt lưng ngủ luôn. Tội con còn quá nhỏ. Tôi chỉ mong thu nhập khá hơn, không phải đi làm thêm để có thời gian chăm bé", Hoài chực khóc.


Cuộc sống của những công nhân, lao động tự do bị ảnh hưởng mạnh khi giá cả hàng hóa leo thang. Nguồn: Vietnamnet
Cuộc sống của những công nhân, lao động tự do bị ảnh hưởng mạnh khi giá cả hàng hóa leo thang. Nguồn: Vietnamnet

Với tình cảnh không khá hơn là bao, vợ chồng chị Phạm Thị Huế từ Hà Tĩnh vào TP HCM làm công nhân hơn 8 năm nay và gia đình 4 người đang sống trong căn phòng trọ rộng khoảng 15m2. Tổng thu nhập trung bình của vợ chồng chị là hơn 10 triệu đồng/tháng. Tiền nhà trọ, tiền cho hai con ăn học, tiền gửi về quê khoảng 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, còn tiền ăn uống, sinh hoạt và các khoản chi tiêu phát sinh. Đủ mọi thứ tiền trên đời.

Ngoài giờ làm ở công ty, chị Huế kiếm thêm bằng việc rửa bát thuê cho nhà hàng. Thu nhập thêm chỉ khoảng 2-3 triệu đồng/tháng nhưng là số tiền không nhỏ đối với gia đình chị trong thời kỳ "bão giá" này.

Mọi thứ đảo lộn, buộc phải thắt chặt chi tiêu

Không chỉ công nhân chật vật trước biến động giá cả hàng hóa mà ngay cả tiểu thương ngoài chợ cũng đầy lo lắng khi sức mua giảm, người dân thắt chặt chi tiêu hàng ngày.


Đồng lương không theo kịp đà tăng giá, công nhân đi chợ phải đong đếm từng món hàng
Đồng lương không theo kịp đà tăng giá, công nhân đi chợ phải đong đếm từng món hàng

Tiểu thương Đức Huê (chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10, TP HCM) cho biết, từ nhiều tháng qua, chị đã phải giảm số lượng hàng nhập về do sức mua kém, lượng khách giảm chỉ còn một nửa. Nguyên nhân của tình trạng trên là việc các mặt hàng tăng giá khiến cho người dân hạn chế mua hoặc tiết kiệm hơn.

Ví dụ, khi giá xăng dầu chưa tăng, dầu ăn loại 1 lít có giá là 45.000 đồng/chai thì hiện tại đã lên 67.000 đồng/chai. Giá trứng gia cầm cũng tăng lên chóng mặt. Trước đây, tuần nào chị Huê cũng nhập thêm dầu ăn, gia vị, mì gói..., còn giờ thì phải 2-3 tuần mới nhập hàng về một lần.

Theo Sở Công Thương TP HCM, 5 tháng đầu năm nay, lượng hàng hóa dồi dào nhưng sức mua còn yếu (mức tăng chưa bằng cùng kỳ), tiêu thụ hàng hóa của người dân chủ yếu tập trung vào hàng hóa thiết yếu. Xu hướng tăng giá của nhiều loại hàng hóa và lạm phát có thể khiến nhiều người dân chi tiêu tiết kiệm hơn.

Trước đó, ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hành khách Liên tỉnh và Du lịch TP HCM khẳng định rằng, ngành vận tải hành khách đang trải qua tình trạng rất tồi tệ. Chi phí xăng dầu tăng phi mã nhưng việc điều chỉnh giá cước lại không khả quan do nhu cầu đi lại sụt giảm. Các doanh nghiệp chưa kịp "ngoi lên" phục hồi sau dịch thì đã bị "dìm xuống".


Người dân thắt chặt chi tiêu trong cơn "bão giá", chuyên gia dự báo lạm phát tại Việt Nam khoảng 3,8% trong năm 2022. Nguồn: Vietnamnet
Người dân thắt chặt chi tiêu trong cơn "bão giá", chuyên gia dự báo lạm phát tại Việt Nam khoảng 3,8% trong năm 2022. Nguồn: Vietnamnet

Hiệp hội này đề xuất Bộ GTVT cần nhanh chóng phối hợp cùng Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính trình Chính phủ, Quốc hội tiếp tục giảm thêm thuế môi trường và xem xét giảm thêm thuế tiêu thụ đặc biệt vì xăng dầu bản chất là mặt hàng thiết yếu, có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân.

Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trường Đại học Kinh tế TP HCM cho rằng, đà tăng trưởng thời kỳ hậu Covid-19 đã phải gặp ngã rẽ khi xung đột địa chính trị giữa Nga và Ukraine ngày một tăng cao. Các lệnh trừng phạt về kinh tế đối với Nga đã khiến cho giá dầu thế giới tăng mạnh. Đây là nguyên nhân khiến cho giá cả nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, vận tải tăng cao và trực tiếp ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm trên thị trường, gây ra lạm phát do chi phí đẩy.

Lạm phát tại Việt Nam được các chuyên gia dự báo tăng lên mức 3,8% trong năm nay và vừa đúng mức mục tiêu 4% trong năm 2023, nghĩa là dư địa trong mức chịu đựng đã đạt tới ngưỡng giới hạn.

Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, các giải pháp về tài chính, tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp cần kịp thời và đúng đối tượng. Các gói hỗ trợ phải triển khai nhanh chóng, trực diện và rút ngắn quy trình. Cơ quan quản lý Nhà nước nên ban hành các giải pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động ở các địa phương quay trở lại tỉnh, thành phố nhằm đáp ứng cho quá trình phục hồi sản xuất - kinh doanh.

Đối với khối doanh nghiệp, việc thiết kế, xây dựng một chiến lược chung là rất khó bởi sự khác biệt trong ngành nghề, mô hình và tư duy quản trị. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia kinh tế nhận định rằng, các đơn vị cần kiểm soát tốt dòng tiền và vốn luân chuyển để duy trì tính thanh khoản; tối ưu hóa chi phí, cắt giảm các khoản đầu tư kém hiệu quả; áp dụng số hóa và đổi mới trong hoạt động thương mại, sản xuất, kinh doanh, quản lý; đa dạng hóa cả thị trường đầu vào lẫn đầu ra.

Cùng với đó, để thích ứng trước các hoàn cảnh bất lợi, doanh nghiệp nên xây dựng kịch bản ứng phó với các trường hợp, ngoài việc tập trung vào câu chuyện vi mô như trước thì cần xem xét mở rộng các ảnh hưởng từ tác động của vấn đề vĩ mô.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước